$806
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của truy kich 2016. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ truy kich 2016.Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của truy kich 2016. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ truy kich 2016.Chiều 5.3, U.17 Việt Nam đã có trận đấu tập nhằm thử nghiệm nhân sự, lối chơi trước "quân xanh" là U.17 PVF. Đây cũng là trận đấu tập đầu tiên của đội kể từ khi quy tụ đầy đủ quân số tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam.Nhằm phục vụ chuyên môn của ban huấn luyện, trận đấu được chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp 30 phút, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho những thử nghiệm về chiến thuật cũng như bố trí đội hình thi đấu cho 34 cầu thủ được triệu tập. Kết quả, U.17 Việt Nam đã giành chiến thắng với tỷ số 3-0, sau các pha ghi bàn của Đức Nhật (hiệp 1), Anh Kiệt và Hồng Phong (hiệp 3). Ở trận đấu này, tân binh Việt kiều Thomas Mai Veereen đã có cơ hội được thể hiện trong phần lớn thời gian của hiệp đấu đầu tiên và cho thấy sự nỗ lực cũng như tinh thần quyết tâm rất cao.Đánh giá sau trận đấu, HLV Cristiano Roland cho biết, U.17 Việt Nam mới có 2 ngày tập luyện đầy đủ quân số nên vẫn còn nhiều điều cần cải thiện so với mục tiêu được ban huấn luyện đặt ra. Lực lượng cũng có những cầu thủ mới lần đầu tập trung nên tính gắn kết toàn đội chưa tốt. "Những trận đấu tập như hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, giúp U.17 Việt Nam tạo được tinh thần thi đấu, cũng như giúp ban huấn luyện có thêm góc nhìn về lực lượng, những điều cần cải thiện. Các cầu thủ cần những trận đấu như thế này để tiến bộ hơn", HLV Roland nói.HLV Roland khẳng định cơ hội đang mở ra cho tất cả các cầu thủ và ban huấn luyện sẽ lựa chọn những người đáp ứng tốt nhất các yêu cầu để tham dự vòng chung kết U.17 châu Á 2025. "Chúng tôi muốn tất cả cầu thủ đều có cơ hội thi đấu trong những trận đấu tập như thế này. Không chỉ riêng Thomas Mai Veeren, bất cứ cầu thủ nào có lần đầu tiên tập trung đội tuyển cũng phải trải qua giai đoạn hòa nhập. Về phía ban huấn luyện, chúng tôi cố gắng tạo động lực và giúp các cầu thủ hòa nhập sớm với đội, cũng như hiểu được những yêu cầu, ý tưởng từ ban huấn luyện. Sau quá trình đó, những cầu thủ thích nghi, đáp ứng được tốt nhất sẽ được giữ lại", HLV Roland nhấn mạnh.Ở vòng chung kết U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam nằm ở bảng đấu có sự góp mặt của U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE. HLV Roland cho biết, cả 3 đối thủ của U.17 Việt Nam đều rất mạnh. Tuy nhiên, cũng giống chiến lược tại vòng loại, toàn đội sẽ nỗ lực tập trung để đạt được mục tiêu trong từng trận đấu. ️
Ngày 10.3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ban hành kế hoạch đấu giá các khu đất trên địa bàn trong 2025. Theo đó, Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất để thu về tổng số tiền gần 21.000 tỉ đồng (tính theo bảng giá đất).Ngoài những khu đất "vàng", khu đất tiềm năng đã được lên kế hoạch đấu giá trước đây, lần này Đồng Nai đã đưa khu đất rộng hơn 1.070 ha ở núi Chứa Chan vào danh sách đấu giá.Cụ thể, khu đất này được quy hoạch làm dự án Khu du lịch núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc), rộng 1.070 ha, giá trị tính theo bảng giá đất là 1.348 tỉ đồng. Theo kế hoạch được đưa ra, trong tháng 7.2025, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành các công việc: thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh quy hoạch; lập thủ tục giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; lập thủ tục chuyển đổi mục đích đất rừng; lập phương án đấu giá; thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá.Đến tháng 9.2025 sẽ xác định, thẩm định, phê duyệt giá khởi điểm; sau đó ban hành quyết định đấu giá (tháng 10.2025); lựa chọn đơn vị tổ chức (tháng 11.2025); tiến hành các bước đăng thông báo đấu giá, thẩm định hồ sơ người tham gia, tổ chức phiên đấu giá (tháng 12.2025).Dự án Khu du lịch núi Chứa Chan là một trong những dự án trọng điểm mà thời gian qua Đồng Nai kêu gọi nhà đầu tư. Cùng với hồ Núi Le (cạnh núi Chứa Chan, đều thuộc H.Xuân Lộc), Đồng Nai mong muốn biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn.Cách đây ít ngày, Đồng Nai cũng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan đến năm 2030. Phạm vi điều chỉnh quy hoạch rộng 250 ha, gồm các khu vực bảo vệ và khu vực kết nối giao thông.Đối với việc kết nối giao thông, Đồng Nai quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo (hiện đã có 1 tuyến cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu Quang) từ chân núi phía Đông Nam lên đỉnh núi, gần di tích Nhà nghỉ toàn quyền Pháp và vườn trà Bảo Đại. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các điểm cáp treo này là đầu mối giao thông phục vụ khách du lịch tiếp cận lên đỉnh núi.Ngoài ra còn quy hoạch thêm 4 tuyến đường sắt leo núi phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối các khu vực đỉnh núi Chứa Chan. ️
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ. ️