Không phải phở hay bún bò, đây là món Việt được ca ngợi có 'cả thế giới hương vị'
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.'Ngán ngẩm' người đàn ông lái xe máy du xuân... trên cao tốc
Sáng nay 12.1, ngành du lịch Quảng Nam tổ chức đón đoàn 21 khách hạng sang từ tàu SJourney xuống ga Trà Kiệu (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) để trải nghiệm, tham quan một số điểm đến trên địa bàn tỉnh.Trong vòng 1 ngày, tại Quảng Nam, du khách sẽ tham quan và trải nghiệm một số điểm đến nổi tiếng nhw phố cổ Hội An, làng gốm Thanh Hà, làng quê Cẩm Thanh (TP.Hội An), điểm đến văn hóa Âu Lạc tại làng Cẩm Phú - Gò Nổi (TX.Điện Bàn)...Tour này khởi hành tối thứ tư hằng tuần từ Hà Nội, dừng chân tại các điểm đến nổi tiếng như Ninh Bình, Quảng Bình, Huế, TP.Hội An, Nha Trang, Phan Thiết và kết thúc tại ga Sài Gòn vào sáng thứ tư tuần sau.Sau đó, chuyến tàu xuất hành từ TP.HCM ra TP.Hà Nội vào tối cùng ngày.Khác với tàu Thống Nhất di chuyển với vận tốc 70 - 80 km/giờ, tàu SJourney di chuyển khá chậm (40 - 50 km/giờ) giúp du khách ngắm cảnh, tham gia các trải nghiệm trọn vẹn suốt hành trình.Tàu SJourney là chuyến tàu được thiết kế với tiêu chuẩn quốc tế, hành trình kéo dài 8 ngày 7 đêm xuyên Việt, nối liền TP.Hà Nội và TP.HCM với giá vé khoảng 8.610 USD.Tàu SJourney có 10 toa ngủ, 30 phòng, tối đa 60 khách cho một chuyến đi. Mỗi năm, đoàn tàu chỉ phục vụ 2.000 khách. Tất cả các khoang tàu hỏa SJourney được thiết kế với nội thất cao cấp, tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi toa gồm 3 phòng ngủ hạng sang, cung cấp đầy đủ các dịch vụ hiện đại như khách sạn cao cấp.Ngoài ra, tàu có 1 toa bếp và 2 toa nhà hàng, thực đơn phong phú kết hợp ẩm thực truyền thống Việt Nam và các món ăn quốc tế. Trên tàu, hành khách sẽ được thưởng thức các bữa ăn cao cấp, kết hợp giữa ẩm thực địa phương và quốc tế, được chuẩn bị bởi đội ngũ đầu bếp khách sạn 5 sao…Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết việc tàu hạng sang dừng ở ga Trà Kiệu là kết quả ban đầu cụ thể hóa hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về phát triển du lịch nhằm tạo nên một sản phẩm mới, đặc sắc. Qua đó, góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch để thu hút nhiều du khách, nhất là du khách hạng sang, chi tiêu cao góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh năm 2025.Trước đó, vào ngày 23.12.2024, tàu hỏa 5 sao SJourney cũng đã dừng lại ở ga Thọ Lộc (xã Vạn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) để hành khách trên tàu sẽ tham quan, khám phá di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Điểm mù quân sự trong cuộc chiến loại bỏ phát thải khí nhà kính
Tại hội nghị, CMC phối hợp cùng Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) Việt Nam tổ chức diễn đàn bên lề "AIX for the Intelligent Age - HO CHI MINH CITY: A NEW C4IR & A NEW AI CITY". Đây là sáng kiến triển khai mô hình thành phố AI đầu tiên trên thế giới tại TP.HCM, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số.Diễn đàn đã thu hút hơn 200 đại biểu quốc tế tham dự, bao gồm đại diện các tên tuổi lớn đến từ Google, Global AI Corp, SAP, KPMG, WEF, Phòng Thương mại châu Âu… các chuyên gia, nhà đầu tư hàng đầu như ông Aytug Goksu, Giám đốc Mạng lưới C4IR WEF, TS Joerg Bienert, Chủ tịch Hiệp hội AI Đức, bà Sara Ahmadian, Đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm AnarVC Silicon Valley, Mỹ và đặc biệt là TS Philipp Rösler, nguyên Phó thủ tướng Đức, nguyên Tổng giám đốc WEF và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC, khẳng định: "Với chiến lược AI-X, CMC cam kết mang trí tuệ nhân tạo vào mọi lĩnh vực, từ quản lý đô thị, dịch vụ công đến sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng hành cùng TP.HCM trong mục tiêu trở thành thành phố AI đầu tiên trên thế giới. AI-X không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn là chìa khóa để định hình kỷ nguyên thông minh - nơi công nghệ phục vụ con người, thúc đẩy sự phát triển bền vững và mở ra những cơ hội đột phá cho doanh nghiệp toàn cầu. Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua hợp tác và chia sẻ tri thức, CMC sẽ cùng TP.HCM và cộng đồng quốc tế tạo nên một tương lai kết nối, sáng tạo và đầy trách nhiệm".Trong đó, CMC tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên công bố sáng kiến Chiến lược Chuyển đổi AI-Enable your AI.X, được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp và tổ chức, nhằm khai phá tiềm năng trí tuệ nhân tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động. Lần đầu tiên, Chiến lược Enable your AI.X được công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Davos 2025. Chiến lược này được xây dựng dựa trên nền tảng C.OpenAI, hệ sinh thái mở AI hàng đầu với 25 công nghệ AI lõi made by CMC, giúp các đối tác triển khai các giải pháp AI một cách linh hoạt, hiệu quả và bền vững.Ngoài ra, CMC đã đầu tư trên 1.000 tỉ đồng cho 2 nền tảng CMC Cloud và C.OpenAI và sẽ tiếp tục đầu tư 200 triệu USD từ nay đến 2030, quyết tâm đạt vị trí số 1 về Cloud và AI 2028, và đi ra thị trường thế giới khẳng định vị thế trên trường quốc tế 2030. Chiến lược AI.X dựa trên nền tảng C.OpenAI của CMC không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng AI mà còn khẳng định khả năng làm chủ và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Sự kiện tại Davos 2025 là minh chứng rõ nét cho tầm nhìn của CMC và vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Với chiến lược AI.X cùng nền tảng Hệ sinh thái C.OpenAI và sự đồng hành cùng TP.HCM, CMC cam kết xây dựng một hệ sinh thái AI toàn diện, đưa Việt Nam trở thành ngọn cờ đầu trong lĩnh vực công nghệ tại khu vực và thế giới.
Theo quyết định số 11 ngày 23.1 của Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí, năm 2025 thanh tra theo kế hoạch gồm có các tòa:Vụ Giám đốc kiểm tra I TAND tối cao.Vụ Giám đốc kiểm tra II TAND tối cao.TAND cấp cao tại Hà Nội.TAND cấp cao tại TP.HCM.TAND TP.Hà Nội và 4 đơn vị TAND cấp huyện TP.Hà Nội.TAND tỉnh và 2 TAND cấp huyện của các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, Đồng Nai và Kiên Giang.Căn cứ tình hình thực tiễn, TAND tối cao sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại một số TAND khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý.Theo yêu cầu công tác, Chánh án TAND tối cao chỉ đạo một số TAND tự tiến hành thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả về TAND tối cao (thông qua thanh tra). TAND tối cao sẽ xem xét, đánh giá kết quả thanh tra của tòa cấp dưới và tiến hành thanh tra lại khi xét thấy cần thiết.Đoàn thanh tra lựa chọn một số hoặc tất cả nội dung sau:Thanh tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ.Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ, việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, người giữ chức danh tư pháp trong tòa án theo quy định của pháp luật và các quy định của tòa án.Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đơn vị về các mặt công tác: tổ chức, cán bộ; đầu tư xây dựng cơ bản; tài chính, kế toán; thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân và công tác khác theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng.Thực hiện chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng gắn thanh tra công vụ với kiểm tra nghiệp vụ.Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; xác định thanh tra, kiểm tra là một trong các biện pháp quan trọng trong quản lý, điều hành của người đứng đầu.Chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ, công chức trong đơn vị, nhất là hành vi lợi dụng nhiệm vụ để tham nhũng, tiêu cực phải xử lý nghiêm để làm gương. Đồng thời chủ động rà soát, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh các quy định chưa phù hợp đối với cấp có thẩm quyền để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.Qua thanh tra, kiểm tra, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong tòa án. Từ đó kịp thời có các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.Kế hoạch thanh tra phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tòa án, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra…Việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra phải có nội dung, đề cương cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.Kết thúc thanh tra phải có báo cáo, kết luận một cách khách quan, toàn diện và công khai kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật. Mục đích để đối tượng thanh tra và các đơn vị có liên quan khắc phục hậu quả, xử lý các sai phạm (nếu có), và có biện pháp chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác.
Volkswagen Teramont có thêm bản Limited Edition trang bị 'xịn', giá 2,138 tỉ đồng
Trước khi chạm trán ở vòng 13 V-League 2024-2025 hôm nay trên sân Vinh, CLB SLNA cùng đội Hải Phòng thi đấu bết bát. Đội bóng xứ Nghệ đứng áp chót trên bảng xếp hạng khi có 9 điểm sau 1 trận thắng, 6 trận hòa, 5 trận thua. CLB Hải Phòng xếp hạng 11 với 11 điểm sau 2 trận thắng, 5 trận hòa, 5 trận thua. Tình thế này khiến 2 đội dồn quyết tâm khi đối đầu nhau nhằm tìm đường thoát hiểm. Với lực lượng được đánh giá cân bằng, đội SLNA và Hải Phòng tạo nên thế trận giằng co, cạnh tranh quyết liệt trong từng pha bóng. Vua phá lưới giải U.23 Đông Nam Á năm 2023 Đinh Xuân Tiến phá vỡ bế tắc với pha dứt điểm hiệu quả khi đối mặt với thủ môn Đình Triệu ở phút 41, đưa đội chủ nhà SLNA vượt lên dẫn trước. Đây mới là bàn thắng đầu tiên của tiền đạo 22 tuổi Đinh Xuân Tiến ở V-League 2024-2025, tiếp thêm động lực cho anh cùng các đồng đội hướng đến việc bảo vệ thành quả.Các cầu thủ Hải Phòng chơi tấn công chủ động hơn ở hiệp 2 nhằm tìm kiếm bàn gỡ hòa. Phút 85, Lucas Silva đưa được bóng vào khung thành đội chủ nhà SLNA, tuy nhiên sau đó trọng tài với sự hỗ trợ của VAR đã không công nhận bàn thắng của tiền đạo này vì cho rằng 1 cầu thủ đội Hải Phòng bị việt vị. Thủ môn Đình Triệu và các đồng đội chịu đựng nỗi buồn không sao tả xiết.3 điểm quý giá sau chiến thắng trước CLB Hải Phòng giúp CLB SLNA vượt qua chính đối thủ này trên bảng xếp hạng vòng 13 V-League 2024-2025. Đội hình ra sân: +SLNA: Văn Việt, Văn Huy, Đình Hoàng, Văn Thành, Xuân Tiến, Mạnh Quỳnh, Văn Bách, Quang Vinh, Benjamin Kuku, Eduardo.+Hải Phòng: Đình Triệu, Tiến Dụng, Nhật Minh, Văn Tới, Trung Hiếu, Việt Hưng, Hoàng Nam, Hữu Sơn, Chery, Pinto, Lucas Silva.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn