Thêm một dự án du lịch ven biển được khởi công ở huyện Tuy Phong
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, bồi thường cho SCB hơn 673.800 tỉ đồng
“Mình rất thích hoa giấy. Mỗi độ dịp này hằng năm, mình sẽ ra đây để chụp ảnh, đường hoa giấy ở đây rất ấn tượng với mình. Thật khó để bỏ qua dịp này, mình đã chụp cả trăm tấm ảnh ở đây rồi”, Hồ Thị Minh Anh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chia sẻ.
Microsoft sắp mang thay đổi lớn đến với người dùng Windows 10
Các ngân hàng cần xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ của tất cả các hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ luôn mô tả rõ các bước, trình tự thực hiện, thiết kế chốt kiểm soát an toàn mà tất cả các cán bộ nhân viên tham gia đều phải tuân thủ; đồng thời cũng quy định các nội dung cán bộ không được làm để hạn chế các rủi ro trọng yếu, trong đó có bao gồm cả rủi ro tham nhũng, gian lận nội bộ.
Sáng 1.2, sau khi kiểm tra hiện trường, tặng quà, lì xì chúc tết và động viên các kỹ sư, công nhân đang làm việc trên công trường sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với chủ đầu tư, Bộ GT-VT, UBND tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan về tiến độ của dự án.Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan trong triển khai dự án; đồng thời biểu dương khí thế làm việc của gần 4.000 cán bộ, công nhân ở lại công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Thủ tướng nhấn mạnh, sân bay Long Thành là dự án quan trọng quốc gia; dự án sân bay lớn nhất của nước ta, có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải với hàng nghìn chuyến bay mỗi ngày. Việc hoàn thành sân bay Long Thành cũng thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các ngày lễ lớn trong năm 2025.Thủ tướng nêu rõ: "Mục tiêu không có gì thay đổi so với chỉ đạo trước đây, đó là cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025". Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị và ACV (chủ đầu tư) khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 25.1 và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; rà soát, xây dựng lại đường găng tiến độ theo mục tiêu để triển khai công việc. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng dự án, kịp thời xử lý vướng mắc, phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo những vấn đề cấp bách, vượt thẩm quyền.Thủ tướng yêu cầu ACV và các cơ quan liên quan tăng cường máy móc, nhân lực, thi công, lắp đặt thiết bị với 3 ca 4 kíp, xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió"; tăng cường nhà thầu phụ, huy động cả lực lượng công an, quân đội, công đoàn… với các việc có thể làm được như dọn dẹp vệ sinh, hoàn nguyên môi trường. Nghiên cứu phương án bố trí mặt bằng thi công hợp lý, đồng thời triển khai các hạng mục công trình, không để chồng chéo, cản trở tiến độ trên công trường.Đối với việc thiếu hụt nguyên vật liệu, Thủ tướng yêu cầu trong tuần tới, Đồng Nai họp với các bộ, ngành, chủ đầu tư và nhà thầu để giải quyết dứt điểm các vướng mắc. "Tinh thần là cung cấp trực tiếp cho các nhà thầu, không qua trung gian; phải thu hồi các mỏ hết thời hạn khai thác hoặc làm không đúng quy định, lợi dụng tình hình găm hàng, trục lợi, đội giá; xử lý nghiêm các trường hợp để răn đe. Bộ Công an phải vào cuộc để làm việc này", Thủ tướng nhấn mạnh.Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp nhận và xử lý các khó khăn, vướng mắc của các bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu… đối với dự án sân bay Long Thành. Hằng tháng cần triệu tập cuộc họp để đôn đốc, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Người trẻ biến đồi hoang thành ngôi làng 'đáng sống'
Ngày 21.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cao tốc Bắc - Nam về Khu công nghiệp (KCN) Phù Mỹ và bến cảng Phù Mỹ (thuộc xã Mỹ An và Mỹ Thọ, H.Phù Mỹ, Bình Định).Tuyến đường dài hơn 16,3 km, mặt đường bê tông nhựa cấp cao, vận tốc thiết kế từ 60 - 80 km/giờ.Trong đó, điểm đầu giáp với đường phía tây tỉnh Bình Định (ĐT638) tại thôn Chánh Thuận (xã Mỹ Trinh, H.Phù Mỹ). Vị trí này trùng với điểm đầu tuyến đường kết nối đường ĐT638 đến đường ven biển (ĐT639) trên địa bàn H.Phù Mỹ.Từ điểm đầu, tuyến đường kết nối theo hướng đông bắc đến giáp đường sắt Bắc - Nam, đến QL1, về hướng phía bắc bãi chôn lấp chất thải rắn xã Mỹ Phong (H.Phù Mỹ), tiếp tục đi phía nam hồ Suối Sổ, vượt qua đèo Bà Nam đến địa phận xã Mỹ Thọ.Tại xã Mỹ Thọ, tuyến đường kết nối chuyển hướng sang phía bắc hồ Hóc Nhạn, đến giáp đường ĐT632 và kết thúc tại vị trí giao với đường ven biển ĐT639 tại thôn Chánh Trạch 3, xã Mỹ Thọ (phía nam KCN, khu bến cảng Phù Mỹ).Tổng mức đầu tư dự án 2.115 tỉ đồng (gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 348 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 1.379 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và các chi phí khác 125 tỉ đồng; chi phí dự phòng 263 tỉ đồng).Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024 - 2029.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án.Như Thanh Niên đã thông tin, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đã ký quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 KCN Phù Mỹ. Theo đó, KCN Phù Mỹ rộng gần 821 ha (xã Mỹ An 627,2 ha, xã Mỹ Thọ khoảng 193,8 ha). UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phù Mỹ - giai đoạn 1. Theo đó, dự án có quy mô 436,8 ha (thuộc quy hoạch phân khu bắc KCN Phù Mỹ), tổng vốn đầu tư 4.569,4 tỉ đồng, nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tập đoàn đầu tư Phù Mỹ (Bình Định).Thời gian xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành khoảng 48 tháng theo tiến độ bàn giao mặt bằng (từ quý 1/2025 - quý 1/2029).