Giải PES Báo Thanh Niên lần 6-2022: Chưa bao giờ vui và hấp dẫn như thế!
Đó là thông điệp mà ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã cùng với bộ ba Miu Lê - Yuno Bigboi - DTAP gửi gắm tới khách hàng và cộng đồng trong MV "Mơ là phải Mở" vừa ra mắt đang gây sốt thị trường nhạc Việt.Báo Thanh Niên phát hành Cẩm nang tuyển sinh 2023
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.
Đình Bắc giãn dây chằng cổ chân, chia tay giải châu Á: Sao tôi buồn thế này
Ngày 18.3, Nestlé Việt Nam ra mắt NESTGEN 2025 - chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài ba ngày (từ 18 - 20.3) dành cho các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng với những chuyên gia, CEO những tập đoàn đa quốc gia, hàng đầu thế giới.Theo Nestlé Việt Nam, NESTGEN 2025 là chương trình học trực tuyến hoàn toàn miễn phí mang đến kiến thức chuyên sâu về 3 lĩnh vực trọng yếu như: Chuỗi cung ứng, Kỹ thuật và Vận hành, Phát triển bền vững.Điểm nhấn đặc biệt của chương trình chính là sự tham gia của các chuyên gia của các tập đoàn hàng đầu thế giới như: ông Nestor Finalo, Giám đốc Chuỗi cung ứng Nestlé khu vực Trung và Tây Phi; bà Hanae Eloufir, Giám đốc Chuỗi cung ứng khu vực Trung Đông, Bộ phận Sản phẩm Cao Cấp L'Oréal; ông Julian Neo, Giám đốc Điều hành Malaysia & Brunei (DHL)… Trong 3 ngày đào tạo trực tuyến, các chuyên gia đã chia sẻ góc nhìn về các xu hướng chiến lược, những cơ hội và thách thức của thị trường, từ đó giúp thế hệ trẻ Việt Nam định hướng sự nghiệp một cách chủ động và hiệu quả hơn.Đặc biệt, NESTGEN 2025 là chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí dành cho các bạn trẻ Việt Nam, không chỉ mang đến kiến thức chuyên sâu về 3 lĩnh vực trọng yếu như: Chuỗi cung ứng; Kỹ thuật và Vận hành; Phát triển bền vững, chương trình còn giúp những học viên mở rộng tư duy, cập nhật những xu hướng mới nhất và trang bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp tương lai.Trong kỷ nguyên chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế và công nghệ, NESTGEN 2025 mang đến những bài giảng chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu, đồng thời tạo cơ hội để học viên giao lưu, học hỏi từ chính những nhân vật đang định hình tương lai của các ngành công nghiệp mũi nhọn.Không chỉ là một khóa đào tạo, NESTGEN 2025 còn là một diễn đàn kết nối dành cho những bạn trẻ có cùng chí hướng. Những học viên hoàn thành chương trình này sẽ nhận được chứng chỉ e-learning miễn phí, giúp gia tăng giá trị hồ sơ cá nhân và tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng khắt khe.NESTGEN 2025 là chương trình kế thừa những giá trị cốt lõi từ các sáng kiến trước đây như: Nestlé Needs YOUth, Management Trainee, Nesternship và nhiều dự án hỗ trợ tài năng trẻ khác mà Nestlé đã triển khai trong suốt nhiều năm qua.Cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ trên con đường sự nghiệp, Nestlé không ngừng đổi mới và mở rộng các chương trình đào tạo, tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động.NESTGEN 2025 chính là một cột mốc mới trong hành trình này, tiếp tục khẳng định sứ mệnh của Nestlé trong việc kiến tạo một tương lai bền vững, nơi các tài năng trẻ được trao quyền để tỏa sáng.Cũng trong ngày 18.3, Nestlé Professional và iPOS.vn đã công bố báo cáo Thị trường kinh doanh Ẩm thực (F&B) tại Việt Nam năm 2024. Đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên do iPOS.vn phối hợp cùng Công ty Nestlé Việt Nam thực hiện, dưới sự cố vấn và thẩm định dữ liệu bởi Công ty CP Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (VIRAC).Báo cáo thị trường F&B Việt Nam năm 2024 được xây dựng từ nghiên cứu của 4.005 nhà hàng, café cùng 4.453 thực khách trên toàn quốc; kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp của các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín; kết hợp phỏng vấn chuyên sâu gần 100 chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp F&B tại Việt Nam.Ông Lê Quang Long, đại diện Nestle Professional, chia sẻ Nestle Professional rất tự hào và hân hạnh được đồng hành cùng iPOS.vn trong việc thực hiện báo cáo thị trường F&B Việt Nam 2024, với mục tiêu cung cấp những cập nhật mới nhất về thị trường, sự thay đổi trong nhu cầu và khẩu vị của người tiêu dùng."Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong ngành F&B Việt Nam phát triển định hướng và tối ưu hóa hoạt động trong thời gian tới, chung tay cùng nhau phát triển thị trường F&B Việt Nam bền vững và thành công hơn nữa", ông Long nói.
"Tụi mình hạnh phúc vì có ba mẹ chồng vô cùng tâm lý, luôn muốn chia sẻ công việc với các con", cô gái nêu cảm nhận.
Ngắm nhìn cung đường hoa giấy yên bình và thơ mộng
"Chúng tôi vui mừng khi giới thiệu Grok 3, sản phẩm có khả năng vượt trội hơn Grok 2 gấp nhiều lần trong thời gian rất ngắn", tỉ phú Elon Musk chia sẻ tại buổi ra mắt Grok 3, được phát trực tiếp trên mạng xã hội X vào đầu tuần này.Grok 3 có "sức mạnh tính toán gấp 10 lần" so với bản tiền nhiệm. Lần này, đội ngũ kỹ sư xAI dùng thêm bộ dữ liệu đào tạo mở rộng, trong đó có hồ sơ từ các vụ kiện tại tòa án. Quá trình tiền huấn luyện vừa được hoàn thành vào đầu tháng. "Chúng tôi cải thiện mô hình mỗi ngày. Bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ ràng mỗi 24 giờ", Musk nói. Theo tỉ phú, Grok 3 có thể lập trình game, xử lý các câu hỏi khoa học ở cấp độ tiến sĩ. Chatbot này cũng đang được dùng trong nội bộ xAI, giúp tiết kiệm hàng trăm giờ lao động. Trong các bài thử nghiệm ban đầu, Grok 3 có sức mạnh vượt trội so với mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) GPT-4o của OpenAI, Gemini của Google và V3 của DeepSeek. Đáng chú ý, chatbot của Musk còn có khả năng "lý luận nâng cao".Theo giải thích của các kỹ sư xAI, mô hình lý luận nâng cao của họ nhằm trả lời các câu hỏi phức tạp bằng cách chia nhỏ các hướng dẫn thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn. AI sẽ tìm cách tự kiểm tra, đối chiếu thông tin thực tế trước khi đưa ra giải pháp, từ đó có thể đạt được kết quả tốt nhất. Các đối thủ như OpenAI, DeepSeek và Google cũng đã phát triển những mô hình tương tự. Grok 3 có hai cấp độ lý luận là Think và Big Brain. Ở cấp độ đầu tiên, chatbot sẽ hiển thị lý luận khi hiển thị các yêu cầu. Trong khi Big Brain yêu cầu các tác vụ phức tạp, cần nhiều sức mạnh tính toán hơn. Theo Musk: "AI tốt nhất phải suy nghĩ như con người. Nó phải tư duy về tất cả phương án khả thi, tự vấn, tìm tất cả giải pháp, sau đó lặp lại quy trình và tìm ra câu trả lời dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhất. Đó là khả năng rất quan trọng".Ngoài ra, nhóm kỹ sư của xAI cũng giới thiệu "công cụ tìm kiếm thế hệ tiếp theo" - Deep Search. Musk gọi đây là "AI có thể truy vấn chân tướng mọi sự thật". Các phiên bản tìm kiếm trước đó của xAI đã bị chỉ trích vì phát tán thông tin sai lệch về bầu cử Mỹ, cho phép đưa ra các hình ảnh tạo sinh phản cảm, gây tranh cãi. Tỉ phú Elon Musk tiết lộ thêm rằng chatbot Grok sẽ sớm có tính năng giọng nói tổng hợp tương tự chế độ giọng nói nâng cao của ChatGPT. xAI cũng có kế hoạch mở mã nguồn Grok-2 trong những tháng tới.Grok 3 sẽ sẵn sàng phục vụ những người đăng ký X Premium Plus với giá khởi điểm 40 USD (khoảng 1 triệu đồng) mỗi tháng. Trước đó vào cuối năm ngoái gói cao cấp trên X tăng giá từ 16 USD lên 22 USD. xAI cũng giới thiệu một gói đăng ký mới là SuperGrok cho phép người dùng được truy cập sớm các tính năng mới nhất của chatbot. Dự kiến, gói này có giá 30 USD một tháng.Tuần trước, tại Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra ở Dubai (UAE), ông Musk đã gọi Grok 3 là mô hình AI "thông minh đến đáng sợ" nhờ lượng dữ liệu tổng hợp dùng để đào tạo. Được biết, tỉ phú Musk là người thường xuyên cảnh báo về những nguy hiểm tiềm tàng của AI. Ông cùng Sam Altman là những nhà sáng lập đầu tiên của OpenAI. Sau những tranh cãi về cách vận hành, Musk rời tổ chức rồi thành lập xAI vào năm 2023 - khi ChatGPT của OpenAI đã làm mưa làm gió khắp thế giới. CEO Tesla cũng liên tục chỉ trích công ty cũ vì đã "hoạt động vì lợi nhuận", trái với lý tưởng ban đầu. Từ đó Musk và Sam Altman liên tục vướng vào các cuộc tranh cãi, kiện tụng. Gần đây, Musk tiếp tục đề nghị mua lại OpenAI với giá 97,4 tỉ USD nhưng bị từ chối. Trong khi đó xAI cũng liên tục đạt được nhiều thành tựu trong thời gian ngắn. Công ty có "siêu máy tính Colossus " để đào tạo AI. Năm ngoái họ tiết lộ siêu máy tính này dùng 100.000 GPU mới nhất của Nvidia. Trong buổi ra mắt Grok 3 hôm 17.2, các kỹ sư của xAI cho biết họ đã tăng gấp đôi cụm GPU để đào tạo Grok 3.