$460
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Thần linh pháp quyền. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Thần linh pháp quyền.Từ ngày 2.1, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng dịch vụ xe buýt nhanh (UEH Shuttle bus) với 5 tuyến xe phục vụ cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường. Đáng chú ý, lộ trình mới của dịch vụ xe buýt nhanh có trạm dừng kết nối trực tiếp với tuyến metro số 1, hỗ trợ người lao động và người học của trường sử dụng hiệu quả mạng lưới giao thông công cộng.Lộ trình chi tiết như sau:Tuyến 1: Khởi hành từ khu vực Bến xe miền Đông → Trạm 291A Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 85 Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 49 Bạch Đằng → Nhà chờ Xô Viết Nghệ Tĩnh → Nhà chờ Sân vận động Hoa Lư → 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 2: Khởi hành từ Đầm Sen → Nhà chờ Bệnh viện Trưng Vương (Sân vận động Phú Thọ) → Trạm 635 đường 3/2 → UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 3: Khởi hành từ 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 4: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 5: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Như vậy, lộ trình của UEH Shuttle bus sẽ có 2 tuyến bổ sung trạm dừng Bến Thành kết nối với metro số 1. Theo đại diện nhà trường, việc kết nối với metro số 1 không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm giao thông hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. UEH Shuttle bus là dịch vụ xe buýt nhanh với các tuyến, chuyến và trạm dừng được thiết kế riêng biệt dành cho viên chức và sinh viên của ĐH Kinh tế TP.HCM trong việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến cơ sở Nguyễn Văn Linh, với mức giá 5.000 đồng/lượt.Trước đó, ngày 22.12.2024, TP.HCM chính thức khai trương tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên). Tuyến metro số 1 bắt đầu từ ga Bến Thành (Q.1), di chuyển qua các ga: Nhà hát thành phố, Ba Son, Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, ĐH Quốc gia TP.HCM, ga Bến xe Suối Tiên. Tổng thời gian di chuyển khoảng 30-32 phút (tính cả thời gian dừng ở các ga). Thời gian di chuyển giữa các ga 1-2 phút.Với hành trình trên, sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ nằm gần các tuyến đường này đều có thể sử dụng metro để đi lại từ nhà tới trường hoặc giữa các cơ sở đào tạo.Để thuận tiện cho việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng này, TP.HCM có khoảng 150 chiếc xe buýt điện phục vụ cho 17 tuyến mới kết nối cho tuyến metro số 1. Lộ trình 17 tuyến xe buýt điện đưa khách đến các nhà ga metro:Trong 17 tuyến xe buýt điện, có 2 tuyến kết nối với ga ĐH Quốc gia TP.HCM, phục vụ nhu cầu đi lại của sinh viên, người dân tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, gồm tuyến số 164 và 166.Ngoài ra, Trung tâm quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) cũng đã thông tin các tuyến xe buýt truyền thống kết nối với ga metro số 1. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Thần linh pháp quyền. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Thần linh pháp quyền.Joshua (tên VN là Trần Luân Vũ) bắt đầu làm quen với việc nấu nướng từ năm 10 tuổi, khi mẹ nuôi người Huế dạy anh chế biến những món ăn đặc trưng của miền Trung. Món ăn đầu tiên anh học là bánh bột lọc trần, với phần vỏ dai và nhân tôm thịt thơm ngon. Sau đó, Joshua tiếp tục học cách chế biến bún bò Huế, một món ăn nổi tiếng với hương vị đậm đà.Dần dần, Joshua học nấu và thành thạo với các món kho, rim đơn giản nhưng đậm đà hương vị đặc trưng VN như: thịt kho mắm ruốc, cá kho nghệ…Điều khiến Joshua yêu thích ẩm thực Việt là sự đa dạng, phong phú. Không chỉ học các món truyền thống Huế, anh còn rất thích trải nghiệm những món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhau như: lẩu riêu cua bắp bò miền Bắc, mì Quảng gà chọi, hay bún riêu cá Quy Nhơn (Bình Định)..."Mỗi vùng miền ở VN đều có món ăn đặc trưng và mình muốn khám phá tất cả chúng. Việc thử những món ăn khác nhau là điều rất thú vị", Joshua chia sẻ.Là người Mỹ nhưng lại rất yêu thích ẩm thực Việt, Joshua nhận thấy có nhiều sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền ẩm thực này. Anh ấn tượng với sự phong phú của các loại rau, thịt, trái cây và gia vị khi đi chợ ở VN, điều ít thấy ở Mỹ.Joshua cảm thấy rất dễ hòa nhập và yêu thích món ăn Việt, xem chúng là phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Phở, bánh mì, bánh xèo hay cà phê sữa đá… là những món ăn quen thuộc với anh từ khi còn sống ở Mỹ.Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của Joshua là những cái tết ở VN. Với 13 lần đón tết tại nhiều vùng miền, Joshua đã được thưởng thức những mâm cỗ cúng giao thừa đa dạng và phong phú, mỗi nơi mang một nét đặc trưng riêng biệt."Mỗi dịp tết, mình luôn nấu một nồi thịt kho tàu, canh khổ qua. Đó là món ăn không thể thiếu trong dịp tết, giúp mình kết nối với văn hóa Việt", Joshua nói.Nhìn lại chặng đường nấu ăn của mình, Joshua cảm thấy tự hào về những gì đã học được. Anh không chỉ biết chế biến các món ăn VN mà còn thấu hiểu ý nghĩa văn hóa của chúng. Đối với anh, nấu ăn là cách để gắn kết với con người và cuộc sống VN, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm sống. ️
Dương Ngọc Châu (29 tuổi), trở về nhà ở Q.Tân Bình (TP.HCM) vào sáng mùng 6 (tức ngày 3.2), đã phải đối mặt với cảnh tượng không thể ngờ tới. Sân nhà đầy lá khô rụng, trái cây thối vương vãi khắp nơi. Không khí trong nhà ngột ngạt vì cửa sổ, cửa ra vào đều đóng kín trong suốt hơn một tuần lễ. Những dấu vết của bụi bặm và mùi ẩm mốc khiến Châu không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình khi hít thở không khí ô nhiễm."Trước khi về quê, mình đã cố gắng dọn dẹp mọi thứ, nhưng khi trở lại, nhà cửa như một đống hỗn độn. Dọn xong một phòng khách lại phải đối mặt với một phòng ngủ. Mệt mỏi đến mức chẳng muốn làm gì nữa”, Châu chia sẻ.Với những người có thú cưng, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ đơn thuần là dọn dẹp bụi bặm hay rác thải. Cao Trí (26 tuổi), sinh sống tại số 22, đường số 10, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM), sau 8 ngày về quê tại tỉnh Tây Ninh, khi trở lại đã phải đối mặt với một "bãi chiến trường" thực sự do ba con mèo gây ra. Trí đã để sẵn thức ăn và nước uống cho các thú cưng, nhưng sự nghịch ngợm của chúng đã khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn."Khi mở cửa bước vào, mình đã không thể tin vào mắt mình. Chúng đã cào xé thùng carton, kéo đồ đạc ra khắp nơi và đi vệ sinh bừa bãi. Mình chỉ biết thở dài và bắt đầu dọn dẹp. Thực sự, không biết là vui hay buồn khi quay lại căn nhà này nữa”, Trí kể lại.Chưa kể đến những vết trầy xước trên đồ đạc và cả tiếng mèo "kêu gào" đòi ăn uống sau một thời gian dài bị bỏ rơi. Trí cũng không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều người nuôi thú cưng khác cũng phải đau đầu về việc chăm sóc chúng khi vắng nhà quá lâu.Đối với những ai sở hữu sân vườn, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ là dọn dẹp đồ đạc trong nhà mà còn là việc chăm sóc lại các cây cối, hoa màu. Nguyễn Nhật Minh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sau 7 ngày về tỉnh Tiền Giang ăn tết, khi trở lại TP.HCM đã không khỏi giật mình khi thấy khu vườn trên sân thượng bị tàn phá. Các chậu cây héo úa, một số cây còn bị ngã đổ vì thiếu sự chăm sóc trong suốt những ngày qua."Sân thượng của mình vốn rất xanh mát, nhưng giờ lại trông như một bãi chiến trường. Cây cối không được tưới nước, lá khô, cành cây héo queo. Thật sự tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Một buổi chiều dọn dẹp vẫn chưa xong và mình nhận ra có lẽ mình cần thay đổi cách chăm sóc vườn để không phải đối mặt với tình trạng này vào năm sau”, Minh chia sẻ.Không chỉ riêng Minh,nhiều người yêu thích làm vườn cũng gặp phải tình huống tương tự. Sau những ngày nghỉ dài, không khí oi bức của thành phố, cộng với sự thiếu chăm sóc khiến các cây cối không còn sức sống. Cảnh tượng vườn cây ngã đổ, hoa héo úa như một lời nhắc nhở về sự vất vả và cẩn thận trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày.Việc dọn dẹp nhà cửa sau tết giúp người trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho những kỳ nghỉ dài. “Việc lên kế hoạch sắp xếp trước khi đi, chuẩn bị đầy đủ cho thú cưng là điều cần thiết. Hơn hết, mỗi khi trở lại thành phố, ngoài những giờ phút mệt mỏi, ta lại nhận ra một điều, đó là sự quý giá của một không gian sống trong lành, sạch sẽ và đầy ắp tình yêu thương”, Trí nhắn nhủ. ️
Ngày 14.1.2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 53/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 3 cho 12 hiện vật, trong số đó có Thành bậc lan can này.️