Cầu vồng sau cơn giông - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Trần Thiên Phượng (TP.HCM)
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam, Công ty Sông Đà Nhật Nam và Công ty Sông Đà Invest.Trước đó, tháng 12.2024, Công an TP.Hà Nội đã ban hành kết luận, đề nghị truy tố bà Vũ Thị Thúy (41 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cùng vụ án còn có 5 người khác, gồm Trần Thiện Tâm (Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Công ty bất động sản Nhật Nam tại TP.HCM), Trịnh Văn Tôn (Phó tổng giám đốc), Phạm Văn Tuyên (Trưởng ban chiến lược); Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Công Sơn (thành viên Ban chiến lược).Theo cáo buộc, bà Vũ Thị Thúy từng có 1 tiền án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tháng 7.2019, bà này thành lập Công ty bất động sản Nhật Nam vốn điều lệ 50 tỉ đồng, sau đó "tăng khống vốn điều lệ" lên 200 tỉ đồng.Nữ bị can lợi dụng doanh nghiệp để thu hút vốn từ các nhà đầu tư, bằng cách đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về việc đầu tư bất động sản, nhà hàng, khách sạn…, cam kết phân chia lợi nhuận theo ngày với mức 7 - 8% mỗi tháng, lợi nhuận thu về sau 2 năm là 168 - 192% giá trị hợp đồng.Để phục vụ cho kế hoạch huy động vốn, bà Thúy thành lập ban cố vấn và thuê những cá nhân từng công tác trong công an, quân đội, Văn phòng Chính phủ... làm thành viên. Những người này sẽ sử dụng hình ảnh, uy tín của bản thân trước đây để xuất hiện tại các sự kiện, hội nghị rồi quảng cáo cho Công ty bất động sản Nhật Nam.Thành viên ban cố vấn còn phải chia sẻ bản thân cũng đang đầu tư tiền vào công ty và được phân chia lợi nhuận đầy đủ; đồng thời phải giới thiệu rằng doanh nghiệp đầu tư bất động sản khắp cả nước, kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả…Bà Thúy cũng thành lập ban lãnh đạo công ty và ban chiến lược, trả lương từ 50 - 200 triệu đồng mỗi tháng. Các thành viên có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động huy động vốn, quản lý các đội nhóm kinh doanh cùng 32 văn phòng trên khắp cả nước.Thực tế cho thấy, Công ty bất động sản Nhật Nam đầu tư mua các bất động sản để bán nhưng không có lãi, hoạt động nhà hàng, khách sạn đều thua lỗ, dẫn đến đóng cửa.Vẫn theo kết luận điều tra, Công ty bất động sản Nhật Nam còn đào tạo đội ngũ sale với các bài thuyết trình giới thiệu về hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn, chính sách chi trả hoa hồng...Bị can Vũ Thị Thúy còn chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện để mời nhà đầu tư tham dự nhằm vận động họ góp vốn vào doanh nghiệp. Người ở các tỉnh xa khi tham gia sự kiện còn được bố trí xe đưa đón, ăn uống.Điển hình như một sự kiện tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hồi năm 2022, Công ty bất động sản Nhật Nam đã mời hơn 5.000 người tham dự, quảng bá doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhà đầu tư yên tâm khi góp vốn.Với các thủ đoạn nêu trên, từ năm 2019 - 2022, Vũ Thị Thúy bị cáo buộc đã lừa đảo hơn 24.000 trường hợp, khiến họ nộp hơn 8.874 tỉ đồng vào Công ty bất động sản Nhật Nam.Khoảng tháng 8.2022, nhiều cơ quan báo chí đưa tin hoạt động huy động vốn của Công ty bất động sản Nhật Nam có dấu hiệu lừa đảo. Hàng trăm người nộp đơn tố cáo bị can.Tuy nhiên, bà Thúy không dừng lại mà tiếp tục hoạt động lừa đảo thông qua các công ty Sông Đà Invest và Sông Đà Nhật Nam.Thông qua cả 3 công ty, nữ bị can cùng đồng phạm bị cáo buộc lừa đảo gần 26.000 người tổng số tiền hơn 9.113 tỉ đồng. Trong đó, hơn 4.297 tỉ đồng "lấy của người sau trả cho người trước", đến nay còn chiếm đoạt hơn 4.816 tỉ đồng.Với số tiền trên, bà Thúy khai dùng chi thưởng thêm cho nhà đầu tư hơn 137 tỉ đồng; chi hoa hồng, thưởng cho sale hơn 2.329 tỉ đồng; chi hoạt động kinh doanh hơn 567 tỉ đồng; mua bất động sản trên cả nước hết 188 tỉ đồng…Số tiền còn lại hơn 986 tỉ đồng, bà Thúy khai sử dụng mục đích cá nhân, đến nay không giải trình được cụ thể.Mỹ đã tắt 2G/3G, giải pháp nào cho người dùng Roaming?
Tại hội nghị, CMC phối hợp cùng Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) Việt Nam tổ chức diễn đàn bên lề "AIX for the Intelligent Age - HO CHI MINH CITY: A NEW C4IR & A NEW AI CITY". Đây là sáng kiến triển khai mô hình thành phố AI đầu tiên trên thế giới tại TP.HCM, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số.Diễn đàn đã thu hút hơn 200 đại biểu quốc tế tham dự, bao gồm đại diện các tên tuổi lớn đến từ Google, Global AI Corp, SAP, KPMG, WEF, Phòng Thương mại châu Âu… các chuyên gia, nhà đầu tư hàng đầu như ông Aytug Goksu, Giám đốc Mạng lưới C4IR WEF, TS Joerg Bienert, Chủ tịch Hiệp hội AI Đức, bà Sara Ahmadian, Đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm AnarVC Silicon Valley, Mỹ và đặc biệt là TS Philipp Rösler, nguyên Phó thủ tướng Đức, nguyên Tổng giám đốc WEF và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC, khẳng định: "Với chiến lược AI-X, CMC cam kết mang trí tuệ nhân tạo vào mọi lĩnh vực, từ quản lý đô thị, dịch vụ công đến sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng hành cùng TP.HCM trong mục tiêu trở thành thành phố AI đầu tiên trên thế giới. AI-X không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn là chìa khóa để định hình kỷ nguyên thông minh - nơi công nghệ phục vụ con người, thúc đẩy sự phát triển bền vững và mở ra những cơ hội đột phá cho doanh nghiệp toàn cầu. Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua hợp tác và chia sẻ tri thức, CMC sẽ cùng TP.HCM và cộng đồng quốc tế tạo nên một tương lai kết nối, sáng tạo và đầy trách nhiệm".Trong đó, CMC tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên công bố sáng kiến Chiến lược Chuyển đổi AI-Enable your AI.X, được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp và tổ chức, nhằm khai phá tiềm năng trí tuệ nhân tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động. Lần đầu tiên, Chiến lược Enable your AI.X được công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Davos 2025. Chiến lược này được xây dựng dựa trên nền tảng C.OpenAI, hệ sinh thái mở AI hàng đầu với 25 công nghệ AI lõi made by CMC, giúp các đối tác triển khai các giải pháp AI một cách linh hoạt, hiệu quả và bền vững.Ngoài ra, CMC đã đầu tư trên 1.000 tỉ đồng cho 2 nền tảng CMC Cloud và C.OpenAI và sẽ tiếp tục đầu tư 200 triệu USD từ nay đến 2030, quyết tâm đạt vị trí số 1 về Cloud và AI 2028, và đi ra thị trường thế giới khẳng định vị thế trên trường quốc tế 2030. Chiến lược AI.X dựa trên nền tảng C.OpenAI của CMC không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng AI mà còn khẳng định khả năng làm chủ và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Sự kiện tại Davos 2025 là minh chứng rõ nét cho tầm nhìn của CMC và vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Với chiến lược AI.X cùng nền tảng Hệ sinh thái C.OpenAI và sự đồng hành cùng TP.HCM, CMC cam kết xây dựng một hệ sinh thái AI toàn diện, đưa Việt Nam trở thành ngọn cờ đầu trong lĩnh vực công nghệ tại khu vực và thế giới.
'Những trận cầu khó quên’ tại giải PES Báo Thanh Niên mở rộng 2023
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM tờ trình phê duyệt đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (gọi chung là công chức, viên chức) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo chủ trương thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Về lộ trình thực hiện, Sở Nội vụ xác định trong quý 1/2025, các cơ quan, đơn vị rà soát số lượng công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách lập danh sách những trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục công tác, xây dựng lộ trình giải quyết chính sách.Từ quý 2 đến cuối năm 2025, các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề xuất danh sách dôi dư theo lộ trình để thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024 của Chính phủ.Trong năm 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 4%/năm số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Từ năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo, hằng năm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách dôi dư để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 4% công chức, viên chức.Trong giai đoạn này, TP.HCM dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030, đồng thời đề xuất giải pháp, mô hình quản lý biên chế công chức, viên chức, người làm việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong tờ trình của Sở Nội vụ, đề án dự kiến áp dụng đối với 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, tinh gọn bộ máy.Nhóm 2 là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Nhóm 3 là các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 điều 2 Nghị định 177/2024 của Chính phủ. Nhóm 4 là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019.Đề án này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cấp xã; các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.HCM, sở, ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức.Vào cuối năm 2024, Chính phủ ban hành 3 nghị định quan trọng (Nghị định 177, 178 và 179). 3 nghị định trên hướng đến 3 mục tiêu: ban hành chính sách tốt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc; giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở.Hồi tháng 2, HĐND TP.HCM thông qua chính sách chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính.Theo tính toán của UBND TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ theo chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm của TP.HCM, công chức có thể nhận tối đa gần 2,7 tỉ đồng.TP.HCM dự toán gần 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 7.159 nhân sự bị ảnh hưởng.Trong đó, công chức, viên chức khối Đảng dự kiến giảm 521 người; cán bộ, công chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã) dự kiến giảm 2.015 người; 988 người giảm khi sắp xếp đơn vị hành chính; viên chức hưởng lương từ ngân sách (không tính khối sự nghiệp y tế và giáo dục) dự kiến giảm 2.767 người.Ngoài ra, số lượng người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp nhà nước giảm 418 người; các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có 450 người.
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Độc lạ quán ăn TP.HCM mùa nắng nóng: Khách vừa ăn vừa… bì bõm lội nước
Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại thôn Tranh Xuyên. Ngôi đền này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là đền Tranh.