Trắc trở metro
Các vị trí tiếp theo ở hạng mục nam thuộc về VĐV Huỳnh Anh Khôi (2 giờ 37 phút 13 giây) và VĐV Nguyễn Đắc Hùng (2 giờ 43 phút 51 giây). Ở hạng mục nữ, vị trí thứ nhì và thứ ba chung cuộc thuộc về VĐV đi bộ SEA Games Nguyễn Thị Thanh Phúc (3 giờ 17 phút), Nguyễn Thị Ngọt (3 giờ 26 phút 46 giây).
Hành động khó hiểu của Ronaldo, xác định 24 đội dự EURO 2024
Trong ngày đầu của năm mới 2025, nhiều người có lẽ sẽ gặp chút khó khăn khi giao dịch online nếu "lỡ quên" xác thực sinh trắc học.Bởi kể từ ngày 1.1.2025, các tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch chuyển tiền trực tuyến hoặc rút tiền bằng mã QR; tài khoản ngân hàng chưa cập nhật thông tin căn cước công dân gắn chip mới cũng sẽ bị tạm dừng giao dịch hoàn toàn.Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, sau 5 tháng triển khai "chạy nước rút" hỗ trợ người dân xác thực sinh trắc học, hiện có hơn 63,6 triệu hồ sơ khách hàng được thu thập và đối chiếu thông tin sinh trắc học từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia dân cư.Sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, hiện tượng lừa đảo gian lận chiếm đoạt tài khoản của khách hàng đã giảm đáng kể.Số vụ việc gian lận giảm một nửa so với trung bình 7 tháng đầu năm, số tài khoản liên quan đến lừa đảo gian lận giảm 72%.Ghi nhận tại Ngân hàng Bản Việt, đại diện đơn vị cho biết lượng khách hàng truy cập và đến trực tiếp xác thực trong giai đoạn nước rút có tăng cao nhưng không xảy ra tình trạng tắc nghẽn.Một phần vì đơn vị đã phân luồng, đốc thúc, khuyến khích khách hàng hoàn tất các bước xác thực từ sớm.Qua ghi nhận khách hàng gặp khó chủ yếu ở bước xác thực cuối cùng và quét dữ liệu thông qua công nghệ NFC (tức công nghệ giao tiếp trường gần).Khách hàng phải tới trực tiếp tại quầy để xác thực phần lớn là người lớn tuổi, không thông thạo công nghệ.Việc xác thực sinh trắc học cũng được áp dụng đồng loạt cho các ví điện tử. Trước đó, các ví có nhiều người sử dụng như Momo, Payoo, Zalopay,… đã nhắc khách hàng thực hiện xác thực sinh trắc học."Xác thực sinh trắc học không chỉ là tuân thủ các quy định của Nhà nước mà còn bảo vệ họ trong việc giao dịch online và phòng chống tội phạm", ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Momo nhấn mạnh.Ngân hàng Nhà nước cho biết theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học (từ đầu tháng 7, nhiều khách hàng đã xác thực sinh trắc học để chuyển khoản online từ 10 triệu đồng/lần trở lên), số lượng các vụ lừa đảo đã giảm đến 50% so với trước đây.Đồng thời, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024. Đặc biệt, tại một số đơn vị đã không phát sinh vụ việc lừa đảo trong tháng 8 và tháng 9. Không chỉ các tài khoản ngân hàng, ví điện tử… bắt buộc phải xác thực sinh trắc học, cả tài khoản mạng xã hội cũng phải xác thực.Theo Nghị định 147/2024 của Chính phủ, kể từ ngày 25.12.2024, những tài khoản đã được xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.Trường hợp người dùng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.Đồng thời trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 25.12, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đang cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới tại Việt Nam cũng như đơn vị đang cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải thực hiện yêu cầu xác thực tài khoản đang hoạt động theo quy định.Cụ thể, người dùng phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại tại Việt Nam hoặc số định danh cá nhân. Ngoài ra, quy định nhấn mạnh chỉ áp dụng với dịch vụ có lượng truy cập lớn trên 100.000 mỗi tháng hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Như Thanh Niên đã thông tin, trong ngày 23.12.2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Vĩnh Phúc (nơi tập luyện của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Hương, môn đua thuyền) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024, "căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV". Thông báo nêu rõ, công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024.Được biết, cũng trong ngày 23.12.2024, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đã có báo cáo tình hình đến Thường trực Tỉnh ủy và lãnh UBND đạo tỉnh này, về việc hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên.Trong báo cáo tình hình của Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc có đoạn nêu: "...một số cơ chế chính sách của tỉnh đã hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ nên không đủ cơ sở pháp lý thực hiện được việc cấp kinh phí và chi hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV và VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên, do đó từ đầu năm 2024 đến nay, chế độ dinh dưỡng tập luyện thường xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 chưa được cấp (năm 2024 mới được cấp kinh phí bảo đảm dinh dưỡng cho VĐV, HLV trong thời gian tập huấn thi đấu theo quy định của Thông tư số 86/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính); chế độ tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, tham gia bảo hiểm xã hội hiện chưa có. Trong những năm gần đây, việc quan tâm hỗ trợ cho đội ngũ HLV, VĐV thành tích cao có xu hướng giảm dần theo năm, theo giai đoạn".Cũng theo báo cáo trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đồng thời kiến nghị: "Từ đầu năm 2024 đến nay, lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh đã phải vay mượn, đồng thời huy động trưởng các bộ môn thể thao, cán bộ nhân viên cùng vay mượn kinh phí để duy trì bếp ăn bảo đảm cho HLV, VĐV có sức khỏe trong luyện tập, đến nay số nợ này lãnh đạo, cán bộ trung tâm đứng ra vay. Do vậy, việc xử lý khó khăn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thường xuyên cho HLV, VĐV năm 2024 là một thực tế rất cần được quan tâm tháo gỡ, để tránh những nảy sinh không mong muốn, tạo dư luận không tích cực, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay đã có một số VĐV mũi nhọn của tỉnh xin nghỉ tập luyện và thi đấu để chuyển sang đơn vị khác được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn Vĩnh Phúc; ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị lực lượng tham gia các giải thể thao thành tích cao theo hệ thống của trung ương; sẽ không bảo đảm chỉ tiêu huy chương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X diễn ra năm 2026".Trong văn bản, đơn vị chủ quản của Nguyễn Thị Hương nêu: "Từ tình hình thực tiễn trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc trân trọng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo để có phương án hỗ trợ kinh phí liên quan đến dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV thuộc đội tuyển thể thao thành tích cao cấp tỉnh có mặt thực tế trong thời gian tập trung tập luyện thường xuyên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Sở VH-TT-DL trân trọng báo cáo và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cho phép tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030 trong thời gian sớm nhất có thể (chỉ gồm các chính sách tối thiểu mà đã được các sở, ngành tham gia ý kiến đồng ý; hội nghị UBND tỉnh thông qua tại phiên họp tháng 7.2024, cụ thể: hỗ trợ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV; mức thưởng đối với HLV, VĐV; hỗ trợ thể thao quần chúng) và sẽ khẩn trương báo cáo trình HĐND tỉnh tại phiên họp gần nhất".Trong diễn biến có liên quan, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân em".
Đua thuyền Việt Nam xuất sắc đoạt 2 suất tham dự Olympic Paris
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.