Quốc vương Thái Lan dự duyệt binh, quân đội tuyên thệ trung thành
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng triều cường xâm thực, sạt lở cuốn trôi đất đai, nhà cửa của các hộ dân sống tại khu vực cửa biển Sa Cần (thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng. Hiện có gần 100 người ở khu vực này đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và an toàn tính mạng.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực cửa biển Sa Cần bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền hơn 10 m với chiều dài gần 500 m. Tình trạng này gây ảnh hưởng cuộc sống và đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, nhà ở của người dân. Nhiều hộ dân đã gia cố bằng cọc tre, bờ đá, xây tường chắn bằng đá hộc… để ngăn ngừa sạt lở. Tuy nhiên, việc gia cố chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng chống chịu khi sóng lớn, thiên tai, bão lũ xảy ra.Bà Nguyễn Thị Bằng (51 tuổi, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông) cho biết, năm 2020, bão số 9 đổ bộ khu vực cửa biển Sa Cần, nhà của bà bị sập một phần, hư hỏng nghiêm trọng. "Đến hiện tại, tôi vẫn chưa xây lại được nhà ở. Ngôi nhà không có người ở trong thời gian dài bị cỏ dại mọc, tường bám đầy rêu, nhiều hạng mục xuống cấp", bà Bằng nói.Để ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương luôn theo dõi triều cường, sóng lớn, bão lũ, khoanh vùng các khu vực nguy hiểm; thường xuyên thông tin cho các hộ dân biết, sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời, chủ động khắc phục, hạn chế sạt lở bờ biển bằng các vật liệu tại chỗ, sẵn có. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, dân quân, công an phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển… để kịp thời ứng phó, gia cố bờ biển khi xảy ra sạt lở.Trước tình hình trên, UBND H.Bình Sơn đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở cửa biển Sa Cần ở xã Bình Đông và đầu tư khẩn cấp kè kiên cố chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, nhà ở, đất ở của người dân.Còn tại bờ biển An Quang Đông (TT.Cát Khánh, H.Phù Cát, Bình Định), triều cường xâm thực khiến nước biển dâng cao kết hợp sóng lớn đã gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn kết hợp triều cường đã "nuốt" 1/3 nền nhà của 1 hộ dân trong khu vực cùng nhiều diện tích hồ nuôi tôm, công trình phụ của 2 hộ dân lân cận.Ngày 9.1, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND TT.Cát Khánh, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo với UBND H.Phù Cát về tình trạng sạt lở, xâm thực tại bờ biển An Quang Đông, đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện sớm xem xét, có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ dân bị ảnh hưởng.Theo ông Tiến, nhà ở của ông Trương Văn Đông xây dựng năm 2019 với diện tích 72 m2, tại khu phố An Quang Đông. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tình trạng sạt lở hàm ếch phần móng, nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng có nguy có sập nhà bất cứ lúc nào."Trước đợt thiên tai năm 2024, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời đến nơi an toàn, trong nhà chỉ còn lại một số ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Hiện nay, các hội đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ người dân di dời đồ đạc ra khỏi nhà để tránh bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng và người dân tại địa phương đã dùng bao cát, đá chẻ để chắc sóng các đoạn xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng hộ dân", ông Tiến nói.Hyundai Accent 2021 và Honda City 2021: xe Hàn - Nhật đua tranh
Vì một lần tình cờ bắt gặp những chàng cầu thủ “điển trai” của Trường ĐH Quy Nhơn, nữ sinh của Trường ĐH Nha Trang quyết định sẽ đến cổ vũ cho những cầu thủ này.Tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang, trong trận đấu giữa Trường ĐH Quy Nhơn và Trường CĐ Du lịch Nha Trang, chính là sự góp mặt không ít của các CĐV đến từ đội chủ nhà. Vừa là nơi mình theo học và cũng là nơi tổ chức đá bóng sinh viên tại thành phổ biển Nha Trang, nên những nữ CĐV này đã dành thời gian đến sân bóng cổ vũ cho các đội bóng thi đấu trên sân nhà.Với tinh thần cổ vũ là chính, những CĐV chia sẻ họ kỳ vọng các đội sẽ chơi hết mình, chơi đẹp, thắng đẹp, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ. Đúng như kỳ vọng của những nữ CĐV, kết thúc trận đấu chính là chiến thắng với tỷ số 2-1, nghiêng về đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn trong trận đối đầu với Trường CĐ Du lịch Nha Trang, tại Vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO.
BSR sẵn sàng đảm bảo an toàn và ứng phó mọi sự cố
Sáng nay (23.2), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27.1.1995-27.1.2025). Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành và địa phương...Ngày 27.1.1995, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 16/CP thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, từ 3 trường ĐH thành viên với 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, đến nay hệ thống ĐHQG TP.HCM đã mở rộng thêm các lĩnh vực như: nông nghiệp, sư phạm, khoa học sức khỏe, nghệ thuật. Từ đó, góp phần hoàn thiện mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng cả về không gian khi có thêm thành viên mới ở vùng ĐBSCL. Cơ chế tự chủ giúp đa dạng hóa nguồn lực tài chính, nổi bật là có 7 trên 8 trường ĐH thành viên đã tự chủ tài chính. Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM - mô hình quỹ ĐH đầu tiên của Việt Nam, đã huy động được gần 400 tỉ đồng tài trợ giúp sinh viên vượt khó.Với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có năng lực lãnh đạo và có tư duy khởi nghiệp, ĐHQG TP.HCM đã đào tạo và cung cấp gần 400.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ. Đơn vị ĐH này là cái nôi đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ cấp chiến lược cho đất nước trong đó nhiều lãnh đạo giữ vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước; nhiều doanh nhân thành đạt, nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong và ngoài nước cũng trưởng thành từ đây.ĐHQG TP.HCM còn là đơn vị tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip-bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng; dẫn đầu cả nước về số chương trình được xếp hạng thế giới. Đến năm 2025, ĐH này đã có 17 ngành, 3 lĩnh vực được xếp hạng, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế. Về nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số bài báo công bố quốc tế với dấu mốc ấn tượng gần 3.200 bài báo trong danh mục Scopus năm 2024 (chiếm 13,6% tổng công bố cả nước). ĐH này còn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ với nhiều bằng sáng chế quốc tế, nhiều sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là tế bào gốc, kỹ thuật y sinh, trí tuệ nhân tạo, chip - bán dẫn, đạt doanh thu trung bình 250-300 tỉ đồng mỗi năm.ĐHQG-HCM đã phát triển Khu đô thị ĐH xanh, thân thiện, hiện đại đầu tiên của cả nước với hệ thống giao thông được kết nối đồng bộ. Đáng chú ý trong đó, khu ký túc xá có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với hơn 50.000 chỗ ở hoàn thành...Với những thành tích xuất sắc đạt được, ĐHQG TP.HCM đã vinh dự được trao tặng các danh hiệu, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng nhất, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, ĐHQG TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.Tầm nhìn của ĐHQG TP.HCM là trở thành hệ thống ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam với 3 giá trị cốt lõi: xuất sắc, tiên phong, chính trực trong đào tạo, nghiên cứu; trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động; gắn kết, phục vụ cộng đồng.Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%; đạt hơn 10 huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế cho các môn toán, tin học, vật lý, hóa học, sinh học; hầu hết sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp; công bố hơn 35.000 bài báo khoa học trong danh mục Scopus; có các chương trình đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học trong nhóm 50 châu Á…
Theo NSND Xuân Bắc, bên cạnh nhiều chương trình hoành tráng, quy mô, không thể không nhắc đến các chương trình đã để lại nhiều tiếng vang và nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Đó là 4 concert của Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say hi có hàng chục nghìn người xem. Độ hot của chương trình thể hiện ở sự khan hiếm vé trên thị trường."Nếu trước đây, có những chương trình bán mãi không hết vé, thì bây giờ có chương trình không có vé để bán. Đó là tín hiệu đáng mừng của ngành nghệ thuật.Có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đã có những manh nha, những bước đầu của công nghiệp văn hóa. Nếu chúng ta đánh giá bằng quy mô, hiệu ứng xã hội, hiệu quả tác động xã hội thì chúng ta đã có những bước đầu của việc phát triển công nghiệp văn hóa. Tất nhiên, mới chỉ là bước đầu. Còn phải tổng kết, đánh giá và nghiên cứu toàn diện hơn nữa", NSND Xuân Bắc nhấn mạnh.NSND Xuân Bắc cho biết thêm, Cục Nghệ thuật biểu diễn đang có những thống kê, báo cáo, tổng kết của hai đơn vị tổ chức hai chương trình âm nhạc lớn này với đầy đủ các thông tin, dữ liệu. Từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khâu tổ chức concert. Sắp tới, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ có những trao đổi hết sức nghiêm túc, bài bản với hai đơn vị tổ chức các concert có những nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cho Bộ VH-TT-DL, nhằm đưa ra các chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho những chương trình như trên được diễn ra.
ĐBSCL đang chuyển hướng
Khoảng 14 giờ ngày 31.12.2024, ô tô biển kiểm soát 34A-707.XX do ông V.Đ.H. điều khiển, khi di chuyển trên đường tỉnh 392 đã đâm thẳng vào rạp đám tang do gia đình ông Đ.V.T dựng chiếm dụng lòng đường, tại Km 0+200 đường tỉnh 392 thuộc địa bàn thị trấn Kẻ Sặt (H.Bình Giang). Vụ tai nạn làm 5 người bị thương, được đưa đi bệnh viện điều trị.Ông V.Đ.H. (53 tuổi) là Chánh thanh tra UBND H.Bình Giang. Kiểm tra nồng độ cồn sau vụ tai nạn, lực lượng chức năng xác định ông này có vi phạm.Nguyên nhân vụ việc bước đầu được xác định là do ông H. không chú ý quan sát khiến ô tô đâm vào rạp đám tang dựng trên đường tỉnh 392, ngược với hướng ô tô đang di chuyển.Cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân vụ tai nạn cũng xuất phát từ việc gia đình ông Đ.V.T dựng rạp chiếm lòng đường tỉnh 392.Trao đổi với Thanh Niên chiều 1.1, một lãnh đạo UBND H.Bình Giang xác nhận vụ việc."Công an H.Bình Giang đang giải quyết vụ việc và đã báo cáo lên Công an tỉnh Hải Dương và Cục Cảnh sát giao thông. Chúng tôi mới nhận được báo cáo nhanh về vụ việc, đang chờ kết quả giám định nồng độ cồn", vị lãnh đạo này cho biết.