Giá USD hôm nay 4.5.2024: Đô la tự do tiếp tục tăng
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, còn nhiều mặt hàng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023 như: gỗ đạt 2,3 tỉ USD, tăng 27%; gạo đạt gần 2,1 triệu tấn tương đương 1,4 tỉ USD, tăng 12% về lượng và 40% về giá trị. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 661 USD/tấn, tăng 5%.Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Cách làm mới, yêu cầu cũ
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Nỗi buồn V-League không khán giả
Giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Công ty Doji mua vào 89,2 triệu đồng, bán ra 91,5 triệu đồng. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC duy trì ở mức 2,3 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng nhẫn cũng giảm 200.000 đồng mỗi lượng, Công ty SJC mua vào còn 89,1 triệu đồng, bán ra 91,3 triệu đồng; Doji mua vào còn 89,8 triệu đồng, bán ra 91,5 triệu đồng… Giá mua vàng nhẫn của một số đơn vị kinh doanh vàng trên thị trường vẫn có giá cao hơn vàng miếng SJC 700.000 đồng/lượng.Sau khi tăng thêm 4 USD vào sáng 24.2, lên 2.940 USD/ounce, giá vàng thế giới đã giảm mạnh xuống 2.925 USD/ounce khi gặp phải lực chốt lời. Đây là tuần cuối của tháng 2 nên các hoạt động chốt lời có thể diễn ra khi vàng liên tục tăng trong 8 tuần qua.Dù vậy, ông James Stanley, nhà chiến lược thị trường cấp cao tại Forex.com, kỳ vọng giá vàng sẽ không gặp bất kỳ sự kháng cự lớn nào cho đến khi đạt 3.000 USD/ounce. Mức giá này đã trở thành mốc quan trọng về mặt tâm lý, nên sẽ mất thời gian để vượt qua. Dự báo vàng tăng đang đặt nhà đầu tư trước cơ hội, có nên mua vào lướt sóng vào chờ thu hoặc khi vàng đạt ngưỡng tâm lý, cũng là đỉnh kỷ lục mới 3.000 USD/ounce hay không?Dù vậy, trong tuần này, dữ liệu lạm phát có thể là rủi ro lớn nhất đối với vàng. Nếu lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến hoặc các ngân hàng trung ương áp dụng cách tiếp cận thắt chặt mạnh mẽ hơn sẽ áp lực giá vàng giảm.Ngoài ra, trong tuần này một số thông tin kinh tế Mỹ quan trọng cần lưu ý như niềm tin người tiêu dùng; doanh số bán nhà mới; GDP quý 4 sơ bộ; đơn đặt hàng hàng hóa bền; đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần; doanh số bán nhà đang chờ xử lý; chỉ số PCE cốt lõi; thu nhập cá nhân và chi tiêu.
Với 29 điểm và 24 lần bắt bóng, trung phong Amir Williams của CLB Ho Chi Minh City Wings đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận. Nội binh Trần Văn Trung của Ho Chi Minh City Wings cũng nổi bật với 13 điểm. Bên phía Danang Dragons, Nguyễn Anh Kiệt chơi tốt nhất khi có 16 điểm và 4 kiến tạo.
Hàn Quốc tiếp tục miễn thị thực cho du khách Việt Nam đến Nam Jeolla
Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 724 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, thị trường quan trọng nhất là Trung Quốc chỉ đạt 306 triệu USD, sụt giảm đến 39%. Nguyên nhân, mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ách tắc vì chất vàng O và cadimi. Trước những khó khăn của ngành rau quả, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) chia sẻ: Về mặt con số có thể thấy Mỹ là thị trường rất tiềm năng với ngành rau quả thế giới nói chung, riêng năm 2024 nhập khẩu trên 60 tỉ USD. Mexico là nguồn cung cấp chủ lực với gần 24 tỉ USD. Việc Mỹ muốn đánh thuế lên hàng hóa Mexico có thể là cơ hội cho các nguồn cung khác. Ở Đông Nam Á, Thái Lan xuất khẩu rau quả vào Mỹ đứng thứ 11 thế giới với con số khá khiêm tốn 870 triệu USD.Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 15 trong danh sách nguồn cung rau quả vào thị trường Mỹ, với vỏn vẹn 463 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường Mỹ nhập khẩu rau quả từ Việt Nam đạt 101 triệu USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm 2024. Điều này cho thấy cơ hội mở rộng thị trường của rau quả Việt Nam trên đất Mỹ. Thêm một yếu tố đáng chú ý là trong năm 2024, Việt Nam nhập khẩu rau quả từ Mỹ đến 544 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam đang nhập siêu rau quả từ Mỹ tới 81 triệu USD.Ngoài thị trường Mỹ, khu vực Đông Á với Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường rất tiềm năng. Cụ thể năm 2024, Hàn Quốc nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với giá trị 315 triệu USD, tăng 39%. Đây cũng là thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Hay như thị trường Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 5 với 203 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng 23%. "Trong nhóm 10 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam thì đây là những thị trường có nhiều tiềm năng. So với Mỹ thì khu vực Đông Á rau quả Việt Nam có nhiều lợi thế về vị trí địa lý giúp thời gian vận chuyển ngắn, chi phí logistics thấp, sức tiêu thụ lớn", ông Nguyên nhận định.Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam trong năm 2024 đạt 278 triệu USD tăng 74%, nhưng đây cũng là nước có sự tương đồng với rau quả Việt Nam nên về lâu dài cơ hội thực sự không lớn. Thời gian qua, Thái Lan chủ yếu tăng nhập khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam về để tái xuất. Tuy nhiên, những thị trường tiêu thụ rau quả tiềm năng cao cũng là những thị trường rất khó tính. Do vậy, bên cạnh việc đàm phán mở rộng thị trường cho những mặt hàng mới như bưởi, bơ, na, chanh không hạt... thì cần phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng các kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là tổ chức sản xuất sạch theo hướng bền vững gắn với truy xuất nguồn gốc có trách nhiệm với môi trường và xã hội.