Giá xăng dầu hôm nay 14.5.2024: Tăng gần 1 USD
Chiều 9.1, Bộ Y tế phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí toàn quốc Vì sức khỏe nhân dân lần thứ 2. Giải báo chí toàn quốc Vì sức khỏe nhân dân là dịp để lựa chọn những tác phẩm báo chí xuất sắc, đạt chất lượng cao, giàu ý tưởng sáng tạo, có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, phản ánh trung thực, phong phú về các lĩnh vực của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Lần này, giải báo chí có sự tham gia của các tác giả đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Quảng Ninh, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bình Phước, Cà Mau, Gia Lai…Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết năm nay có hơn 600 tác phẩm và hơn 1.000 tác giả tham dự giải là minh chứng khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của các nhà báo, các cơ quan báo chí đối với ngành y tế. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, các tác phẩm dự thi đã bám sát các chủ đề lớn của ngành y tế. Trong đó, nhiều đề tài mới đã được đầu tư khai thác, phản ánh khá toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực y tế. Qua đó đã góp phần gắn kết hơn nữa sự đồng hành của các tác giả với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đánh giá cao những kết quả của giải, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Kết quả đạt được của mùa giải lần này tiếp tục khẳng định tính chuyên nghiệp của giải thưởng. Các tác phẩm tham dự giải đã thể hiện sự hấp dẫn, mang hơi thở của báo chí hiện đại”.Tổng kết giải báo chí, ban tổ chức đã trao thưởng cho 59 tác phẩm đoạt giải. Báo Thanh Niên đạt giải ba ở loại hình báo in với tác phẩm Thâm nhập phòng mổ bệnh viện thẩm mỹ.Thực trạng hiện nay khám chữa bệnh không phép, trong đó có thẩm mỹ “chui” ngày càng phổ biến, mặc dù các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp. Bên cạnh đó, một số cơ sở có phép nhưng lại bất chấp quy định pháp luật, để người không có chứng chỉ hành nghề, “tay ngang” hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, làm tiền trong phòng mổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, “tiền mất tật mang”. Phóng viên Báo Thanh Niên cùng phối hợp thâm nhập thế giới phòng mổ thẩm mỹ, vạch trần thực trạng người không có chứng chỉ hành nghề, “tay ngang” hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, làm tiền trong phòng mổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.Bầu Thụy đăng ký mua gần 14 triệu cổ phiếu ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Bộ Nội vụ vừa ban hành kế hoạch tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2025. Đây là một trong những nội dung thực hiện Điều 10 luật Thanh niên và Nghị định số 13 (năm 2021) của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.Chương trình đối thoại nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến thanh niên những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Đây cũng là dịp Thủ tướng Chính phủ gặp mặt, tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và các Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.Chương trình gặp mặt và đối thoại sẽ diễn ra dưới hình thức trực tiếp, với những nội dung chính như: chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; cơ chế, chính sách, nguồn lực của Nhà nước trong việc hỗ trợ, phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Đây còn là dịp biểu dương sự tham gia, cống hiến của thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình là dịp để đoàn viên, thanh niên kiến nghị, đề xuất và định hướng giải quyết về các vấn đề quan tâm của thanh niên.Đại biểu tham dự chương trình dự kiến sẽ có lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan ở T.Ư...Chương trình sẽ có khoảng 300 đại biểu thanh niên tiêu biểu từ các nhóm: công chức, viên chức; lực lượng vũ trang; doanh nhân trẻ; công nhân; học sinh, sinh viên; thanh niên nông thôn, đô thị; thanh niên dân tộc thiểu số; thanh niên tôn giáo; thanh niên khuyết tật.
Giá USD hôm nay 31.3.2024: Đà tăng tiếp tục
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Ngày 31.12, Chi cục Thủy lợi Bình Định (thuộc Sở NN-PTNT) cho biết, đợt mưa lớn từ ngày 27 - 29.12 khiến 4.549 ha lúa và rau màu của nông dân trong tỉnh bị ngập, hư hỏng và nhiều diện tích đất không thể sản xuất, gieo trồng.Trong đó, H.Tuy Phước là nơi có diện tích lúa mới xuống giống bị ngập nhiều nhất tỉnh Bình Định. Ông Phạm Quang Ân, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tuy Phước, cho biết đợt mưa từ ngày 10 - 16.12 có 2.300 ha lúa bị ngập phải gieo sạ lại lần 2; đợt mưa từ ngày 22.12 đến nay tiếp tục có thêm 1.010 ha lúa vừa xuống giống tiếp tục bị ngập. Diện tích lúa bị ngập tập trung chủ yếu ở các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Hiệp và TT.Tuy Phước, gây thiệt hại lớn cho nhiều gia đình nông dân.Không chỉ thiệt hại về cây lúa, mưa kéo dài cũng gây cũng ảnh hưởng đến diện tích sản xuất rau màu, hoa tết của nông dân.Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp (H.Tuy Phước), thường thì đầu tháng 12 hằng năm, nông dân xuống giống trồng khổ qua, dưa leo, hoa màu… để bán tết. Tuy nhiên, năm nay mưa lớn kéo dài nên đất trũng ướt, không thể gieo trồng trên diện tích 13,5 ha nên nhiều gia đình không có rau, nông sản… bán trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.Nhiều gia đình nông dân các huyện Tây Sơn, Phù Mỹ, TX.An Nhơn… ở tỉnh Bình Định cũng lo ngại mưa lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc trồng hoa và các loại rau, nông sản để bán trong dịp tết năm nay.Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tổng hợp tình hình thiệt hại, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho nông dân khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai.
Sốc tiếng Anh khi du học dù 8.5 IELTS
Đề xuất trên được Phó chủ tịch UBND Q.Gò Vấp Nguyễn Ngọc Anh nêu trong buổi duyệt kế hoạch năm và giải quyết kiến nghị của quận do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan làm trưởng đoàn, được tổ chức vào ngày 7.1.Cụ thể, 2 khu đất được Q.Gò Vấp đề xuất UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận giao về để đầu tư, xây dựng trường học gồm khu đất 780A Nguyễn Kiệm và 139/1558 Lê Đức Thọ.Theo đó, khu đất 780A Nguyễn Kiệm rộng 21.216 m2, nguồn gốc đất công. Đến cuối năm 2019, khu đất được giao cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) tạm quản lý.Khu đất này nằm cách công viên Gia Định bởi đường Nguyễn Kiệm. Hiện trạng khu đất có 1 chốt bảo vệ, tường rào bao xung quanh, đang để trống, không sử dụng. Bên ngoài cổng bị lấn chiếm làm nơi bán hàng rong, quán nước trông khá nhếch nhác.Trong khi đó, nhà đất 139/1558 Lê Đức Thọ rộng 16.026 m2 do Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH một thành viên quản lý, hiện giao cho Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn sử dụng.Theo quyết định của UBND TP.HCM về việc gia hạn thời gian hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công hiện hữu, Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn được phép hoạt động đến hết năm 2026 và dời về H.Củ Chi. Phó chủ tịch UBND Q.Gò Vấp đề xuất, sau khi di dời trung tâm giết mổ, UBND TP.HCM giao nhà đất trên về cho quận xây dựng trường học theo hình thức đầu tư công.Tính đến hết năm 2024, toàn quận có 79 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở công lập, 9 trường liên cấp, 7 trường trung học phổ thông. Số lượng trường học và phòng học ở quận vẫn chưa đáp ứng đủ so với số người trong độ tuổi đi học, nhất là trong bối cảnh dự báo đến năm 2030, số lượng học sinh tiếp tục gia tăng.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá cao các kết quả kinh tế - xã hội của quận, nhất là thu ngân sách, giải ngân đầu tư công, sắp xếp khu phố, ấp, bảo đảm an ninh trật tự.Về đề xuất thu hồi 2 khu đất, ông Hoan đồng tình với đề xuất của quận để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, có thể làm trường liên cấp, có hồ bơi, nhà thi đấu, tuy nhiên phải thực hiện theo quy hoạch.Lãnh đạo TP.HCM khuyến khích quận và phường trong quản lý địa bàn nếu phát hiện nhà đất công của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan Trung ương đang bỏ trống, cho thuê thì báo cáo, kiến nghị UBND TP.HCM thu hồi để làm việc công cộng.Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, đánh giá các dự án đang triển khai như mở rộng đường Dương Quảng Hàm, kênh Tham Lương - Bến Cát và các dự án sắp triển khai như mở rộng đường Lê Đức Thọ, cải tạo nhà ven kênh sẽ giúp địa phương hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang đô thị.Đây cũng là điều kiện thuận lợi để quận phát triển kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, kết hợp khai thác du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.Ông Dũng cũng cho biết tiếp tục rà soát quỹ đất công trên địa bàn để báo cáo TP.HCM phương án sử dụng hiệu quả, chống lãng phí, đồng thời tập trung cho giải ngân đầu tư công đạt từ 95% trở lên, sắp xếp bộ máy tinh gọn, ổn định hoạt động.UBND Q.Gò Vấp cho biết đang phối hợp các sở ngành triển khai các dự án như mở rộng, nâng cấp đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh), đường số 2 (hẻm 80 Dương Quảng Hàm), đường Nguyễn Tư Giản (đoạn từ đường Phan Huy Ích đến kênh Tham Lương - Bến Cát), đường N8 (hẻm 331 Phan Huy Ích), mở rộng đường Nguyễn Văn Khối (đoạn từ Lê Văn Thọ đến Thống Nhất) lộ giới 20 m.Đối với các dự án chống ngập, Q.Gò Vấp đang phối hợp lập nghiên cứu khả thi 5 nhánh rạch gồm Cầu Cụt, Ông Bầu, Chín Xiểng, Ông Tổng, Bà Miêng.Đồng thời, quận cũng sắp triển khai 6 dự án cấp bách nạo vét, khơi thông dòng chảy, giảm ô nhiễm môi trường: rạch Trường Đai nhánh 2, rạch khu phố 8, rạch Cầu Cụt nhánh 1, rạch Chùa Chiêm Phước, rạch Bà Miêng nhánh 1, rạch Cụt.