Ông Lý Cường, Thủ tướng mới Trung Quốc, là ai?
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...Hé lộ đàm phán bí mật Ukraine-Nga kết thúc phong tỏa 'pháo đài' cuối cùng ở Mariupol
Hyundai Stargazer cũng sẽ có các tùy chọn ghế ngồi theo cấu hình 6 hoặc 7 chỗ. Nếu phiên bản 7 chỗ tương đồng với các mẫu MPV khác, biến thể 6 chỗ là một lựa chọn đặc biệt hơn với hàng ghế thứ 2 được tách rời, tạo lối đi xuống hàng thứ 3 dễ dàng hơn, đồng thời cũng tạo thêm không gian cao cấp cho khu vực trung tâm xe.
Miền nhớ
Ngày 9.3, anh Ndu Ha Biên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho biết trong Tháng Thanh niên 2025, đoàn viên, thanh niên các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh chung tay thực hiện nhiều công trình thiết thực hướng đến cộng đồng.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm đã xây dựng 5 công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; bàn giao công trình thắp sáng đường quê dài 5km, giúp người dân đi lại thuận tiện và an toàn hơn vào ban đêm. Trao tặng 2 giếng nước sạch, cung cấp nguồn nước ổn định cho nhiều hộ gia đình; triển khai hệ thống camera giám sát môi trường và an ninh nhằm đảm bảo trật tự, an toàn trong khu dân cư...Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn đã tổ chức hơn 152 đợt ra quân vệ sinh môi trường, thành lập nhiều đội hình "Bình dân học vụ số" giúp người dân cập nhật thông tin, tham gia chính quyền số…Thanh niên chung tay trồng mới hơn 3.000 cây xanh, vận động hiến hơn 1.000 đơn vị máu gởi các bệnh viện phục vụ việc cứu người; đồng thời trao tặng hàng nghìn phần quà, học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo, phát động phong trào gửi tiết kiệm vì người nghèo đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia,Ngoài ra, tuổi trẻ Lâm Đồng còn thực hiện hơn 30 tuyến đường cờ thanh niên, các tuyến đường thanh niên tự quản theo tiêu chí Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, cùng nhiều công trình, phần việc khác. Đáng chú ý, các hoạt động này đã thu hút hơn 50.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia, với tổng giá trị làm lợi an sinh xã hội ước tính hơn 1,5 tỉ đồng.Anh Ndu Ha Biên chia sẻ, Tháng Thanh niên cũng là dịp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, là cơ hội để đoàn viên, thanh niên chung tay thực hiện những công trình thiết thực hướng đến cộng đồng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 36 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Ngày 16.1, sau khi lấy lời khai của các nghi phạm bơm hút cát trái phép trên lòng hồ Dầu Tiếng, Cục CSGT (Bộ Công an) đã bàn giao vụ việc cùng tang vật cho Công an H.Hớn Quản (Bình Phước) tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Trước đó, vào tối 14.1, Cục CSGT và Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra trên lòng hồ Dầu Tiếng, phát hiện 9 người trên 3 chiếc sà lan không số hiệu, đăng kiểm đang bơm hút cát trái phép (bơm hút cát ngoài thời gian được quy định) trên lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận H.Tân Châu (Tây Ninh).Qua lấy lời khai những người thực hiện bơm hút cát trái phép khai nhận đã được Hồ Xuân Thọ (42 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất, Thương mại Phú Thọ (H.Hớn Quản, Bình Phước) thuê làm việc bơm hút cát sau đó mang về tập kết tại bãi cát của công ty ở H.Hớn Quản.Qua kiểm tra, công an đã bắt giữ 3 sà lan với tổng cộng khoảng 120m3 cát đã được bơm hút lên sà lan chuẩn bị đưa về bãi tập kết. Các nghi phạm khai nhận mỗi sà lan thực hiện 2 lần bơm hút cát trong 1 ngày khoảng thời gian từ 17-21 giờ.Hồ Dầu Tiếng có diện tích trên 270km2 nằm trên địa bàn H.Dầu Tiếng (Bình Dương); H.Dương Minh Châu, H.Tân Châu (Tây Ninh) và H.Hớn Quản (Bình Phước).Hồ Dầu Tiếng chứa 1,58 tỉ m3 nước ngọt, được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và phòng, giảm lũ; cải thiện môi trường; chống xâm ngập mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông thuộc các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An và TP.HCM.Tháng 11.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định đưa hồ Dầu Tiếng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ; đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình hồ Dầu Tiếng.
Nữ sinh 'gây sốt' mạng xã hội với điệu nhảy voọc chà vá
Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra, chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, đại diện đoàn kiểm tra đã công bố quyết định kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Nội dung kiểm tra về việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Kết luận số 121-KL/TW ngày 24.1.2025 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; cùng với việc thực hiện các kết luận, chỉ thị khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian vừa qua.Báo cáo tại hội nghị, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết đến nay, tỉnh đã tổ chức thành công 100% đại hội chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở; chỉ đạo tổ chức đại hội cấp cơ sở hoàn thành trước ngày 30.6.2025; cấp huyện và tương đương trước ngày 31.8.2025; hoàn thành báo cáo văn kiện đại hội và đề án nhân sự Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2025 - 2030 với Bộ Chính trị trong tháng 8.2025 và tiến hành đại hội trước ngày 31.10.2025. Đối với thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14%, vượt 2% chỉ tiêu Chính phủ giao. Phát biểu tại hội nghị, đề cập một số nội dung kiểm tra lần này, Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh bên cạnh nội dung báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết của T.Ư, cũng cần bổ sung, làm rõ các mô hình, cách làm tỉnh đã triển khai thực hiện và đạt được hiệu quả trong thực tế cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua, trên cơ sở đó để T.Ư rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng ra toàn quốc.Đối với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Quảng Ninh cần chủ động đề xuất cơ chế phân cấp, phân quyền cho địa phương, đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ở địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Chủ tịch nước cũng lưu ý, bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tỉnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Chủ tịch nước nhấn mạnh, công việc kiểm tra rất nhiều, nặng nề nhưng quá trình thực hiện cần nghiêm túc theo đúng yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh cần gương mẫu, đi đầu, biến kiểm tra thành tự kiểm tra; thực hiện theo kế hoạch chung phối hợp tốt với đoàn kiểm tra để báo cáo với Bộ Chính trị theo đúng kế hoạch.