$606
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của những câu nói chán đời hay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ những câu nói chán đời hay.Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của những câu nói chán đời hay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ những câu nói chán đời hay.Vậy hãy kiên trì thực hiện bài tập đơn giản dưới đây mỗi ngày nhé các người đẹp. Chẳng cần mất chi phí đi hút mỡ vẫn có vòng 2 eo thon như thời con gái nha. Một động tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ nét cho vòng bụng, vòng hông và vòng 3 của các chị em. Cách thực hiện đơn giản, bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai tay đan vào nhau. Tiếp tục, các chị đẹp đưa một chân về phía sau và nhún người, đồng thời nâng tay cao áp sát tai. Chỉ cần thực hiện các động tác này nhịp nhàng khoảng 30 - 45 giây là đủ. Động tác này sẽ giúp các chị đẹp siết sâu hơn vào vòng eo, tạo độ thon gọn và cân đối cho vòng 2. Thực hiện động tác 2 này cũng khá đơn giản, chị đẹp nào dù có bận rộn hay lười tập tới đâu cũng làm theo được nha. Bài tập vẫn bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai tay đưa lên ngang tai và giữ ở đó. Đồng thời, nâng chân vuông góc và đá thẳng sang trái, phải. Các chị đẹp U35+ cứ thực hiện nhịp nhàng, và cảm nhận động tác tác động vào các nhóm cơ ở hai bên thành bụng. Đặc biệt, nếu chị em nào bị hõm mông hay vòng 3 chảy xệ thì động tác này cũng giúp cải thiện đáng kể nha.Cùng với việc siết mỡ ở vòng bụng, động tác thứ 3 này còn giúp các chị em có được bờ vai mềm mại và bắp tay thon gọn mà không cần phải tập quá nặng. Cách thực hiện lần lượt từng bên trái - phải. Bắt đầu với tay trái đưa sang phải và lên cao, sau đó đổi bên. Kết hợp hai chân hơi nhún theo từng chuyển động của hai tay.Động tác này tác động đến các nhóm cơ toàn thân, từ đó dần siết mỡ, giúp chị em có được vóc dáng mảnh mai, cân đối. Một động tác đơn giản nhưng khi thực hiện toàn bộ các nhóm cơ gồm cơ bụng, cơ đùi, cơ lưng... đều hoạt động. Cách thực hiện đơn giản nha, một tay chống hông, tay còn lại đưa vuông góc và nâng lên cao, kết hợp đá chân ngang để siết mỡ phần eo. Chỉ cần thực hiện nhịp nhàng kết hợp với thở đều để động tác tác động sâu hơn vào các nhóm cơ.Nếu muốn có cơ bụng dọc chuẩn, các chị đẹp không thể bỏ qua động tác này. Một động tác vừa siết eo, hông vừa nâng vòng 3, tạo đường cong chữ S cho vóc dáng của các chị em. Thực hiện động tác này cũng ko phức tạp đâu nhé, hai tay dang ngang và giữ cố định ở đó. Sau đó, dá lần lượt từng chân, sao cho chân trái chạm tay phải và ngược lại. Bạn sẽ cảm nhận được phần bụng đang bị siết lại, từ đó hỗ trợ đốt mỡ vòng 2.Động tác giãn cơ là không thể thiếu ngay cả khi các chị đẹp tập ở nhà hay đến phòng tập gym. Không vận động quá nhiều, đôi khi chỉ giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian ngắn, nhưng động tác có thể xoa dịu sự căng thẳng của các nhóm cơ sau khi tập luyện.Vậy là 6 động tác đơn giản này rất dễ thực hiện và chỉ mất một vài phút mỗi ngày thôi nhé. Điều tiên quyết là các chị đẹp cần sự quyết tâm. Không thể đạt kết quả vòng eo con kiến ngày 1 ngày 2 đâu nha mà cần các chị đẹp kiên trì thực hiện các bài tập đều đặn mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống điều độ như giảm đường, giảm muối và hạn chế đồ chiên rán. Hãy kiên trì thực hiện các bài tập ngay hôm nay và hái trái ngọt với vòng eo thon gọn nhé các chị đẹp. ️
Chiều 20.1, Bộ Công an tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ của Văn phòng Bộ Công an.Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ Bộ Công an đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động đại tá Nguyễn Quốc Toản (sinh năm 1978, quê tại TP.Hải Phòng), Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, đến nhận công tác và giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an từ ngày 20.1.Phát biểu tại buổi lễ, thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định đại tá Nguyễn Quốc Toản là cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, có kinh nghiệm công tác, có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành.Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ đề nghị tân Chánh Văn phòng Bộ Công an phát huy kinh nghiệm, trải nghiệm, phát huy trí tuệ cùng tập thể Đảng ủy lãnh đạo Văn phòng Bộ tiếp tục đoàn kết thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Văn phòng Bộ thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đồng thời, chủ trì phối hợp tốt công tác tiếp nhận thông tin, phân tích và xử lý tin báo, dự báo về tình hình có liên quan đến chủ trương, chính sách pháp luật về lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự cũng như xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Cạnh đó cần chủ động phối hợp với các cơ quan thuộc các bộ, ngành T.Ư, cấp ủy chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mặt công tác công an. Duy trì thực hiện tốt chức năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định chức năng của Văn phòng Bộ Công an…Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, đại tá Nguyễn Quốc Toản mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các lãnh đạo Bộ Công an; sự đoàn kết, phối hợp giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Văn phòng Bộ, sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan, các đơn vị giúp Văn phòng Bộ Công an thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt trong việc tham mưu lãnh đạo Bộ Công an lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo, điều hành lực lượng công an nhân dân thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. ️
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức. ️