Lái ô tô đi ngược chiều, tài xế còn xua tay đòi người khác nhường đường
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong tháng 2.2025, nước ta chịu ảnh hưởng bởi 4 đợt không khí lạnh vào các ngày 3.2, 7.2, 16.2 và 23.2. Tại miền Bắc đã xuất hiện 2 đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng từ ngày 7 - 10.2 và 24 - 26.2. Đặc biệt, đợt rét đầu tháng 2 còn lan rộng xuống các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Bình. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 11 - 14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C như Sa Pa (Lào Cai) 4,4 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 4,3 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 4,8 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 1,2 độ C.… Ngoài ra, không khí lạnh còn gây gió đông bắc mạnh cấp 6 (13 m/giây), giật cấp 7 (14 m/giây) tại khu vực vịnh Bắc bộ.Cũng trong tháng 2, nhiệt độ trung bình tại Đông Bắc bộ, Trung bộ và một số nơi ở khu vực Tây nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 1,5 độ C, một số nơi ở Cao Bằng, Lạng Sơn thấp hơn 2 độ C. Các nơi khác nhiệt độ trung bình phổ biến xấp xỉ và cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5 độ C, có nơi cao hơn.Cơ quan khí tượng dự báo, tháng 3, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Trong nửa đầu tháng 3, rét đậm, rét hại có khả năng xuất hiện, tập trung tại khu vực vùng núi phía bắc.Nhiệt độ trung bình trong tháng 3 ở miền Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế phổ biến thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, các nơi khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.Trước đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, từ ngày 6 - 8.3, miền Bắc đón đợt không khí lạnh mạnh, trời chuyển rét. Tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, nơi đầu tiên đón không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất là 7 - 8 độ C, thời điểm rét nhất là ngày 8.3. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất là 15 - 16 độ C, thời điểm rét nhất là ngày 8.3 với nhiệt độ dao động từ 15 - 18 độ C.Lý do giá nhà quá cao
"Trước đây, tôi và nhiều đồng nghiệp không vận động nhiều. Thích lai rai, ngồi cà phê cùng nhau… Nhưng sau đó đã thay đổi thói quen. Nhờ vậy cơ thể dẻo dai hơn, có sức khỏe, thể chất tốt hơn", anh Châu nói và cho rằng: "Người trẻ đã và đang có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe của mình bằng những hoạt động thể chất, chơi thể thao".
Hố sâu ven lộ quá nguy hiểm
Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Xuân Bắc gây chú ý khi chia sẻ về MV Bắc Bling của Hòa Minzy đang gây sốt mạng xã hội. Song nam nghệ sĩ chọn làm thơ để thể hiện sự yêu mến của mình dành cho dự án. Anh viết: “Vừa xem cái 'Bắc Bờ Ling'/Có Hòa có cả Xuân Hinh tuyệt vời/Anh Hinh bắn rap… úi giời/Hòa xinh, hát giỏi... đúng người Bắc Ninh”.Dòng chia sẻ của NSND Xuân Bắc nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình trước quan điểm của nam nghệ sĩ về ca khúc Bắc Bling. Theo dõi trang cá nhân, có thể thấy thỉnh thoảng Xuân Bắc chọn làm thơ để bày tỏ tình cảm dành cho đồng nghiệp. Trước đó, anh trổ “tài lẻ” này khi chúc mừng NSND Tự Long lên chức.Trong MV Bắc Bling, nghệ sĩ Xuân Hinh gây ấn tượng với khán giả bởi cách hát luyến láy, cùng màn bắn rap duyên dáng. Được biết Hòa Minzy đã dành nhiều thời gian để thuyết phục bậc tiền bối góp mặt trong sản phẩm này. Cô nói khi xem lại, bản thân biết ơn nghệ sĩ Xuân Hinh vì giúp MV thêm ý nghĩa.Những ngày qua, ồn ào về việc kêu gọi hỗ trợ bé Bắp của Phạm Thoại được cộng đồng mạng quan tâm. Dù đã lên tiếng giải thích song làn sóng phản ứng TikToker chưa dừng lại. Điển hình là gần đây, nhiều cư dân mạng tràn vào trang chủ Miss International Queen Vietnam - cuộc thi từng giới thiệu có sự góp mặt của Phạm Thoại để phản ứng.Một người dùng bày tỏ quan điểm: “Không biết Phạm Thoại bị lùm xùm mấy ngày nay, mà mời làm giám khảo thì làm ảnh hưởng chương trình này quá”. Người xem khác bày tỏ: “Phạm Thoại có tham gia không để tẩy chay”. Một cư dân mạng nêu quan điểm: “Chương trình nào có Phạm Thoại là không xem”.Trước đó, Phạm Thoại tổ chức livestream, làm rõ ồn ào liên quan đến tiền kêu gọi ủng hộ bé Bắp chữa bệnh. Giữa ồn ào, anh tuyên bố hủy buổi livestream ngày 28.2 vì: “Mình không muốn bất kỳ ai hiểu lầm rằng drama (ồn ào) này là chiêu trò để kéo lượt xem cho phiên livestream”.Thư viện được xây dựng theo mô hình Room To Read, vừa được Hoa hậu H’Hen Niê khánh thành tại Trường tiểu học Bàu Phụng (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đây là thư viện thân thiện đầu tiên của năm 2025, cân bằng giữa nhóm sách kiến thức và nhóm sách hướng dẫn kỹ năng mềm.Có mặt tại Trường tiểu học Bàu Phụng, H’Hen Niê tham gia các hoạt động như đọc sách, trình diễn thời trang, thăm vườn rau do các em nhỏ trồng… “Tôi tin rằng 12 không phải là con số cuối cùng và sẽ còn thêm nhiều thư viện thân thiện nữa được triển khai trong năm nay”, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 tâm sự.Thời gian qua, H’Hen Niê tất bật với lịch trình công việc dày đặc. Ngoài các sự kiện giải trí, H’Hen Niê còn đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột với vai trò đại sứ truyền thông. Gần đây, người đẹp Ê Đê trao giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc cho Nguyễn Xuân Son tại gala Quả bóng vàng 2024.Ban tổ chức Miss Cosmo Vietnam vừa công bố thí sinh Nguyễn Thị Thu Cúc, sinh năm 1998, quê Trà Vinh. Cô hoạt động ở vai trò diễn viên, từng tham gia một số bộ phim như Bóng của thị thành, Dưới bóng bình yên… Trong hồ sơ đăng ký, người đẹp 27 tuổi tiết lộ từng giành huy chương đồng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021.Thu Cúc tốt nghiệp Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM và hiện đang hoạt động với vai trò diễn viên tại Sân khấu kịch 5B, đồng thời là huấn luyện viên catwalk. Tự nhận mình là người hoạt bát, tràn đầy năng lượng và đam mê nghệ thuật. “Tôi yêu nét đẹp tự tin của một người phụ nữ và luôn khao khát lan tỏa điều đó”, cô chia sẻ.Đến với Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2025, Thu Cúc mong muốn mang đến hình ảnh trưởng thành, tự tin hơn và sẵn sàng chinh phục những thử thách mới. Bên cạnh đó, người đẹp sinh năm 1998 đặt mục tiêu lan tỏa thông điệp: “Hãy tự tin, hãy yêu thương chính mình và hãy trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, hạnh phúc. Vì bạn xứng đáng”.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Hiện tượng Aston Villa
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)