Chợ đêm Sơn Trà dừng hoạt động
Chiều 11.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong. Kết thúc phần xét hỏi, tòa chuyển sang phần tranh luận. Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini, bị đề nghị mức án 11 - 12 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Ngoài án tù, ông Minh còn bị đề nghị chi trả bồi thường cho các nạn nhân, theo phương án trước đó đã được hội đồng xét xử dự tính.7 cựu cán bộ Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, ông Chu Xuân Sơn (cựu Phó chủ tịch UBND phường, giai đoạn 2015 - 2020) và Nguyễn Đình Quân (cựu tổ trưởng Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014 - 2016) bị đề nghị mỗi người 6 - 7 năm tù.Ông Phạm Tần Anh (cựu Phó chủ tịch UBND phường từ năm 2018) và Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường) bị đề nghị mỗi người 4 - 5 năm tù.Ba người còn lại được đề nghị mức án treo, 30 - 36 tháng, gồm: ông Trần Trọng Khang (cựu Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Q.Thanh Xuân, giai đoạn 2013 - 2016); Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010 - 2018) và Phạm Thanh Tùng (cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị).Trước đó, trong phần xét hỏi, hội đồng xét xử dự kiến mức bồi thường bị cáo Nghiêm Quang Minh phải chi trả các bị hại là hơn 25 tỉ đồng. Nêu ý kiến, các bị hại mong muốn được xem xét những tổn thương không thể bù đắp, do có những người cùng lúc mất tới 4 người thân, người còn sống mất sức khỏe, sang chấn tâm lý, khó vực dậy cuộc sống sau mất mát.Về phía mình, bị cáo Minh đồng ý, chấp nhận mọi phán quyết. Hiện bị cáo được vợ bồi thường thay 300 triệu đồng.Vẫn theo bản luận tội, ngoài 8 bị cáo bị đưa ra xét xử còn nhiều cá nhân thuộc chính quyền địa phương có trách nhiệm liên quan. Những người này không bị xử lý hình sự song đều đã bị kỷ luật, cách chức, thuyên chuyển.Cùng đó, vụ án còn một phần trách nhiệm đến từ sự không chấp hành quy định về PCCC của chính cư dân. "Đây là bài học không chỉ riêng ai, tập thể đơn vị nào mà bài học của tất cả chúng ta", đại diện viện kiểm sát nêu.Cơ quan công tố cho rằng, để hậu quả xảy ra, lỗi đầu tiên thuộc về bị cáo Nghiêm Quang Minh. Bị cáo nhằm hưởng lợi trong việc xây được nhiều căn hộ, bán được nhiều tiền mà thi công vượt tầng, vượt mật độ, đồng thời chối bỏ trách nhiệm khi không phối hợp cư dân trong hoàn thiện, khắc phục hệ thống PCCC.Ngoài bị cáo Minh là trách nhiệm của 7 cựu cán bộ khi đã buông lỏng, tiếp tay cho chủ chung cư mini xây dựng trái phép. Dù vậy, để xảy ra cháy, lỗi chính thuộc về công tác PCCC không hiệu quả, khi nhiều vi phạm đã được chỉ ra từ năm 2019 nhưng không được khắc phục.Đại diện viện kiểm sát cho rằng, bản án cần kiến nghị các đơn vị tham mưu, phụ trách PCCC đưa ra chế tài nghiêm khắc với cá nhân, tổ chức không chấp hành quy định lĩnh vực này.Cùng đó là kiến nghị chấn chỉnh công tác thanh tra lĩnh vực xây dựng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không gây áp lực cho công tác PCCC, giảm tối đa thiệt hại.Theo cáo buộc, bị cáo Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng.Năm 2015, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Quá trình xây dựng, cơ quan chức năng Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành xử phạt.Tuy nhiên, vì thiếu trách nhiệm, các bị can là cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đã không giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định xử phạt, để mặc cho công trình tiếp tục xây dựng mà không hề bị xử lý.Đến tháng 4.2016, bị can Minh bán xong 45 căn hộ bằng hình thức ký thỏa thuận mua bán hoặc thỏa thuận giao quyền quản lý, sử dụng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình. Sau khi bán, bị can không cư trú tại đây.Tính đến tháng 9.2023, tòa chung cư mini có tổng cộng 147 cư dân sinh sống.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn.Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Khám phá Chà Rào - Chà Cùng trên dãy Trường Sơn
Lê Nguyễn Thùy Dương, thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm học 2024-2025, cho biết, niềm đam mê trong học tập của em một phần được bồi đắp từ văn chương, nhưng phần lớn được nuôi dưỡng bởi những người thân trong gia đình và các thầy cô giàu tâm huyết mà em từng gặp. "Ngay từ nhỏ ba mẹ em đã hướng cho em và chị gái song sinh của em là Lê Nguyễn Ánh Dương (học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu- ĐH Quốc gia TP.HCM), đạt giải ba môn văn quốc gia năm nay, rằng giáo dục là con đường dẫn con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn và nuôi dưỡng niềm tin đó trong lòng em từ thời thơ ấu. Trong một số tác phẩm văn chương, các nhân vật nữ mà em yêu thích cũng có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có liên quan mật thiết đến quyền và vị thế của phụ nữ. Sức sống của các nhân vật đó và hy vọng của gia đình em mang lại cho chúng em khát vọng và niềm say mê với việc học", Thùy Dương chia sẻ."Vậy nên em nghĩ rằng để học tốt môn ngữ văn, điều quan trọng nhất là trân trọng những trải nghiệm của mình - trong văn chương và trong cuộc sống và truyền tải chúng một cách chân thành, phù hợp trong bài làm của mình. Đây cũng là điều các giáo viên hướng dẫn lưu ý với em và các bạn trong suốt quá trình học tập'', Thùy Dương nói thêm. Thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất với em trên hành trình đọc và học văn, có lẽ chính là những giờ ngủ trưa hồi tiểu học. Dương cho biết, em không có thói quen ngủ trưa vì đã ngủ đủ vào buổi tối rồi. Nằm yên không biết làm gì, em mượn những quyển sách từ thư viện nhỏ trong lớp để đọc. "Những tuyển tập truyện cổ tích do thầy Nguyễn Ngọc Ký sưu tầm và viết lại, những trang thơ cũ của nhà thơ Trần Đăng Khoa… đó là những "giấc mơ trưa" của em, là khoảnh khắc chính thức đánh dấu sự tìm đến văn chương của em. Lúc đó em không tìm đến văn chương vì một mục đích cụ thể nào như để học giỏi văn, để tiếp thu kiến thức… em chỉ đến vì một hứng thú vô tư. Có lẽ văn chương sẽ đồng hành lâu với độc giả khi chúng ta xây dựng một mối liên kết hồn nhiên với nó", nữ sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong kể lại.Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nàoThực tế cho thấy, học sinh hiện nay bị tác động nhiều bởi các thiết bị công nghệ, có phần xa rời với việc đọc sách. Dẫn đến sợ, ngại môn văn, không có vốn từ, cảm xúc để viết. Thế nên Thùy Dương chia sẻ với các bạn cách học văn một cách nhẹ nhàng nhất. Theo Dương, hãy bắt đầu từ những điều mình yêu thích trong văn học như các thể loại hay nội dung mà mình yêu thích. Nội dung của văn học thể hiện tất cả các phương diện đời sống. Do đó, ta có thể bắt đầu tự mình tìm đọc những tác phẩm nói về lĩnh vực, đề tài mình yêu thích.Vận dụng những kỹ năng và kiến thức trong văn học vào đời sống hàng ngày; từ việc đọc các văn bản thông tin thông thường đến các bài luận xin học bổng... Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt trọng tâm vào tính ứng dụng của văn học, đây là một lợi thế rất lớn giúp các bạn trẻ tiếp thu văn học tốt hơn.Trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ là xu thế phát triển của thời đại, nên ta phải tận dụng nó để phục vụ cho việc học văn, thậm chí làm cho việc học văn trở nên thú vị, sinh động hơn. AI có thể là một trợ lý ảo hay một nơi cung cấp những ý kiến khác để ta tham khảo, xem xét, chắt lọc, từ đó có sự soi chiếu đa dạng vào những văn bản đã học. AI cũng có thể vẽ tranh minh họa cho các tác phẩm, sơ đồ hóa nội dung bài học... làm cho môn văn trở nên thú vị hơn rất nhiều.Theo Thùy Dương, việc đọc sách không chỉ giúp ta rèn luyện khả năng đọc hiểu, tăng vốn từ, mà còn giúp ta tích lũy kiến thức về mọi mặt của đời sống. Quan trọng hơn, việc đọc và suy ngẫm về điều viết trong sách sẽ mang đến cho ta một sự trải nghiệm gián tiếp mà qua đó sẽ giúp mỗi người trở nên trưởng thành hơn rất nhiều. ''Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nào'', thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhận xét.''Đối với sách chuyên ngành, nên chọn và tìm hiểu về các tác giả cơ bản, phải đọc trước; sau đó đọc sâu rộng hơn theo mục tiêu học tập cũng như sở thích của bản thân. Còn sách thường thức, ta nên tìm nguồn sách trước hết từ sự giới thiệu của các nhà chuyên môn, các giải thưởng hay các bảng xếp hạng uy tín. Vì những căn cứ đó đã giúp sàng lọc trước, chọn trước cho mình những tác phẩm được xem là có giá trị'', Thùy Dương phân tích thêm.Là một giáo viên, với tôi hạnh phúc nhất là khi được chúc mừng học sinh của mình thành công, đây là niềm vui thật lớn, vỡ òa hạnh phúc. Chúng tôi đã từng có học sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nhưng đây là lần đầu tiên có kết quả tuyệt vời, thủ khoa môn văn quốc gia, lại là học sinh lớp 11 CV1.Từ khi các em bước vào ngôi trường mơ ước của mình, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, học sinh lớp 10 chuyên ngữ văn rất hào hứng với môi trường học tập mới. Khi được nghe tôi kể về truyền thống học tập của học sinh trường chuyên, em nào cũng tràn đầy sự quyết tâm và khao khát học giỏi. Trong đó có Lê Nguyễn Thùy Dương học rất giỏi môn ngữ văn, chữ viết rất đẹp.Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy Dương có năng khiếu học văn, cách viết của em rất nhẹ nhàng mà sâu sắc, những tầng nghĩa hiểu biết của em rất phong phú cho thấy sự nghiền ngẫm, học tập rất nghiêm túc. Nên dù mới vào lớp 10 em Thùy Dương đã thi đậu vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, điều này chưa có đối với môn ngữ văn trước đó. Tiếp đến em Thùy Dương đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic truyền thống 30/4.Khi những kết quả tốt đẹp đó đến với mình, Dương càng chăm học hơn, tôi rất hài lòng về khả năng tập trung trong học tập của em.Mỗi khi em nghe giảng bài, tôi quan sát thấy em lắng nghe chăm chú, say mê để rồi từ đó em phát hiện ra một ý hay, làm giàu cho kho tàng trí tuệ của mình, thêm được một cách diễn đạt thu hút hơn. Đọc bài em viết, tôi rất vui khi em hiểu vấn đề một cách sâu sắc và chọn cách thể hiện bài văn một cách linh hoạt, sáng tạo nên bài văn của em thường nổi bật nhất trong lớp. Tôi rất hài lòng khi biết em đọc rất nhiều sách và độ khó được nâng cao dần lên, mỗi cuốn sách giúp cho trải nghiệm của em sâu sắc và tư duy tiến bộ lên mỗi ngày. Có thể nói trong quá trình trao đổi hàng ngày, sống cùng với nhân vật, cùng cảm nhận những lời văn hay, cùng cảm được cái day dứt của tác giả… đã nuôi dưỡng tình yêu của em với môn văn một cách liền mạch như hơi thở trong cuộc sống, giản dị mà hữu ích.Thùy Dương là một học sinh chuyên văn rất ngoan, em đọc từng trang văn một cách thấm thía. Tôi hay khích lệ em, lời khen chân thành và đúng lúc cho các em thêm nhiều nhiệt huyết và niềm tin. Dương cũng sẵn sàng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập của mình với bạn bè mà vẫn giữ được nét riêng của chính mình. Em nhìn thấy tâm huyết của thầy cô trong việc trao truyền kiến thức, rất trân trọng điều này và đã quyết tâm thực hiện ước mơ như một lời biết ơn thiết thực nhất. Tôi trân quý tấm lòng của em với văn chương, tôi hay nói với em, ai có lòng biết ơn sẽ có đủ đầy mọi điều trong cuộc sống.Giáo viên Nguyễn Thị Ái Vân, Tổ trưởng tổ ngữ văn Trường chuyên Lê Hồng Phong
'Yêu' không đúng tư thế, người đàn ông bị gãy 'của quý' phải nhập viện cấp cứu
Cũng theo nhà văn Lê Quang Trang: "Tôi thấy anh cũng là 'người kim chất kim', vì những hoạt động cho văn học nghệ thuật đương thời. Tập thơ Vị mặn biển đời, mà anh tự nhận là người làm thơ "nghiệp dư", nhưng nếu ai đã từng đọc, sẽ thấy ở đây một tâm hồn nhạy cảm, nhiều bài cấu tứ chắc, giàu ý vị, từ ngữ chắt lọc, ý thơ sâu và bổ ích. Song hoạt động quan trọng của anh trong văn nghệ vẫn là lý luận phê bình, với phương pháp làm việc khoa học, một cảm quan sắc sảo, vốn hiểu biết sâu rộng và trí nhớ tuyệt vời. Với trách nhiệm Giám đốc Trung tâm Quốc học và Tổng biên tập Tạp chí Hồn Việt cùng nhiều việc khác, công việc ngập đầu như anh thường than, nhưng anh vẫn theo sát và nắm bắt thường xuyên những nét cơ bản, nổi bật của tình hình văn nghệ, có ý kiến và bài viết kịp thời về các hiện tượng văn nghệ mới, biểu dương những tác phẩm tốt, phê phán những khuynh hướng lệch lạc, tiêu cực tác động vào sáng tác, nghiên cứu lý luận phê bình".
Buổi lễ có sự góp mặt của các lãnh đạo sở, ngành tỉnh Bình Định và hơn 1.000 đoàn viên thanh niên, học sinh tham dự.
Xe tải Isuzu 2T5 thùng lửng - QKR77FE4 với những cải tiến nổi bật
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.