Người thu nhập thấp dễ bị mất việc khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.Bát canh bà nấu
Trước khi ra sân ở lượt trận thứ 2 nhóm 3, đội Trường CĐ FPT Polytechnic đang có đà tâm lý tốt. Tại trận đấu đầu tiên, đội bóng do HLV Trần Hữu Đông Triều đã giành chiến thắng đầy kịch tính với tỷ số 1-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Do đó, đội Trường CĐ FPT Polytechnic chỉ cần thêm 1 trận thắng nữa là sớm cầm chắc tấm vé đi tiếp vào vòng play-off của vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung.Ở lần thứ 2 tham dự giải đấu, đội Trường CĐ FPT Polytechnic đã thể hiện một bộ mặt rất khác so với mùa giải năm 2023. Đội bóng của HLV Trần Hữu Đông Triều chơi mạch lạc, với nhiều pha bóng tổ chức tấn công có đường nét rõ ràng. Đông đảo cổ động viên đội Trường CĐ FPT Polytechnic hoàn toàn có cơ sở để tin vào một kết quả thuận lợi tiếp theo cho thầy trò HLV Đông Triều, khi chạm trán với đội ĐH Huế vào chiều 8.1.Phía ngược lại, đội ĐH Huế đến lượt trận thứ 2 mới đá trận ra quân tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung. ĐH Huế chính là đội bóng đã đăng quang chức vô địch ngay trong mùa đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức vào năm 2023. Tuy nhiên, tại mùa giải 2024, đội ĐH Huế đã dừng chân sớm ngay từ vòng loại được tổ chức trên sân nhà.Do đó, đến với mùa giải lần này, đội ĐH Huế đang thể hiện quyết tâm rất cao để vượt qua vòng loại khu vực. Đội bóng của HLV Trần Hữu Đông Triều dù có sự tiến bộ vượt bậc và chơi bóng rất tỉnh táo, nhưng sẽ không dễ để đạt được một kết quả có lợi trước đội ĐH Huế.
Những tấm lòng vàng 4.3.2023
Công nghệ và toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội mới, đồng thời cũng làm thay đổi cách thế hệ trẻ kết nối với văn hóa truyền thống. Vì thế, hành trình gìn giữ bản sắc Việt đòi hỏi những cách tiếp cận mới mẻ và đầy cảm hứng.Minh Long đã chọn đồng hành trên hành trình này bằng cách "gìn giữ nghìn câu chuyện" qua từng sản phẩm sứ. Mỗi thiết kế không chỉ khắc họa vẻ đẹp văn hóa Việt mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Dưới bàn tay khéo léo của đội ngũ nghệ nhân, đất - lửa và niềm đam mê hòa quyện, thổi hồn vào từng chi tiết, mang đến những giá trị bền vững cho mọi thế hệ, đặc biệt là người trẻ.Người trẻ ngày nay đề cao sự tối giản, tiện dụng và dấu ấn cá nhân trong phong cách sống. Sản phẩm họ lựa chọn không chỉ cần đẹp mà còn phải kể được câu chuyện riêng. Minh Long tinh tế nắm bắt xu hướng này bằng việc tạo ra những thiết kế hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Từng đường nét, hoa văn, sắc men hiện đại đều mang đậm hơi thở văn hóa Việt nhưng vẫn phù hợp với gu thẩm mỹ trẻ trung của thế hệ mới.Dòng sản phẩm Ly - Hộp - Chai sứ dưỡng sinh là minh chứng rõ nét cho sự kết hợp độc đáo này. Các họa tiết được cách điệu từ thiên nhiên, câu chuyện cổ tích,... nhưng được thể hiện trên thiết kế tinh giản với các đường nét mềm mại và màu sắc trẻ trung. Điều này giúp sản phẩm vừa giữ được bản sắc văn hóa vừa phù hợp với lối sống năng động, cá tính của người trẻ. Ly - Hộp - Chai sứ không chỉ làm phong phú thêm dãy sản phẩm dưỡng sinh hướng đến sức khỏe cộng đồng, mà còn là một cách để người trẻ khẳng định phong cách riêng, đồng thời giữ gìn những giá trị văn hóa trong từng khoảnh khắc thường nhật.Không chỉ dừng lại ở việc đổi mới thiết kế, Minh Long còn tiên phong trong việc chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử. Điều này không chỉ phá bỏ giới hạn của kênh phân phối truyền thống mà còn giúp gốm sứ Việt tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ - những người quen thuộc với không gian số.Ông Lý Huy Sáng, Tổng giám đốc Minh Long, chia sẻ: "Với triết lý 4 Không (Không thời gian, Không biên giới, Không giới tính, Không tuổi tác) và 4 Có (Có văn hóa, Có nghệ thuật, Có phong cách, Có hồn), Minh Long mong muốn mỗi sản phẩm đều là một thông điệp sâu sắc về văn hóa Việt dành cho mọi thế hệ".Qua từng sản phẩm, Minh Long không chỉ gìn giữ tinh hoa gốm sứ mà còn thổi hồn vào từng câu chuyện văn hóa Việt. Đó là cách thương hiệu này khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ý thức giữ gìn bản sắc Việt trong lòng thế hệ trẻ - những người sẽ viết tiếp câu chuyện về một Việt Nam đầy bản sắc trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.
'Săn' muỗi ngừa dịch bệnh
Kho báu hoàng gia được tìm thấy bên trong Nhà thờ Vilnius thuộc Lithuania và chưa từng được phát hiện kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, theo Đài CNN hôm 9.1 dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quảng bá du lịch Go Vilnius.Trong số các báu vật có thể kể đến vương miện thuộc về Alexander Jagiellon, hoặc Aleksandras Jogailaitis, Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania (1461-1506).Một vương miện, một dây chuyền, một huy chương, một chiếc nhẫn và một tấm bia quan tài thuộc về Hoàng hậu Ba Lan Elizabeth (1436–1505).Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vương miện, quả cầu, trang sức của Hoàng hậu Ba Lan Barbara Radziwiłł (1520-1551), kết hôn với Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania Sigismund II Augustus (1520-1572)."Việc tìm thấy các huy hiệu chôn theo của vua chúa Lithuania và Ba Lan là kho báu vô giá của lịch sử, những biểu tượng cho truyền thống lâu đời của Lithuania trên tư cách nhà nước và là dấu hiệu khẳng định Vilnius là thủ đô", theo Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas.Các cổ vật biểu tượng cho vương quyền Trung Cổ được đặt bên trong quan tài của các nhà vua và hoàng hậu theo nghi thức bồi táng thời xưa.Kho báu trên lần đầu được tìm thấy năm 1931 khi Nhà thờ Vilnius được sửa chữa sau trận lụt và hé lộ hầm mộ chứa hài cốt của các vị quân chủ thời Trung Cổ.Số cổ vật được trưng bày cho đến khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939. Khi đó kho báu được cất giấu trước khi bị thất lạc. Một số nỗ lực tìm kiếm sau đó đã không thu được kết quả cho đến năm ngoái.Nhờ vào máy ảnh chụp xuyên tường, các nhà nghiên cứu thành công tìm được kho báu xưa vào tháng 12.2024. Vào thời điểm được tìm thấy, các cổ vật vẫn được bọc bên trong những trang báo được phát hành tháng 9.1939.