Cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq chốt tuần tăng vọt lên đỉnh mới
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương: Nguy cơ dịch qua biên giới vào nội địa, bùng phát rất lớn
Chưa đầy nửa năm sau khi mở bán tại Philippines - thị trường quốc tế đầu tiên, mẫu xe điện cỡ nhỏ VinFast VF 3 vừa tiếp tục gây chú ý, khi chính thức đặt chân đến Indonesia; thông qua Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) 2025.Tại "xứ vạn đảo", mẫu xe "hạt tiêu" nhà VinFast sẽ phân phối với duy nhất tùy chọn mua xe kèm pin. Mức giá niêm yết 227.650.000 IDR (tương đương khoảng 360 triệu đồng), cao hơn đáng kể so với cùng tùy chọn tại thị trường Việt Nam 322 triệu đồng) và thị trường Philippines (745.000 peso, tương đương 328 triệu đồng). Mặc dù vậy, với 1.000 khách hàng đầu tiên, hãng áp dụng thêm chương trình ưu đãi trị giá 7.850.000 IDR (tương đương khoảng 12 triệu đồng).Đáng chú ý, tương tự tại Việt Nam, VinFast cũng triển khai chương trình miễn phí sạc tại hệ thống trạm sạc của hãng do V-GREEN vận hành. Áp dụng từ nay đến hết 1.3.2028 đối với chủ xe VF 3 và hết ngày 31.12.2027 đối với chủ sở hữu các mẫu xe VF 5 và VF e34. Hãng xe Việt cho biết sẽ cùng V-GREEN đặt mục tiêu phát triển 30.000 cổng sạc VinFast trên toàn lãnh thổ Indonesia đến cuối năm 2025.Đặc biệt, cùng với 2 mẫu xe "đàn anh", đây cũng là lần đầu tiên VF 3 được bố trí tùy chọn tay lái nghịch nhằm tương thích với thị trường Indonesia. Các thông số và trang bị khác về cơ bản vẫn giống với VF 3 tại quê nhà Việt Nam.Cụ thể, mẫu mini-SUV này sở hữu kích thước các chiều dài, rộng, cao lần lượt 3.190 x 1.679 x 1.652 (mm), khoảng sáng gầm xe 175 mm. Thiết kế nổi bật với biểu tượng hình đôi cánh dang rộng ở đầu xe. VF 3 trang bị bộ mâm hợp kim kích thước 16 inch.Bên trong ca-bin, mẫu xe của VinFast bố trí 2 cửa với 4 ghế ngồi; gồm hai ghế riêng biệt ở hàng trước và một ghế đôi cho hành khách phía sau. Ngoài ra, xe nổi bật với màn hình giải trí cảm ứng cỡ lớn 10 inch, cùng cần gạt chuyển số sau vô-lăng.Ở khả năng vận hành, VF 3 sử dụng động cơ điện có công suất tối đa 43 mã lực và mô-men xoắn cực đại 110 Nm, bộ pin lithium-ion dung lượng 18,64 kWh, có thể di chuyển tới 215 km sau mỗi lần sạc đầy, khả năng sạc nhanh từ 10% - 70% trong 36 phút. VF 3 tăng tốc từ 0 - 50 km/giờ trong vòng 5,3 giây và đạt vận tốc tối đa lên đến 100 km/giờ.Tại Indonesia, VinFast áp dụng chính sách bảo hành hấp dẫn lên tới 7 năm hoặc 160.000 km cho xe (tùy điều kiện nào đến trước) và 8 năm không giới hạn km cho pin.Ngoài ra, xe cũng có nhiều tùy chọn màu khác biệt cho thị trường "vạn đảo". Cụ thể, ngoài các màu cơ bản thường thấy như trắng, đỏ và xám; mẫu mini-SUV của VinFast cũng có thêm màu đen (độc quyền tại thị Indonesia), cung cấp bốn tùy chọn hai tông màu gồm vàng, xanh lá, xanh dương và hồng phấn, tất cả đều kết hợp với nóc xe sơn trắng.Những chiếc VinFast VF 3 tay lái nghịch đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao đến khách hàng tại Indonesia từ tháng 4.2025. Như vậy, dù chỉ chính thức ra mắt lần đầu tiên từ tháng 8.2024, nhưng đây đã là thị trường quốc tế thứ 2 mẫu "xe hạt tiêu" thương hiệu Việt đặt chân đến.Tại Việt Nam, VF 3 đã ghi nhận thành công ngoài mong đợi với doanh số lũy kế năm 2024 đạt hơn 25.000 xe sau 5 tháng mở bán. Mẫu xe này cùng "đàn anh" VF 5 giúp VinFast ghi dấu một năm "bùng nổ" với lượng xe bàn giao đạt gần 87.000 chiếc.
Ám ảnh di chuyển hàng chục cây số đi làm trong trời nắng gắt
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.
Tập 8 Bước nhảy hoàn vũ lên sóng với màn tranh tài của dàn thí sinh gồm Hooyeon, Minyoung, Vi Anh, Lê Hoàng Phương và Ngọc Hằng. Đảm nhận vai trò giám khảo ngoài kiện tướng Chí Anh, Khánh Thi còn có sự góp mặt của NSND Trần Ly Ly, Phan Hiển…Trong đêm thi, đáng chú ý là tiết mục của Hoa hậu Lê Hoàng Phương và bạn diễn Kristian Yordanov. Cặp đôi chọn thể hiện slow waltz, trên nền nhạc ca khúc Từng là. Sau khi nàng hậu quê Khánh Hòa thực hiện xong bài thi, MC Nguyên Khang ngẫu hứng mời Khánh Thi - Phan Hiển lên thị phạm. Không ngần ngại, vợ chồng nữ kiện tướng kết hợp ăn ý trong sự cổ vũ của mọi người.Trong khi các giám khảo nhún nhảy, đồng loạt giơ bảng 10 điểm để cổ vũ Khánh Thi, Phan Hiển thì giám khảo Chí Anh lại giơ bảng 7 điểm. Khi được MC hỏi lý do, nam kiện tướng chỉ bật cười. Trước tình huống này, Khánh Thi bất ngờ quay sang dành nụ hôn cho Phan Hiển, khiến trường quay như vỡ òa. Quay trở lại phần thi của Lê Hoàng Phương, giám khảo Chí Anh đánh giá cao cách chọn bối cảnh bài thi. Anh nhận xét: “Khi bắt đầu vào có lẽ bạn hơi run, nhưng sau đó bạn đã bắt nhịp được ngay. Thần thái của bạn ngày hôm nay tốt hơn so với những tiết mục trước”. Trong khi đó, giám khảo Trần Ly Ly nhận xét: “Những người diễn viên hay người nhảy thì mục đích cuối cùng vẫn là đem đến cảm xúc cho người xem, tạo ra không gian như thế tràn ngập cả khán phòng khiến cho Khánh Thi - Phan Hiển cũng phải ra nhảy. Tôi thì mong muốn phải có độ khó hơn nữa”. Với phần thể hiện này, Lê Hoàng Phương nhận được 9 điểm từ giám khảo Chí Anh, giám khảo Sandra Mosa, giám khảo Khánh Thy và giám khảo Trần Ly Ly. Trong khi đó, Phan Hiển trao 9,5 điểm cho cặp đôi. Đón nhận kết quả, Lê Hoàng Phương nói cô vui khi có được bài thi trọn vẹn, chinh phục khán giả. Người đẹp nói sẽ tiếp thu ý kiến của ban giám khảo để hoàn thiện hơn trong vòng sau.
Bình Phước: Hơn 1.000 người tham gia chạy vì sức khỏe toàn dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.