Ưu, nhược Skoda Kodiaq tại Việt Nam: Hợp lý nhờ chất Đức
Với phong độ ấn tượng khi toàn thắng 7 trận, CLB Nha Trang Dolphins quyết tâm lật đổ nhà đương kim vô địch Saigon Heat. Các cầu thủ đội khách nhập cuộc đầy hứng khởi và tạo bất ngờ khi dẫn trước 20/6 nhờ những cú ném xa ghi 3 điểm của Huỳnh Vĩnh Quang, Nguyễn Phúc Vinh. Không để người hâm mộ nhà sốt ruột, Kentrell Barkley cùng Hassan Thomas thay nhau ghi điểm giúp Saigon Heat rút ngắn cách biệt xuống chỉ còn 1 điểm (26-27).Lạ miệng gà nướng lá dâu tằm
Môi trường học tập ngày càng rộng mở, đa dạng với sự đầu tư chỉn chu về cơ sở vật chất, cơ hội cho sinh viên thực tập ở các bệnh viện lớn, và tiếp cận khám chữa lâm sàng từ rất sớm trong chương trình đào tạo,… đã định hình chất lượng đào tạo 2 ngành:- Bác sĩ Đa khoa, và- Bác sĩ Răng-Hàm-Mặttạo niềm tin lớn để các thí sinh lựa chọn học tập tại ĐH Duy Tân ngay trong năm 2025 này.ĐH Duy Tân đang đào tạo các ngành:- Y Khoa: với chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, và- Răng-Hàm-Mặt: với chuyên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt.Chương trình đào tạo của các ngành học này tại DTU được xây dựng qua quá trình hợp tác lâu năm và bền vững với nhiều trường Y lớn tại Mỹ như: - ĐH Pittsburgh (UPitt): xếp thứ 7 trong Top 15 trường có nghiên cứu y khoa hàng đầu của Mỹ (theo bảng xếp hạng của Viện Sức khỏe Mỹ - NIH),- ĐH Illinois ở Chicago (UIC): trường có hệ thống chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất nước Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học),- ĐH Y khoa Duke - NUS (Singapore),- ĐH Ben Gurion (Israel),- ĐH Burapha, ĐH Khon Kaen, và ĐH Mahidol (Thái Lan),- ĐH Quốc gia Chungbuk, ĐH Dong-A, ĐH Yeungnam (Hàn Quốc),- … Sinh viên theo học ngành Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU được học tập trong cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ tối đa cho hoạt động giảng dạy và thực hành ở riêng một Khu nhà F tại cơ sở 120 Hoàng Minh Thảo, TP.Đà Nẵng, cụ thể: - Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa học cùng 19 phòng thực tập tình huống, 7 phòng điều khiển, 2 phòng "debriefing" với trị giá đầu tư lên đến hơn 3 triệu đôla Mỹ, được quy hoạch riêng trong cả khu Nhà F để đảm bảo mọi diễn biến của một ca khám/điều trị bệnh được mô phỏng y như trong thực tế. Sinh viên sẽ được thực hành trên mô hình bệnh nhân với "3 anh em nhà Sim": SimMan 3G, SimMan Essential, và SimBaby bên cạnh khoảng hơn 300 mô hình giải phẫu, mô phỏng thực hành, hay thăm khám khác,…- Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt học cùng hệ thống ghế nha khoa "nhập ngoại" được lắp đặt với mỗi ghế có đủ các hệ điện, nước, khí và các bộ tay khoan,… bên cạnh phòng lab X-quang, đóng khuôn/sáp nhuộm, và 20 bộ mô phỏng thực hành nha khoa để sinh viên luôn có thể rèn nghề.Quá trình thực hành của sinh viên ở ĐH Duy Tân được các bác sĩ "thẩm định" ngay tại các bệnh viện lớn trong suốt quá trình đào tạo lâm sàng "cầm tay chỉ việc" trên tinh thần đào tạo ra những bác sĩ có tâm và tài cho xã hội, cụ thể ở các bệnh viện như: - Bệnh viện Trung ương (TW) Huế,- Bệnh viện Đà Nẵng,- Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng,- Bệnh viện Quân Y 17,- Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng,- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng,- Bệnh viện Phổi Đà Nẵng,- Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng,- …Thực tế từ quá trình giảng dạy và đào tạo Y khoa ở ĐH Duy Tân đã tạo nền tảng để lĩnh vực Khoa học Sức khỏe của Nhà trường được nhiều bảng xếp hạng uy tín thế giới xếp hạng ở vị trí cao, tiêu biểu là:- Top 401-500 Thế giới theo xếp hạng World University Rankings by subject (THE) 2025, - Top 451-500 Thế giới theo xếp hạng QS World Rankings by Subjects 2025.Đây là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo để các thí sinh có thể yên tâm lựa chọn theo học khối ngành Y-Dược tại ĐH Duy Tân trong mùa tuyển sinh 2025 này."Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong Y học" do Trung tâm Mô hình hóa & Mô phỏng (CVS), ĐH Duy Tân phát triển từ 2016 đã và đang phát huy tối đa trong hoạt đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe tại trường. Ứng dụng 3D này mô phỏng chi tiết toàn bộ các hệ cơ quan và bộ phận trong cơ thể người, bao gồm gần 4.000 chi tiết giải phẫu phức tạp của đầy đủ các hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tim mạch,... Ứng dụng này hoạt động trên nhiều nền tảng phần cứng và hệ điều hành khác nhau, hỗ trợ tương tác cả trong môi trường 3D VR/AR (Thực tế Ảo và Thực tế Ảo Tăng cường). Sản phẩm đã đoạt giải Nhất Nhân tài Đất Việt 2017 và đã góp phần giảm thiểu nhiều giờ thực hành trên xác người cũng như tạo điều kiện cho sinh viên các ngành Y tế có thể tự học, tự nghiên cứu. Sản phẩm hiện đang được sử dụng tại Trường ĐH Y Huế và Trường Y-Dược (CMP), ĐH Duy Tân.Một sản phẩm khác là "Mô hình Khâu Vết thương DTU SimSkin" do chính sinh viên Khoa Răng-Hàm-Mặt của ĐH Duy Tân thực hiện đã góp phần tối ưu hóa hoạt động đào tạo khi tại Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm nội địa tương tự có chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh. Mô hình có nhiều đặc tính tốt như: đảm bảo hình thái, cấu trúc giải phẫu giống thật, độ đàn hồi, khả năng chịu lực kéo và độ bền rất cao.Từ các lab nghiên cứu DTU, nhiều sản phẩm y tế đã đạt các giải thưởng lớn và/hoặc được thương mại hóa, cụ thể:- Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong Y học: được trao giải Nhất Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017, danh hiệu Sao Khuê năm 2018, và giải Bạc tại ASEAN ICT Awards 2018.- Sản phẩm eCPR: Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi đạt Danh hiệu Sao Khuê 2020, được cấp Bằng Sáng chế và đã được được thương mại hóa với Công ty WellBeing.- Máy thở dtu-VENT: với đầy đủ các chức năng của một máy thở y tế chuyên nghiệp, đáp ứng các thông số cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 hay các bệnh đường hô hấp khác.- Máy AED-302 Trainer: huấn luyện kỹ năng sốc tim, hồi sức tim phổi và đã bắt đầu được tiến hành thương mại hóa sản phẩm cùng với Công ty WellBeing.- Sản phẩm Chân giả Chủ động Flexi Legs: đạt giải Á quân 2 trong cuộc thi Thiết kế cho Người Tàn tật (Accessibility Design Competition - ADC) 2023 và giải Nhất ASEAN Green Entrepreneurship Hackathon 2024, đã đăng ký bản quyền sáng chế riêng.- Hệ Sinh thái Y khoa Online: đạt giải Nhất Thanh niên Kiến tạo 2021, giải Nhất và có Sức ảnh hưởng Lớn nhất tại giải thưởng Sao Kim 2021, giải Nhất Thử thách Sáng tạo Xã hội VSIC 2021, Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, giải Engaged Scholar 2021 của VNES - Mạng lưới học giả kết nối cộng đồng Việt Nam,…- Mô hình Khâu Vết thương DTU SimSkin: đạt giải Nhì Hội thi Nghiên cứu Khoa học SMILE CODE,- …Trong những năm gần đây, ĐH Duy Tân liên tục thu hút được nhiều tổ chức và chuyên gia trong lĩnh vực Y khoa trên thế giới về giao lưu, cộng tác hay làm việc. Đơn cử như ở ngành Răng-Hàm-Mặt, gần đây, trong chương trình đào tạo về "Cấy ghép Implant Nha khoa All-on-X & GBR" do Công ty Dentium kết hợp cùng ĐH Harvard và ĐH Duy Tân tổ chức từ ngày 19 - 20/10/2024, 4 giảng viên đến từ ĐH Harvard, Hoa Kỳ đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy, cung cấp kiến thức về phương pháp cấy ghép nha khoa tiên tiến hiện nay. 4 Phó Giáo sư, Tiến sĩ/Thạc sĩ, Bác sĩ của ĐH Harvard đã đến giảng dạy là:• PGS.TS.BS. David M. Kim - Giám đốc Chương trình đào tạo Nha chu Sau Đại học, Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ;• PGS.TS.BS. Wahn Khang - Phó Giáo sư về Thực hành Lâm sàng của Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ;• GSDB.TS.BS. Jerry Lin - Giảng viên Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ, Chủ tịch Học viện Cấy ghép Nha khoa (Đài Loan, Trung Quốc);• ThS.BS. Emilio Arguello - Giảng viên Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ.Hội nghị Khoa học Y Dược Duy Tân năm 2024 về "Y Dược Công nghệ cao trong Kỷ nguyên mới" cũng đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ y tế, giảng viên,… trong và ngoài nước tham dự vào ngày 28/9/2024 tại Đà Nẵng. Hội nghị đi sâu vào việc chia sẻ và cập nhật những tiến bộ của Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực Y - Sinh - Dược, Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng và Y tế Công cộng hướng tới nâng cao chất lượng điều trị, kiểm soát và quản lý sức khỏe bệnh nhân, nâng cao năng lực giảng dạy Y học trong Thời đại số.Giảng viên và sinh viên theo học ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở ĐH Duy Tân đã triển khai rất nhiều các chuyến đi khám chữa miễn phí răng miệng cho cộng đồng, từ Trường Mẫu giáo Cà Dy và Trường Mẫu giáo Liên xã Tà Bhing - Tà Pơơ đến Trường Tiểu học Xã Ba ở Quảng Nam đến cho các cán bộ, giảng viên DTU cùng con em trong gia đình hay trực tiếp các sinh viên Duy Tân.ĐH Duy Tân đã thực hiện miễn phí:- Khám và tư vấn tình trạng răng miệng cho 3.875 người,- Trám 3.033 răng sâu,- Lấy cao răng cho 1.492 người bệnh,- Bôi SDF cho 3.394 răng sữa sâu ở trẻ nhỏ,- Nhổ 232 răng,- Tặng 4.814 phần quà gồm kem, bàn chải đánh răng, xà phòng rửa tay, gạo, chăn màn, áo quần cho các hộ gia đình.Đây là những món quà vô giá được lan tỏa từ tinh thần vì cộng đồng của giảng viên và sinh viên các ngành Y của ĐH Duy Tân trong suốt quá trình giảng dạy và học tập tại Trường.
Trang phục khó hiểu: mang váy ngủ, mix match lạc quẻ tại thảm đỏ Cannes 2023
Đặc biệt, khu vực cabin trên BR-V xứng đáng là một điểm cộng. Từ cách bố trí chi tiết khoa học, hướng về người lái và dễ thao tác, đến chất liệu sử dụng mang lại cảm giác sang trọng. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến hàng ghế trước thiết kế thể thao và ôm lưng. Trên phiên bản L cao cấp, tất cả ghế đều được bọc da. Thậm chí, khu vực táp-lô hay táp-bi cửa cũng được hãng xe Nhật trang bị vật liệu da tổng hợp, thay vì nhựa cứng thường thấy trong phân khúc.
Bầu Đức và chiến lược đưa HAGL 'trở lại': Làm dự án bất động sản lời ngay 5.000 tỉ cũng không làm nữa
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.