Hành tím Vĩnh Châu thu hoạch rộ, nông dân mừng vì trúng mùa
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian sạc của iPhone nói riêng và smartphone nói chung chính là nhiệt độ, điều có thể thay đổi theo mùa cũng như điều kiện khí hậu. Kết quả là có những sự khác biệt rõ rệt giữa các thời điểm sạc pin, bao gồm cả sạc bằng cáp lẫn sạc không dây MagSafe, sạc khi sử dụng hay sạc ban đêm.Theo khuyến nghị của Apple, nhiệt độ lý tưởng để sạc iPhone là từ 20 đến 250C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiệt độ 250C dưới ánh nắng mặt trời sẽ không giống như khi ở trong bóng râm. Ngoài ra, việc sử dụng iPhone trong khi sạc hay lựa chọn giữa sạc MagSafe và cáp cũng có thể tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là giữa các phiên bản khác nhau của thiết bị.Mặc dù nhiệt độ lý tưởng để sạc iPhone là từ 20 - 250C nhưng thực tế cho thấy rằng iPhone sẽ sạc nhanh hơn trong môi trường có nhiệt độ 150C. Điều này có nghĩa trong mùa đông hoặc khi nhiệt độ thấp, việc sạc iPhone có thể hiệu quả hơn so với mùa hè.Cũng theo khuyến cáo, nhiệt độ cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho quá trình sạc. Khi nhiệt độ tăng, iPhone có thể tạm dừng sạc hoặc thậm chí ngừng hoàn toàn khi đạt đến một mức phần trăm nhất định. Điều này buộc người dùng phải ngừng sử dụng điện thoại nếu muốn sạc đầy pin trước khi ra ngoài.Ngược lại, trong thời tiết lạnh, việc làm mát thiết bị trở nên dễ dàng hơn. Ngay cả khi sử dụng điện thoại, nhiệt độ của thiết bị cũng có thể được cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng pin trong điều kiện lạnh không phải là giải pháp tốt vì nhiệt độ cực đoan có thể gây hại cho pin.Bộ đội biên phòng Bình Định đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì
U.22 Việt Nam sẽ tham dự giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc, với chủ nhà U.22 Trung Quốc, Hàn Quốc và Uzbekistan vào tháng 3 tới đây. Trong số này, Uzbekistan là đương kim á quân giải U.23 châu Á, Hàn Quốc là đương kim vô địch nội dung bóng đá nam ASIAD. So với các đối thủ mà U.22 Thái Lan chuẩn bị đụng độ tại Doha Cup, gồm Úc, UAE, Croatia, Qatar và Ai Cập, các đối thủ nêu trên của U.22 Việt Nam có trình độ không chênh lệch nhiều. Điều đó hứa hẹn sẽ tạo ra những trận đấu có chất lượng cao cho đội bóng của HLV Kim Sang-sik.Giải giao hữu tại Trung Quốc vào tháng 3 dành cho U.22 Việt Nam cũng cho thấy Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) không hề bị động trong việc chuẩn bị cho chiến dịch SEA Games. Những sự chuẩn bị, những kế hoạch đã có từ trước. Nhìn qua 4 đội tham dự giải giao hữu tại Trung Quốc, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, Hàn Quốc và Uzbekistan, thấy rõ U.22 Việt Nam là đại diện duy nhất đến từ khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy các đối thủ rất coi trọng chúng ta, đồng thời mối quan hệ quốc tế của bóng đá Việt Nam rất tốt, nhận được sự đánh giá cao của các nền bóng đá có trình độ cao ở châu Á. Về mặt chuyên môn, khi đá với các đội U.22 Hàn Quốc, Uzbekistan và Trung Quốc, U.22 Việt Nam sẽ cho các cầu thủ trẻ làm quen với khả năng chống chịu sức ép, rèn luyện khả năng phòng ngự, thông qua đó sàng lọc lực lượng bước một trước các đối thủ mạnh. Đây là giai đoạn mà sẽ có nhiều cầu thủ mới được gọi lên đội tuyển, trong đó có lẽ có khá nhiều cầu thủ thuộc hàng phòng ngự.Nếu như hàng tấn công của U.22 Việt Nam, gồm những cái tên như Vĩ Hào (CLB Bình Dương), Đình Bắc (CLB Công an Hà Nội), Quốc Việt, Đức Việt (Ninh Bình), Văn Trường (Hà Nội FC), Khuất Văn Khang (Thể Công Viettel)… đã thành danh, thì hàng phòng ngự hiện chưa có nhiều cầu thủ có đẳng cấp tương tự. Ngoài ra, vấn đề chống bóng bổng của hàng phòng ngự là vấn đề được nói đến nhiều trong thời gian qua. Tất cả những điều này sẽ được xem xét và được giải quyết ở giải tập huấn tại Trung Quốc. Còn cơ hội nào tốt hơn cơ hội thi đấu với những đội mạnh hơn, những đội rất giỏi không chiến tại châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Uzbekistan, để rèn luyện hàng phòng ngự, rèn luyện khả năng không chiến của hàng phòng ngự U.22 Việt Nam như cơ hội đang có?Sự chuẩn bị kỹ của VFF và của đội tuyển U.22 Việt Nam cũng hé mở chuyện đội đã có lộ trình chi tiết cho quãng đường chinh phục HCV SEA Games 33. Từng giai đoạn khác nhau, U.22 Việt Nam sẽ có những trận đấu khác nhau, với đối thủ cọ xát phù hợp cho từng giai đoạn. Bóng đá Việt Nam đã có kinh nghiệm sau hành trình lên ngôi vô địch AFF Cup 2024. Trên hành trình đấy, đôi lúc đội tuyển Việt Nam cũng bị chỉ trích vì những kết quả không như ý ở các trận giao hữu hồi năm ngoái, hoặc có ý kiến khác cho rằng VFF và đội tuyển Việt Nam bị động khi chuẩn bị cho giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại.Lần này cũng vậy, VFF và đội tuyển U.22 Việt Nam đang âm thầm chạy nước rút cho đại hội thể thao Đông Nam Á. Sự bất ngờ dành cho các đối thủ vẫn còn ở phía trước. Chúng ta chắc chắn không muốn chịu thua các nền bóng đá lân cận, không muốn chịu thua các đội U.22 Thái Lan hoặc U.22 Indonesia trong cuộc đua tại SEA Games 33 và xa hơn nữa là các giải đấu quốc tế trong tương lai gần.
Tài sản 'vua thép', nữ tỉ phú USD sụt giảm do cổ phiếu đi lùi
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Tiến sĩ Bhattacharjee khuyên, tốt nhất nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, uống đủ nước và kiểm soát căng thẳng. Đồng thời thường xuyên đi khám về khả năng sinh sản.
Chủ tịch ngân hàng Vietbank đã chi hơn 76 tỉ đồng mua vào 7 triệu cổ phiếu
Trường ĐH Trà Vinh, đương kim quán quân khu vực, đang thể hiện phong độ hủy diệt với hai chiến thắng vang dội trước Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long (4-0) và Trường ĐH FPT Cần Thơ (4-1). Với 6 điểm tuyệt đối cùng hiệu số bàn thắng bại ấn tượng (+7), đại diện đến từ Trà Vinh đã chắc suất bước vào vòng bán kết. Cầu thủ số 8 Cao Lữ Minh Thuận đang là "ngòi nổ" đáng sợ nhất của đội bóng này với 5 pha lập công, dẫn đầu danh sách ghi bàn tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ.Tuy nhiên, bước vào lượt đấu cuối, thầy trò HLV Trầm Quốc Nam sẽ phải đối mặt với một thử thách không nhỏ mang tên Trường ĐH Tây Đô. Đội chủ nhà đang rất khát khao giành điểm để cạnh tranh tấm vé đi tiếp với Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long khi cả hai cùng có 3 điểm sau 2 lượt trận.Tình thế của của Trường ĐH Tây Đô được xem là khó khăn hơn khi trước mặt họ là đương kim quán quân vòng loại miền Tây - Trường ĐH Trà Vinh. Trong khi đó, đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long sẽ chỉ phải gặp đối thủ dễ thở hơn là Trường ĐH FPT Cần Thơ, đội bóng đã hết cơ hội đi tiếp. Với lợi thế sân nhà cùng quyết tâm cao độ, liệu Trường ĐH Tây Đô có thể tạo nên bất ngờ trước đương kim vô địch? Đây được dự đoán là một cuộc đối đầu đầy kịch tính, hấp dẫn bởi trong khi Trường ĐH Trà Vinh đang "thăng hoa" với sức mạnh khó cản thì Trường ĐH Tây Đô lại buộc phải chiến đấu hết mình để giành lấy tấm vé vào bán kết.