Hàng nghìn người hưởng ứng Olympic Paris 2024, VĐV Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng
Chiều 20.1, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).Trong số các bị cáo, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị tuyên phạm tội đưa hối lộ, với mức án 3 năm tù.6 người bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 năm 6 tháng tù; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 6 năm 6 tháng tù; Lê Quốc Khanh, Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, thấp nhất 2 năm tù, cao nhất 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3 năm tù.3 người còn lại bị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, 14 tháng 21 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).Theo cáo buộc, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh.Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn được thực hiện. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa sang ông Trí.Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Kết quả là, dự án này "hồi sinh", từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.Để "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số tiền 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số tiền 4,2 tỉ đồng…Quá trình xét xử vụ án, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong được hưởng khoan hồng."Đại gia" Nguyễn Cao Trí cho biết mục đích ban đầu khi thực hiện dự án là muốn đóng góp cho địa phương. Nhưng vì khó khăn, cộng thêm áp lực phải tìm cách tháo gỡ, bị cáo đã quyết định nóng vội, sai lầm.Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận việc cầm tiền, chuyển đơn cho ông Trí là sai, tuy vậy bị cáo khẳng định không mặc cả hay thỏa thuận để nhận bất cứ lợi ích vật chất nào. Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày về hoàn cảnh bệnh tật, quá trình công tác…, mong được hưởng khoan hồng.Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận cũng đều thừa nhận được bị cáo Trí đưa nhiều tỉ đồng, nhưng nghĩ rằng đây là quà cảm ơn chứ không hề đòi hỏi, ép buộc. Riêng ông Hiệp nhiều lần cho biết, một phần dẫn tới sai phạm là chịu sức ép từ cố Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và "lãnh đạo cấp cao của Chính phủ gọi điện nhờ".Trong phần tranh luận về hành vi phạm tội của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, đại diện viện kiểm sát đánh giá vụ án này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn "tha hóa chính bị cáo; tha hóa nhiều bị cáo giữ chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... Rõ ràng hậu quả về công tác cán bộ là cực kỳ đau xót".Quốc gia NATO duy nhất không có quân đội
Trái ngược sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, phân khúc sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng tiếp tục sụt giảm, doanh số nhiều mẫu mã từng hút khách hàng đầu phân khúc như Mazda3 tăng trưởng không đáng kể, trong khi KIA K3, Honda Civic lại "lao dốc".Như Thanh Niên đã phản ánh, cùng với cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô Việt Nam, nhiều mẫu mã sedan hạng C như Mazda3, Kia K3, Hyundai Elantra, Honda Civic hay Toyota Corolla Altis…cũng được nhà sản xuất, phân phối áp dụng ưu đãi với mức giảm giá lên đến hàng chục triệu đồng trong tháng 2.2025.Dù vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh nhất là áp lực đến từ các dòng ô tô gầm cao cỡ nhỏ khiến phân khúc sedan hạng C có tầm giá dưới 900 triệu đồng dù được ưu đãi, khuyến mãi… vẫn không thể duy trì được sức hút như trước đây. Chính vì vậy, bất chấp thị trường tiếp đà tăng trưởng, doanh số phân khúc sedan hạng C vẫn sụt giảm.Cụ thể, báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor công bố mới đây cho thấy, trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 503 xe giảm 31 xe, tương đương 5,9% so với tháng 1.2025 và chỉ nhiều hơn 10 xe, tương đương 2% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này cho thấy, dòng sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đang đánh mất dần sức hút trong bối cảnh thị hiếu khách hàng đang thay đổi, chuyển dịch sang các dòng xe gầm cao.Trong số các mẫu xe thuộc phân khúc này, Mazda3 vẫn là cái tên được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn nhiều nhất. Theo đó, doanh số bán Mazda3 trong tháng 2.2025 đạt 238 xe, tăng 19 xe so với tháng đầu năm 2025. Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp lượng tiêu thụ Mazda3 tăng trưởng, qua đó đạt tổng lượng tiêu thụ gần 460 xe sau hai tháng đã qua của năm 2025. Không giống Mazda3, KIA K3 không còn duy trì được mạch tăng trưởng. Chỉ có 151 chiếc KIA K3 đến tay khách hàng trong tháng 2.2025, giảm 54 xe so với tháng 1.2025. Đây cũng là mẫu xe có mức sụt giảm doanh số lớn nhất phân khúc trong tháng 2 vừa qua. Hyundai Elantra tiếp tục xếp vị trí thứ 3 khi tìm lại đà tăng trưởng doanh số, dù vậy lượng xe bán ra chỉ nhiều hơn tháng trước đó 5 xe.Các mẫu mã nhập khẩu thuộc phân khúc này như Honda Civic, Toyota Corolla Altis vẫn xếp cuối bảng. Trong đó, Honda Civic bán được 42 xe, giảm 9 xe. Toyota Corolla Altis có cả phiên bản hybrid nhưng doanh số bán chỉ đạt 15 xe, tăng 8 xe. Dù vậy, kết quả này không đủ giúp Corolla Altis cải thiện vị trí trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng C. Thậm chí, Toyota Corolla Altis còn lọt top 10 ô tô bán ít nhất Việt Nam tháng 2.2025.Mức tăng trưởng "khiêm tốn" của một số mẫu mã như Mazda3, Hyundai Elantra hay Toyota Corolla Altis không đủ để bù đắp cho mức sụt giảm của KIA K3 hay Honda Civic là lý do khiến doanh số bán ô tô sedan hạng C chưa thể lấy lại nhịp tăng trưởng. Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 1.037 xe, thấp hơn 365 xe, tương đương 26,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Tàng trữ, vận chuyển 1 quả trứng vích có thể bị phạt đến 5 năm tù
Sáng 6.2, Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei cho biết đang triển khai các biện phòng bệnh lở mồm long móng bùng phát tại địa phương.Hiện địa phương này đã ghi nhận 73 con gia súc (63 con bò và 10 con trâu) của 33 hộ dân tại xã Đăk Nhoong và xã Xốp mắc bệnh lở mồm long móng với các triệu chứng như: đi lại không bình thường, biểu hiện mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn...Vài ngày trước, nhiều hộ dân tại xã Đăk Nhoong (H.Đăk Glei) phát hiện đàn trâu, bò có triệu chứng bỏ ăn, đi lại không bình thường.Ông A Nhải (thôn Đăk Nhoong, xã Đăk Nhoong) cho biết, sau khi phát hiện trâu, bò có biểu hiện lạ, ông đã báo cơ quan chức năng về tình trạng đàn trâu, bò của gia đình. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đàn trâu, bò tại xã Đăk Nhoong mắc bệnh lở mồm long móng."Hiện tôi và bà con đang thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, không cho dịch bùng phát", ông A Nhải nói.Theo Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei, trong năm 2024, một số gia súc tại địa phương không được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng. Nguyên nhân là do trong quá trình tiêm phòng, một số gia súc đang mang thai và thả rông trong rừng không bắt giữ được. Hiện Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei đang bám sát ổ dịch để theo dõi, hướng dẫn các hộ phòng, chống dịch bệnh lây lan.UBND H.Đăk Glei đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT huyện xuất cấp 100 lít hóa chất, 1.000 kg vôi bột, 85 bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang để khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường tại ổ dịch và các thôn tiếp giáp; hướng dẫn người dân quản lý, cách ly, xử lý, chăm sóc, chữa trị cho gia súc mắc bệnh.UBND H.Đăk Glei cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Đăk Nhoong và xã Xốp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng... cho người dân địa phương.
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
ABBank dành nhiều nguồn lực đầu tư Dự án làm mới Chiến lược Ngân hàng
"Đây là một suy nghĩ thiếu căn cứ, không khoa học. Chất bôi trơn có thể làm giảm nguy cơ trầy xước chứ không hoàn toàn loại bỏ, nhất là khi quan hệ mạnh. Mặt khác, một tỷ lệ nhất định có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn, thường xuyên thay đổi bạn tình, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục với cả nam và nữ. Đường lây của nhóm thường chồng chéo nên tình trạng khó kiểm soát hơn", bác sĩ Thuận chia sẻ.