Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 21.11.2023
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.Mưa trái mùa giải nguy cho hàng trăm ngàn ha cây ăn trái miền Tây
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Predator Fest 2023 - Reborn of The King: Đại tiệc công nghệ cho game thủ hoành tráng
Thị trường vàng trong nước đang chứng kiến những biến động mạnh khi giá vàng nhẫn vượt cả vàng miếng. Tính đến chiều 19.3.2025, giá vàng nhẫn 4 số 9 đã có nơi chính thức vượt 100 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng.Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết giá vàng tăng cao chủ yếu do động thái thị trường thế giới và tâm lý găm giữ vàng trong nước. "Giá vàng quốc tế đã vượt 3.030 USD/ounce do ảnh hướng của các yếu tố địa chính trị và khủng hoảng kinh tế. Trong nước, nguồn cung vàng hạn chế kèm tâm lý tích trữ đã đẩy giá lên cao", ông Hiếu nhận định.Lý giải về việc giá vàng nhẫn vượt cả vàng miếng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, vàng miếng vẫn bị kiểm soát giá bởi Ngân hàng Nhà nước theo chương trình bình ổn. Trong khi đó, vàng nhẫn được giao dịch tự do nên có tính cạnh tranh cao hơn. Thứ hai, nhu cầu mua vàng trang sức và vàng nhẫn tăng mạnh khi giá vàng miếc bị neo cao.Dù vàng mang lại lợi nhuận hấp dẫn so với chứng khoán, bất động sản và tiền gửi ngân hàng, chuyên gia cảnh báo rằng đây cũng là kênh đầu tư rủi ro nhất do biến động liên tục. "Nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ, tránh vay tiền để đầu tư vàng vì nguy cơ thua lỗ rất lớn", TS Hiếu khuyên cáo.
Ngày 11.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với 2 cá nhân vi phạm quy định về quản lý đất đai, với tổng số tiền 600 triệu đồng. Hai người này đã chiếm đất do nhà nước quản lý, thuộc P.Mỹ Đức, TP.Hà Tiên, Kiên Giang.Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang xử phạt ông G.B.H (47 tuổi, ở khu phố 3, P.Tô Châu, TP.Hà Tiên) số tiền 250 triệu đồng vì chiếm đất với diện tích 14.200 m2do UBND P.Mỹ Đức quản lý. Đồng thời yêu cầu ông G.B.H khôi phục tình trạng ban đầu của đất (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất tại tổ 3, khu phố Bà Lý, P.Mỹ Đức). Ngoài ra, ông H. phải nộp lại số tiền trên 26,8 triệu đồng đã thu từ hành vi vi phạm.UBND tỉnh Kiên Giang xử phạt ông C.H.H (46 tuổi, ở khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vì chiếm đất của nhà nước tại P.Mỹ Đức, với diện tích trên 138.579 m2. Với hành vi này, ông Ông C.H.H bị xử phạt số tiền 350 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng ban đầu của thửa đất (bao gồm khôi phục ranh giới và mốc giới tại tổ 3, khu phố Bà Lý, P.Mỹ Đức). Đồng thời, ông H. nộp lại số tiền trên 209,8 triệu đồng đã thu từ hành vi chiếm đất.
Xuân sẻ chia, tết nhân ái ở vùng cao của tỉnh Quảng Ninh
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.