Hủy môn đi bộ xuyên rừng U Minh Hạ vì nguy cơ cháy rừng cao
Bên cạnh SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay (tháng 12.2025), giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á (AFF Cup) 2025 sẽ là sân chơi hấp dẫn mà đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài. Đây là giải đấu mà thầy trò HLV Mai Đức Chung từng 3 lần vô địch, trong đó lần gần nhất là vào năm 2019, khi Việt Nam thắng 1-0 trước chủ nhà Thái Lan ở trận chung kết nhờ bàn thắng của trung phong Huỳnh Như. AFF Cup nữ có lịch sử phát triển từ năm 2004, với 12 kỳ đã được tổ chức cùng những trận cầu tranh tài chất lượng từ các nữ tuyển thủ hàng đầu khu vực với tài năng vượt trội. Trong những năm gần đây, khi các môn thể thao dành cho nữ giới trở thành tâm điểm trên toàn cầu, thành tích của các đội tuyển quốc gia nữ Đông Nam Á cũng đang dần được khẳng định ở trình độ quốc tế. Thái Lan đã dự World Cup 2015 và 2019, còn Việt Nam và Philippines dự World Cup 2023.Tại Asian Cup 2022, Philippines giành vị trí đồng hạng ba, còn Việt Nam đứng hạng năm chung cuộc, đồng nghĩa với tấm vé dự World Cup 2023.Điều đó tạo nên sức hấp dẫn cho AFF Cup nữ 2025. Bảy đội tuyển khu vực Đông Nam Á bao gồm đương kim vô địch Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Singapore cùng sự góp mặt của đội tuyển nữ Úc (cũng thuộc AFF) sẽ tạo nên những cuộc tranh tài đáng xem. Úc là thế lực hàng đầu của bóng đá nữ thế giới, khi từng lọt vào bán kết World Cup 2023 sau khi hạ nhiều đội mạnh, trong đó có Pháp, và chỉ chịu dừng bước trước Anh trên chấm luân lưu. Cuộc chạm trán Úc sẽ là thử thách thú vị cho những nền bóng đá nữ mới nổi như Việt Nam, Philippines. Hôm nay (4.3), Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã công bố MSIG, công ty bảo hiểm đứng đầu Đông Nam Á về doanh thu phí, trở thành nhà tài trợ chính đầu tiên của giải bóng đá nữ quốc tế hàng đầu khu vực với tên gọi ASEAN MSIG Serenity Cup.Việc MSIG trở thành nhà tài trợ chính cho giải đấu một lần nữa khẳng định vị thế và tầm quan trọng của giải thi đấu nữ hàng đầu Đông Nam Á, đồng thời nâng cao hơn nữa vai trò của bóng đá nữ trên toàn khu vực.Ông Katsumi Kuzuno, Tổng giám đốc MSIG Việt Nam, cho biết: "Trở thành nhà tài trợ chính của Giải vô địch bóng đá nữ phản ánh nỗ lực của chúng tôi trong việc hỗ trợ bóng đá nữ, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi đội tuyển nữ quốc gia đã đạt được thành công đáng kể. Quan hệ đối tác này khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc phát triển môn bóng đá nữ, trao quyền cho nữ giới và thúc đẩy bình đẳng giới. Bằng cách ủng hộ các nữ VĐV và ước muốn của họ, chúng tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng về sự tự tin và nguyện vọng tới phụ nữ, dù họ ở bất kì vai trò nào".'Xe đặc vụ' Chevrolet Suburban 2008 rao giá 2 tỉ đồng tại Việt Nam
Mới đây, anh N.Đ (ngụ Bình Phước) tra cứu vi phạm qua hình ảnh thì thấy xe của mình "dính" phạt nguội lỗi chạy quá tốc độ ở Vĩnh Phúc. Anh N.Đ bất ngờ vì chưa từng chạy xe ra tới ngoài này nên hoang mang lên mạng tìm cách xử lý.Câu chuyện của anh N.Đ được nhiều người đoán, có thể ai đó "chơi chiêu" dán biển số, tình cờ biển số dán giống biển số của anh Đ. nên anh "dính chưởng". Tuy nhiên, mọi người cũng động viên anh rằng, nếu khác loại xe thì chứng minh với CSGT rất dễ dàng. Một số người khác lo lắng, nếu phải chạy từ Bình Phước ra Vĩnh Phúc để gặp trực tiếp CSGT, giải trình đây không phải xe của mình thì rất tốn kém: thời gian, chi phí đi lại, ăn ở. Các khoản phí gộp lại có khi... cao hơn tiền đóng phạt. Trường hợp này, anh Đ. cho hay, hình ảnh cho thấy chiếc xe vi phạm có trùng màu và trùng biển số với xe anh, nhưng khác loại xe.Tài khoản Lê Hún chia sẻ, anh đã từng xử lý trường hợp như thế này. Cụ thể, trong thông báo vi phạm qua hình ảnh được gửi về địa chỉ nhà (chủ xe), CSGT sẽ yêu cầu chủ xe hoặc người liên quan liên hệ đội CSGT phát hiện vi phạm hoặc công an địa phương nơi chủ xe cư trú để làm việc. Lúc này, chủ xe có thể gửi đơn khiếu nại đề nghị giải quyết qua công an địa phương. Trong đơn, chủ xe cần ghi rõ rằng xe của mình chưa từng đi tới địa điểm như thông báo vi phạt nguội. Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết, trả lời bằng văn bản theo quy định. Trường hợp không nhận được thông báo gửi về nhà, tài khoản Lê Hún cho rằng, chủ xe có thể copy đường link báo lỗi vi phạm của trang web tra cứu để đề nghị cơ quan chứng năng xác minh làm rõ, yêu cầu xóa lỗi.Nhiều người động viên chủ xe: "Khác loại xe thì không sao đâu, mất thời gian tí thôi". Trong khi đó, một số người cẩn trọng hơn thì nhắc chủ xe nên kiểm tra trên ứng dụng, đúng trang web của Cục CSGT, còn nếu nhận thông báo phạt nguội qua điện thoại thì chắc chắn là lừa đảo. Theo lãnh đạo một đội CSGT, trường hợp bị báo lỗi phạt nguội nhưng xác định chắc chắn không phải xe của mình, chủ xe có thể chủ động liên hệ với nơi ra thông báo - đơn vị phát hiện vi phạm, để kiểm tra, đối chiếu biển số, màu sơn, loại xe. Trường hợp của anh N.Đ là trùng biển số, màu sơn nhưng khác loại xe nên sẽ không mất nhiều thời gian. Anh N.Đ có thể làm đơn, cung cấp hình ảnh của phương tiện, gửi kèm qua đường bưu điện đến địa chỉ của nơi ra thông báo vi phạm để được xử lý. "Trường hợp này, trách nhiệm của đơn vị ra thông báo vi phạm qua hình ảnh phải chứng minh xe anh là xe vi phạm, chủ xe không cần chứng minh mình không vi phạm nên không phải lo lắng tìm lại bằng chứng xem ngày, giờ đó xe đang ở đâu", CSGT chia sẻ. Cũng theo CSGT, trường hợp dán biển số hiện nay khá ít gặp vì lắp biển giả, dán keo đè biển số không đúng với giấy đăng ký xe bị phạt khá cao. Cụ thể, Nghị định 168/2024 quy định, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng, người lái xe máy bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng khi sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe.
Atalanta: Sự trỗi dậy của 'Nữ thần'
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Theo TechRadar, một vụ lừa đảo vé xem ca nhạc quy mô lớn vừa bị phanh phui, liên quan đến hai cựu nhân viên của trang web bán vé nổi tiếng StubHub. Cặp đôi này đã bị cáo buộc sử dụng kiến thức nội bộ và một lỗ hổng bảo mật để đánh cắp và bán lại hàng trăm vé, chủ yếu là vé của tour diễn 'Eras' gây sốt của Taylor Swift.Theo thông tin từ văn phòng địa phương, hai nhân viên Tyrone Rose và Shamara Simmons đã bị bắt giữ và đối mặt với nhiều tội danh, gồm trộm cắp tài sản lớn, can thiệp máy tính và âm mưu phạm tội. Nếu bị kết tội, họ có thể phải ngồi tù tới 15 năm.Với vai trò là nhân viên StubHub, Rose được cho là đã lợi dụng quyền truy cập hệ thống của công ty để tìm ra một 'cửa hậu' bảo mật. Tại đây, Rose đã can thiệp vào quy trình phân phối vé điện tử, chuyển hướng các đường link (URL) chứa vé đã bán đến cho đồng phạm Simmons.Bằng cách này, chúng đã chiếm đoạt hơn 900 vé, phần lớn là vé của Eras Tour, cùng với vé của các sự kiện thể thao lớn như NBA và US Open. Ước tính, cặp đôi này đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ lên tới hơn 635.000 USD (khoảng 16,2 tỉ đồng), trung bình mỗi vé 'bỏ túi' tới 700 USD.Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn lừa đảo vé, đặc biệt là đối với các sự kiện đình đám như tour diễn của Taylor Swift. Sự khan hiếm vé và tâm lý muốn sở hữu bằng được của người hâm mộ đã tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo trục lợi.Điều đáng lo ngại là trong trường hợp này, vé được mua bán trên một nền tảng hợp pháp như StubHub, nhưng người mua vẫn trở thành nạn nhân. Vụ việc cho thấy ngay cả những nền tảng lớn cũng cần tăng cường an ninh mạng để bảo vệ khách hàng.
Trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết: Nhiều người bất ngờ vì đường sá thông thoáng
Chiều 17.2, TAND Q.1 (TP.HCM) mở phiên tòa và hoãn xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Hà và bị đơn Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam.Trong phần thủ tục, đại diện hợp pháp của bị đơn có đơn xin hoãn phiên tòa kèm hồ sơ bị bệnh. Sau khi hội ý, HĐXX xét thấy việc vắng mặt của người đại diện là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên hoãn phiên tòa theo luật định. Đồng thời, HĐXX cũng thông báo phiên tòa sẽ được mở lại vào sáng 28.2 tới. Theo đơn khởi kiện, bà Hà trình bày, trong vụ án tranh chấp lao động giữa bà Hà và Công ty TNHH nghiên cứu Thiên Đỉnh (gọi tắt Công ty Thiên Đỉnh) vào năm 2023, thì Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam là bên tư vấn dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh, và cử luật sư đại diện ủy quyền, bảo vệ quyền lợi cho Công ty Thiên Đỉnh tại tòa. Tuy nhiên, theo bà Hà, Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam là công ty luật 100% vốn nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam. Theo quy định, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam chỉ được thực hiện tư vấn pháp luật, và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng là người đại diện ủy quyền, bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trước tòa án.Ngoài ra, bà Hà trình bày, quá trình Baker McKenzie Việt Nam tư vấn dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh, thì phía Baker McKenzie cử 2 cá nhân là nhân viên nhưng không có ủy quyền hợp pháp đã tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các cuộc điều tra, rà soát; trực tiếp thu giữ máy tính, điện thoại di động của bà Hà vào 2 ngày là 14.2.2020 và 1.4.2020; cử một người không phải luật sư nhưng tham gia tư vấn pháp luật về phương án sử dụng lao động của Công ty Thiên Đỉnh, mục đích cho bà Hà nghỉ việc, xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà.Cho rằng Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam khi thực hiện dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh đã có một số vi phạm pháp luật, vi phạm phạm vi hành nghề, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp cho bà, nên bà khởi kiện yêu cầu Baker McKenzie Việt Nam xin lỗi công khai, bồi thường tổn thất tinh thần 18 triệu đồng.