Ngã rẽ bất ngờ của Champions League
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.TP.HCM tư vấn việc làm miễn phí tại bến xe
Ngày 11.3, PV Thanh Niên trở lại hồ lắng cạnh công viên Yersin, gần quảng trường Lâm Viên, TP.Đà Lạt, chứng kiến lòng hồ đầy rác, nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nước từ hồ lắng chảy ra hồ Xuân Hương sủi bọt trắng.Tình trạng các hồ lắng nói chung ở TP.Đà Lạt và hồ lắng cạnh công viên này nói riêng bị ô nhiễm đã được Báo Thanh Niên nhiều lần phản ánh, nhưng năm nay nước hồ này đen đặc hơn, mặt hồ đủ thứ rác rưởi nổi lềnh bềnh. Mỗi lần du khách và người dân đi qua đoạn đường này đều phải dùng tay bịt mũi vì mùi hôi thối rất khó chịu.Ông Đào Xuân Hiếu (tổ dân phố Yersin, P.10, TP.Đà Lạt) cho biết nước hồ lắng bị ô nhiễm vài ba năm qua, nhưng năm nay nước hồ ô nhiễm nặng hơn, rác nhiều hơn. Theo ông Hiếu, từ khi Khu quy hoạch Phạm Hồng Thái, phía thượng nguồn hồ lắng có nhiều cư dân đến xây nhà để ở và một số nhà hàng, quán ăn quanh hồ vô tư xả nước thải ra hồ khiến hồ lắng ô nhiễm, hôi thối nặng hơn.Chị Lê Thị Minh Trang (nhà ở cạnh hồ lắng) cho biết do hồ ô nhiễm nên nhà phải đóng cửa 24/24, chỉ khi cần ra ngoài mới mở cửa và phải đeo khẩu trang ngay. Do hít thở không khí ô nhiễm nên nhiều người trong gia đình chị bị viêm mũi phải đi bác sĩ mua thuốc uống.Một số gia đình ven hồ kinh doanh lưu trú nhưng khi khách du lịch tới nhận phòng, thấy hồ lắng bốc mùi hôi thối họ từ chối không ở.Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt (viết tắt là Trung tâm) thừa nhận hồ lắng cạnh đường Yersin bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, rác rưởi nhiều hơn. Nhưng ông Hỷ phân trần, từ tháng 11 và tháng 12.2024, Trung tâm đã có báo cáo, làm hồ sơ xin kinh phí để vớt rác và xử lý ô nhiễm các hồ lắng quanh hồ Xuân Hương nhưng không được UBND TP.Đà Lạt phê duyệt.Được biết, trong năm 2024, Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng cũng có văn bản đề nghị UBND TP.Đà Lạt khẩn trương kiểm tra và có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương. Về lâu dài, TP.Đà Lạt cần nghiên cứu lập dự án thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh hồ lắng để xử lý, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm.
Bác sĩ Lý Tấn Việt - bác sĩ chỉnh hình tai vểnh tại TP.HCM
Sáng nay, 20.1, tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, TP.HCM diễn ra Ngày hội STEM chủ đề "Khơi nguồn sáng tạo từ những trải nghiệm". Trong không khí Tết Nguyên đán đến rất gần, khoảng 1.300 học sinh hòa mình vào nhiều hoạt động thú vị của ngày hội. Ngày hội STEM có phần trình diễn thời trang tái chế của học sinh các khối lớp, khu trưng bày sản phẩm STEM của học sinh từ lớp 1 tới lớp 5, phần thi thuyết trình sản phẩm của học sinh và các gian hàng để học sinh được trải nghiệm vui chơi.Ban giám khảo sẽ tới từng gian hàng trưng bày sản phẩm của học sinh để tham quan đồng thời chấm điểm cho phần thuyết trình sản phẩm STEM của các em. Kết quả của phần thi này sẽ được công bố vào ngày 22.1 - ngày diễn ra lễ hội Xuân yêu thương của nhà trường.Cô Lê Thị Thoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều, cho biết toàn bộ sản phẩm được trưng bày trong ngày hội hôm nay đều là do học sinh các lớp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm trong học kỳ 1 năm học 2024-2025, từ các hoạt động giáo dục STEM. Từ năm học 2023-2024, hoạt động giáo dục STEM đã được thực hiện ở trong nhiều trường tiểu học tại TP.HCM. Tại Trường tiểu học Thuận Kiều, STEM được giáo viên chủ nhiệm xây dựng dựa trên thời lượng các môn học, hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh, không gây quá tải cho học sinh, được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của trường. Trong buổi sáng 20.1, những khách mời tới trường được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm STEM độc đáo do học sinh tự tay làm, vận dụng linh hoạt kiến thức từ các môn học như sản phẩm nước lau bàn ghế làm từ vỏ cam, chanh, sả (vận dụng kiến thức từ môn tự nhiên và xã hội); cây gia đình (kiến thức tích hợp từ môn tin học, môn tự nhiên và xã hội và môn mỹ thuật); làm đồng hồ chữ số la mã từ bìa các tông (kiến thức chủ đạo từ môn toán); trồng cây đậu trong vỏ trứng (kiến thức chủ đạo từ môn khoa học)..."Ngày hội STEM là dịp để học sinh được vui chơi, học thông qua chơi, gia tăng thêm những trải nghiệm của bản thân để từ đó sáng tạo hơn. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Tết Nguyên đán cận kề, các em được quan sát, học hỏi, tự tay làm ra những sản phẩm như pháo hoa giấy, lì xì tết... và mang về nhà, nhân thêm những niềm vui bên người thân", Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều chia sẻ.STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học).STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học-theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy 4 môn học tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Trong vòng 3 tháng ra mắt, thương hiệu này đã thu gần 1.300 đánh giá, trong đó tỷ lệ 5 sao chiếm đến 99%. Đặc biệt trên Shopee, sản phẩm của Queenam thường xuyên cháy hàng, tạo nên những đợt "săn" socola sôi động của giới trẻ.Điểm khác biệt then chốt giúp Queenam gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng chính là công nghệ sản xuất tiên tiến. Thương hiệu này đã mạnh dạn đầu tư công nghệ sấy lạnh ở nhiệt độ âm 40 độ C. Công nghệ này không chỉ giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của các nguyên liệu mà còn bảo toàn được màu sắc và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.Với nền tảng công nghệ hiện đại, Queenam đã táo bạo cho ra đời những dòng sản phẩm mang hương vị độc đáo. Bên cạnh các vị cơ bản, thương hiệu này còn khéo léo kết hợp socola với sữa chua, chanh tươi, cánh hoa hồng và đặc biệt là sầu riêng - một loại trái cây đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Những sự kết hợp tưởng chừng "không tưởng" này lại tạo nên hương vị đặc trưng, thu hút giới trẻ nhờ tính mới lạ và độc đáo.Hướng đến phân khúc cao cấp ngay từ khi mới ra mắt, Queenam đặc biệt chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi thanh socola trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua nhiều công đoạn kiểm định chất lượng, đảm bảo không chỉ về hương vị mà còn cả yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.Thành công nhanh chóng của Queenam trên thị trường không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm mà còn nhờ vào chiến lược marketing thông minh, đặc biệt là việc tập trung khai thác hiệu quả các nền tảng số. Thương hiệu này đã chọn Shopee và TikTok Shop làm điểm đến chính. Đặc biệt trên Shopee, Queenam thường xuyên góp mặt trong top trending của ngành bánh kẹo, thu hút lượng tương tác "khủng" từ người dùng.Một trong những chiến lược then chốt của Queenam là việc xây dựng mạng lưới influencer marketing bài bản. Thương hiệu đã khéo léo lựa chọn hợp tác với các KOL/KOC có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Gen Z như Thiện Nhân, Châu Muối, và Tina Thảo Nhi. Đặc biệt, thay vì những quảng cáo thông thường, các influencer này được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm thực tế với sản phẩm, tạo nên những review chân thực và gần gũi.Song song với việc xây dựng hình ảnh, Queenam cũng rất tinh tế trong việc triển khai các chiến dịch khuyến mãi. Thương hiệu thường xuyên tung ra các ưu đãi độc quyền trên Shopee vào các dịp như 9.9, 10.10, 11.11 với nhiều hình thức hấp dẫn như flash sale, mã giảm giá riêng và combo quà tặng limited edition. Điều này không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm mà còn tạo nên văn hóa "săn deal" thú vị trong cộng đồng người hâm mộ thương hiệu. Nhiều bạn trẻ thậm chí còn lập nhóm chat riêng để thông báo cho nhau mỗi khi có đợt mở bán mới của Queenam.Bên cạnh đó, Queenam còn khéo léo tận dụng tính năng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút sự chú ý của giới trẻ. Thương hiệu thường xuyên tổ chức các minigame, thử thách sáng tạo content và cuộc thi "review có tâm" với những phần thưởng hấp dẫn tạo nên cộng đồng fan trung thành, sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa những giá trị tích cực của Queenam.Sau thành công vang dội trên các nền tảng thương mại điện tử, Queenam đang thể hiện tham vọng mở rộng thị trường thông qua chiến lược phát triển đa kênh. Không dừng lại ở việc chinh phục không gian mua sắm trực tuyến, thương hiệu này đang từng bước thiết lập mạng lưới phân phối offline một cách bài bản. Điều đáng chú ý là Queenam đã khéo léo định vị thương hiệu ngay từ đầu bằng việc chọn các đối tác phân phối cao cấp như chuỗi cửa hàng uy tín - những điểm đến quen thuộc của giới trẻ sành điệu và có khả năng chi trả cao.Bước đi tiếp theo của Queenam càng cho thấy tầm nhìn chiến lược khi thương hiệu đang trong quá trình đàm phán để đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn tại Việt Nam. Động thái này không chỉ giúp sản phẩm tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín thương hiệu, khi các hệ thống bán lẻ hiện đại thường có những tiêu chuẩn khắt khe trong việc lựa chọn đối tác.Tham vọng của "tân binh" này không dừng lại ở thị trường nội địa. Queenam đang tích cực đàm phán với các đối tác nước ngoài để đưa sản phẩm socola mang đậm bản sắc Việt Nam ra thị trường quốc tế. Điều này thể hiện tầm nhìn xa của ban lãnh đạo công ty trong việc xây dựng một thương hiệu socola Việt có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Với lợi thế về công nghệ sản xuất hiện đại cùng những hương vị độc đáo mang đậm bản sắc Á Đông như socola sầu riêng, Queenam hoàn toàn có cơ sở để tự tin khi vươn ra biển lớn.Chiến lược phát triển của Queenam cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản. Từ việc xây dựng thương hiệu trên các nền tảng số, mở rộng kênh phân phối offline cho đến kế hoạch xuất khẩu, mọi bước đi đều được tính toán cẩn trọng và triển khai một cách có hệ thống. Kết hợp với việc thấu hiểu sâu sắc tâm lý và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ, Queenam đang dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường socola đầy cạnh tranh tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ là một "ngôi sao mới" trong ngành công nghiệp thực phẩm của đất nước.
Giá cà phê có tái lập kỷ lục trong tuần mới?
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.