Xử lý nghệ sĩ lan tin 'giun đất chữa khỏi Covid-19'
Khi được hỏi vì sao không theo đuổi ước mơ thuở bé, Nga nói: “Lúc nhỏ chưa biết gì, không có định hướng mà ước mơ thì lại không tốn tiền nên… ước đại. Sau này lên đại học thì dòng đời đưa đẩy nên chọn ngành y học dự phòng. Nhưng may mắn là khi ra trường mình được làm việc đúng với chuyên ngành”.Từ tiên phong tiến đến tiên phong lùi
Theo các chuyên gia, những cơn mưa giông này là mưa chuyển mùa. Những cơn mưa này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong những ngày tới và tiếp tục phát triển trên diện rộng, lượng tăng trong tuần sau. Từ nửa cuối tháng 5, một số nơi ở Nam bộ sẽ vào mùa mưa sớm, những nơi mùa mưa trễ hơn sẽ vào những ngày cuối tháng 5.
13 quán ăn ngon ở Hà Nội 'chuẩn Michelin' nhưng tiết kiệm túi tiền
Ngày hội cũng mong muốn góp phần khẳng định vị thế và vẻ đẹp của áo dài truyền thống trong dòng chảy thời trang đương đại. Chương trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ 25 đơn vị làm văn hóa với 30 gian hàng trải nghiệm. Một số gian triển lãm long bào, áo ngũ thân, áo dài Nhật Bình và cho phép khách tham quan mặc thử.
Trong livestream trên trang cá nhân, nghệ sĩ cải lương Ngân Tuấn tiết lộ trước đó, anh lên ý tưởng tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ cố nghệ sĩ Vũ Linh với tên gọi Nhớ về anh, mời các nghệ sĩ cùng tham gia. Tuy nhiên khi thông tin này được chia sẻ, một số người bình luận trái chiều, cho rằng Ngân Tuấn lợi dụng hình ảnh đàn anh vì không để gia đình cố nghệ sĩ Vũ Linh tổ chức. Điều đó khiến giọng ca cải lương không khỏi buồn lòng. Nói về thông tin tiêu cực này, nghệ sĩ Ngân Tuấn khẳng định những điều anh muốn làm xuất phát từ tấm lòng, tình cảm dành cho giọng ca Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. “Tôi muốn anh Năm (tên gọi thân mật của nghệ sĩ Vũ Linh) được khán giả nhớ mãi. Mời anh em đến đêm diễn đó, tôi tự bỏ tiền túi để phát lương cho anh em nghệ sĩ, và đem doanh thu làm từ thiện, hồi hướng công đức cho anh Năm”. Trước những thông tin tiêu cực, nghệ sĩ Ngân Tuấn nói ông buồn lòng nhưng cố gắng vượt qua. “Tôi làm từ cái tâm, nhưng chắc là chưa đủ duyên. Qua livestream này, tôi xin phép ngưng chương trình lại. Xin cáo lỗi cùng khán giả”, anh bày tỏ. Thời gian qua, thông tin về đám cưới của Trọng Lân - nam diễn viên quen mặt với khán giả khi góp mặt trong các dự án phim như Quỳnh búp bê, Người phán xử… nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Mới đây, chính “trai hư” của VFC cũng đã chia sẻ loạt hình ảnh trong lễ ăn hỏi, đồng thời gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và khán giả đã dành sự yêu thương cho anh và người bạn đời.Trọng Lân chia sẻ thêm: “Dù mới chỉ là đám hỏi nhưng tình cảm của mọi người đã khiến ngày hôm đó trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Vì bận lịch quay phim nên đám cưới chính thức sẽ tổ chức vào năm sau. Mong mọi người tiếp tục yêu thương và chúc phúc cho hai vợ chồng mình”. Được biết người bạn đời của Trọng Lân tên Huyền Trang, là một streamer. Cô sinh năm 1999, gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, được nhận xét là xứng đôi khi đứng cạnh diễn viên Người phán xử. Trước đó, cặp đôi trải qua quãng thời gian hẹn hò kín tiếng. Chia sẻ về lễ ăn hỏi, Huyền Trang bày tỏ: “Em cũng không biết lý do nào để anh chọn một người con gái nhiều thiếu sót như em, nhưng em biết em chọn anh là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời này”. Theo số liệu tham khảo trên Box Office Vietnam, phim điện ảnh Nhà gia tiên của đạo diễn Huỳnh Lập đã vượt ngưỡng 150 tỉ đồng sau vài ngày công chiếu. Tác phẩm do Phương Mỹ Chi đóng chính được dự đoán sẽ tiếp tục tăng về mặt doanh thu, đặc biệt là trong 3 ngày cuối tuần. Những ngày qua, Nhà gia tiên liên tục dẫn đầu phòng vé và dường như áp đảo so với các tác phẩm còn lại. Tính riêng hôm 28.2, tác phẩm do Huỳnh Lập làm đạo diễn thu về hơn 6,6 tỉ đồng với hơn 80.000 vé bán ra. Nhà gia tiên là dự án đánh dấu màn chạm ngõ điện ảnh của Phương Mỹ Chi. Để tập trung cho vai diễn Mỹ Tiên trong phim, giọng ca 10X kể đã từ chối các show diễn trong vòng một tháng. Bù lại, cô thấy mình học hỏi được nhiều điều trong quá trình làm việc chung với các tiền bối. "Cát sê không phải là yếu tố quan trọng của tôi khi tham gia phim. Tôi chỉ quan tâm kịch bản có phù hợp và lịch trình đi học có sắp xếp được hay không", á quân Giọng hát Việt nhí bày tỏ. Trong chương trình Đời rất đẹp, cascadeur Lữ Đắc Long gây chú ý khi kể lại khoảnh khắc sinh tử khi mắc Covid-19. Anh nhớ lại: “Nghe tôi bệnh, Quyền Linh ngồi ngoài khóc, nói với tôi: “Tôi thề với ông, tôi sẽ ráng giúp, tôi sẽ kêu gọi bạn bè, tôi sẽ cho ông thở riêng”. Mẹ của Lý Hùng gọi điện năn nỉ giúp tôi. Phòng đó là phòng cấp cứu, ai cận kề cái chết mới hiểu sự sống mong manh”.Trong quá trình điều trị bệnh, một tình huống khiến anh Lữ Đắc Long “khắc cốt ghi tâm” chính là khoảnh khắc đạo diễn Xuân Phước động viên bằng một bài đăng trên mạng xã hội. Từ đó, loạt nghệ sĩ động viên và gửi tiền. “Tự nhiên tôi mở mắt ra, thấy tài khoản tăng lên một trăm mấy chục triệu, sau đó tôi dùng tiền này phát cho người nghèo, những nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn ngay trong đêm”, anh kể.Trở về từ cuộc chiến “tử thần”, anh Lữ Đắc Long thôi thúc bản thân cần hành động để trả ơn đời. Anh nói: “Lúc đó, tôi lập đoàn phóng sự vào bệnh viện, quay cảnh bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân. Tôi chụp hình, quay phim và viết bài”.
Nhớ hoài hương vị thốt nốt quê nhà
Những ngày giáp Tết Nguyên đán luôn là khoảng thời gian đông vui nhất, nao nức nhất. Người người, nhà nhà hối hả ngược xuôi lo những công việc còn dang dở cho kịp xong xuôi trước giao thừa, người tới chợ lá dong lo mua lá gói bánh, người ghé chợ mua những món ăn truyền thống để chuẩn bị cúng kiếng ông bà tổ tiên. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, mặc áo dài, hòa mình trong không khí hối hả của giáp tết, ghi lại bộ ảnh đẹp độc đáo.Thầy Nguyễn Tuấn Anh cho hay bản thân mình muốn chọn chủ đề "tết về quê" bởi "về quê" chính là trở về cội nguồn, truyền thống nhất. Truyền thống không chỉ là hình ảnh những tà áo dài ở những hội thi trang trí hoa mai, hoa đào, gói bánh chưng, bánh tét... Và vẻ đẹp không chỉ nằm ở những bộ ảnh được "check in" ở những nơi sang chảnh, mà ở ngay những nơi quen thuộc - ngôi chợ."Tôi đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chợ truyền thống, đặc biệt trong những ngày giáp tết. Những hàng quà bày bán ở mỗi chợ tiêu biểu cho mỗi vùng miền. Như chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ, mấy chục năm qua, cứ mỗi độ tết đến lại tấp nập với cảnh mua bán lá dong phục vụ người dân gói bánh chưng tết. Mặc dù được gọi là chợ, song nơi này rất đặc biệt, khi một năm chỉ họp một lần duy nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán, từ ngày 21 đến 28 tết. Chợ bắt đầu tấp nập người mua bán từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya trong các ngày họp chợ", thầy Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.Trong bộ ảnh tết của mình, thầy giáo Tuấn Anh còn chụp nhiều tấm ở chợ Bà Hoa, quận Tân Bình - ngôi chợ từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc với những người con miền Trung xa quê. Trong những ngày giáp tết, ngôi chợ này luôn nhộn nhịp cảnh người bán, người mua từ sáng sớm đến tận tối. Những gian hàng thường ngày chỉ bán mì Quảng, cao lầu, bánh tráng, bánh thuẫn… thì nay có thêm bánh tét, bánh chưng, những cây bánh in vàng rực để cúng bàn Phật, hay những cây bánh ngũ sắc để cúng ông, bà, tổ tiên.Theo giáo viên mỹ thuật tại TP.HCM, chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hóa màu sắc bao đời của người Việt. Chợ tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. "Tôi muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ngày xuân trong chợ tết. Chợ tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt", thầy Nguyễn Tuấn Anh bộc bạch.