$431
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bắn cá lý tịnh. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bắn cá lý tịnh.UBND TP.Hà Nội đã có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc khu đô thị Nam hồ Linh Đàm (P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai), với diện tích khoảng 4,4 ha.Theo đó, Công ty CP đầu tư bất động sản Song Lộc đã trúng đấu giá khu đất thực hiện dự án nêu trên với thời hạn sử dụng 50 năm. Dự án có khoảng 2 ha đất xây dựng công trình nhà ở thấp tầng, hơn 1,5 ha đất xây dựng đường giao thông sử dụng vào mục đích công cộng…Giá khởi điểm được Hà Nội phê duyệt là hơn 86 triệu đồng/m2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 91 triệu đồng/m2. Tổng số tiền trúng đấu giá khoảng 1.800 tỉ đồng.Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Tuấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai, xác nhận mức giá khởi điểm để đấu giá 4,4 ha đất được xây dựng trên cơ sở của giá đất cũ được ban hành tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31.12.2019 (Quyết định số 30).Theo ông Đạt, để đưa ra mức giá khởi điểm nêu trên, phía Sở TN-MT Hà Nội đã căn cứ trên tờ trình của UBND Q.Hoàng Mai có nội dung về nguồn gốc đất, mật độ xây dựng, các chỉ tiêu theo quy hoạch được duyệt…Sau đó, Sở TN-MT Hà Nội làm việc với các bên liên quan, lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá để tiến hành các bước theo quy định. Mức giá khởi điểm được đơn vị tư vấn, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể thành phố trình lên và được UBND TP.Hà Nội ra quyết định phê duyệt.Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai Vũ Tuấn Đạt thừa nhận, ở thời điểm chuẩn bị tổ chức đấu giá 4,4 ha đất thì phía UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 71 quy định bảng giá đất mới và có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Tuy nhiên, sau đó, buổi đấu giá vẫn tiếp tục được tổ chức ngày 3.1, với sự tham gia của 2 đơn vị.Theo ghi nhận của Thanh Niên, khu đất 4,4 ha được đem ra đấu giá nằm giáp đường Bằng B rộng 7 m và ngõ hiện trạng rộng 4 m nối ra phố Linh Đường (P.Hoàng Liệt). Nơi đây cách Vành đai 3 khoảng 2,4 km; cách UBND Q.Hoàng Mai 4 km; cách công viên Yên Sở 3,9 km và cách hồ Gươm (Q.Hoàn Kiếm) khoảng 14 km.Theo Quyết định số 30, dự án giáp đường Bằng B có giá đất ở sau khi nhận hệ số 1,15 là hơn 21 triệu đồng/m2. Dựa trên kết quả thu thập thông tin, giá đất khởi điểm để tổ chức đấu giá thực hiện dự án được xác định là hơn 86 triệu đồng/m2, gấp 4,21 lần. Như vậy, giá trúng đấu giá là hơn 91 triệu đồng/m2 nếu so với giá đất ở Quyết định số 30 sau khi đã nhân hệ số sẽ cao gấp 4,3 lần.Trong khi đó, theo bảng giá đất mới tại Quyết định số 71 có hiệu lực từ 1.1.2025, giá đất ở vị trí 1 đường Bằng B là hơn 57 triệu đồng/m2. Do đó, giá trúng đấu giá chỉ gấp gần 1,6 lần so giá đất mới khi chưa được nhân hệ số.Liên quan đến giá đất cũ, trong năm 2024, Hà Nội đã tổ chức đấu giá nhiều khu vực trên địa bàn và lộ rõ nhiều bất cập, tồn tại do giá khởi điểm quá thấp. Hồi cuối tháng 12.2024, ngay sau khi Hà Nội ban hành Quyết định số 71 quy định về bảng giá đất mới, nhiều địa phương đã lập tức hủy các buổi đấu giá, trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng để xây dựng giá đất khởi điểm sát với giá thị trường. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bắn cá lý tịnh. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bắn cá lý tịnh.Ngay từ 6 giờ sáng, tiếng nhạc rộn ràng tại Sân 4A Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM) đã đánh dấu sự khởi hành chuyến xe Tết sum vầy 2025. Năm nay ban tổ chức đã bố trí hơn 40 xe để đưa toàn bộ số sinh viên và người lao động khó khăn về quê.Em Trần Thị Ngọc Thúy, sinh viên năm cuối Trường đại học Sài Gòn (quê Nghệ An) không giấu được xúc động khi nhận được vé xe về quê từ chương trình. "Bản thân em từng nhiều lần lo lắng về chi phí tàu xe, trăn trở không biết làm cách nào để về quê đón Tết như lời đã hứa với mẹ. Tấm vé xe từ chương trình cho em cảm nhận rõ như sự ấm áp, tử tế trong cuộc sống. Em tin chắc rằng bữa cơm Tết năm nay của mình sẽ thật ấm áp và chan chứa tình yêu thương", Thúy chia sẻ. Có mặt tại Nhà Văn hóa Thanh Niên từ 4 giờ sáng, cô Thủy (bán bánh tráng ở cầu Ông Lãnh) xúc động nói: "Mấy đứa cháu ngoại ngoài quê nhắn cô là tụi nó không ngủ hôm qua để đợi ngoại về. Vui dữ lắm. Mấy năm trước hội bán bánh tráng của cô có người về, người phải ở lại, tại vé xe đắt. Năm nay ai cũng về nên ngoài quê đông vui dữ lắm. Bình thường cô toàn ngủ tới 4 giờ mà nay 2 giờ là tự tỉnh rồi, nôn nao vui quá không ngủ được".Chuyến xe năm nay không chỉ ghi nhận sự hỗ trợ về mặt vật chất của đơn vị đồng hành mà có sự góp sức của đông đảo thế hệ cựu sinh viên, những người đã từng có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy những năm trước. Không chỉ đóng góp một phần thu nhập của mình, các cựu sinh viên còn chủ động tham gia với vai trò tình nguyện viên cho chương trình.Bạn Phan Thị Nhất (cựu sinh viên Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, quê Bình Định) chia sẻ: "Em đi chuyến xe Tết sum vầy từ năm 2015 đến 2019. Em mới từ Thái Lan về sau 4 năm làm việc ở nước ngoài và muốn rằng hiện tại chưa có tiền thì mình góp sức. Hy vọng ngày càng nhân rộng chương trình để các bạn sinh viên nghèo về quê đón Tết".Tham dự lễ tiễn có đồng chí Nguyễn Hải Nam (Ủy viên Ban chấp hành, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đoàn TNCS HCM), đồng chí Trần Thị Diệu Thúy (Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai (Thành ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy), đồng chí Trần Thu Hà (Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM), nhà báo Lâm Hiếu Dũng (Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên), ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam)…Sau phần phát biểu của đại diện Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và trao 30 vé tượng trưng, toàn bộ sinh viên và người lao động đã di chuyển ra xe theo sự sắp xếp của lực lượng tình nguyện viên. Mỗi người có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy cũng được các cấp lãnh đạo và đại diện đơn vị tài trợ Acecook Việt Nam trao tận tay các phần quà Tết để hành trang về nhà thêm đủ đầy, trọn vẹn.Tiếp nối thành công của những năm trước, chuyến xe Tết sum vầy 2025 trở lại trong bối cảnh nền kinh tế gặp không ít khó khăn do suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của cơn bão Yagi. Hơn bao giờ hết, những tấm vé về quê đón Tết trở nên cần thiết với các hoàn cảnh khó khăn.Chia sẻ tại lễ tiễn, ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam) nhấn mạnh: "Đây là năm thứ 5 Acecook Việt Nam có vinh dự được đồng hành cùng chương trình chuyến xe Tết sum vầy. Acecook Việt Nam rất vui được đóng góp một chút sức lực của mình giúp các bạn sinh viên và người lao động có thể về quê đón Tết, sum vầy cùng gia đình. Năm nay là năm đánh dấu 30 năm ngày bán hàng đầu tiên của công ty chúng tôi tại Việt Nam. Hiện nay, phát triển bền vững và mục tiêu phát triển bền vững là một trong những chủ đề nóng trên toàn thế giới. Việc đồng hành cùng các hoạt động cộng đồng, giống như chương trình Tết sum vầy hôm nay là một trong những mục tiêu cho hành động phát triển bền vững của công ty chúng tôi".Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và người lao động, Báo Thanh Niên đã phối hợp cùng SAC tổ chức chương trình Tết sum vầy 2025, với sự đồng hành của Công ty CP Acecook Việt Nam. Chương trình đã trao tặng 2000 vé xe về quê đón Tết cho sinh viên và người lao động khó khăn tại TP.HCM. Chương trình được chia thành 3 giai đoạn chính là: đăng ký và duyệt hồ sơ (từ đầu tháng 12.2024 đến 23.12.2024), phát vé (từ 23.12 đến 5.1.2025), triển khai lễ tiễn (5.1 - 20.1.2025).Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk-Gia Lai-Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã chính thức khép lại, đưa niềm hạnh phúc đoàn viên về khắp mọi miền đất nước. Tin rằng đây sẽ là khởi đầu tốt đẹp với tất cả những ai có mặt trong chuyến xe này trước thềm năm mới Ất Tỵ. ️
Bùi Thị Trang Thư (24 tuổi), đang làm việc cho một cơ quan Nhà nước trên đường Điện Biên Phủ, Q.3, chia sẻ: “Mình nghĩ rằng việc tăng lương không chỉ cải thiện đáng kể cuộc sống mà còn tạo động lực gắn bó với công việc. Công sức bỏ ra được đền đáp xứng đáng thì mình sẽ hứng khởi, vui vẻ làm việc hơn. Khi công việc gặp khó khăn hoặc cơ quan gặp trục trặc cũng sẽ có tinh thần gắn bó, cùng nhau vượt qua. Mình cũng hy vọng là chỉ mỗi lương tăng chứ đừng kéo theo các chi phí sinh hoạt, giá điện nước tăng, nếu như vậy thì thật là đâu cũng vào đấy, chẳng có gì khác biệt hết”.️
Điều gì thúc đẩy để anh trở thành nhà thiết kế áo dài?Lý do để tôi gắn bó với áo dài là nhờ sự may mắn khi các sản phẩm sáng tạo được đón nhận ngay từ ngày đầu. Ca sĩ Thùy Dung là người nổi tiếng đầu tiên mặc trang phục của tôi trên sóng truyền hình. Đó là một thiết kế đầm dạ hội cách tân từ áo dài nằm trong bộ sưu tập đồ án tốt nghiệp.Năm 2005, bộ sưu tập áo dài đầu tiên của tôi được đăng trên tạp chí Mốt, bộ sưu tập thứ hai trình diễn ở Festival Huế 2006. Sau này nhìn lại, tôi tự nhận đó là những mẫu áo dài khá "ngô nghê" nhưng chúng giúp tôi có được những khách hàng đầu tiên. Nhiều người biết đến tôi từ đó, họ vẫn gắn bó và đi cùng đến ngày hôm nay, khi tôi đã có một hành trình dài với áo dài Việt.Vì sao áo dài thập niên 1930 trở thành thương hiệu gắn với tên tuổi của Vũ Việt Hà?Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Từ năm 2007, tôi vẽ phác thảo, lên mẫu thật dựa vào tranh của các danh họa. Tôi theo đuổi công việc này ròng rã nhiều năm, vừa làm vừa đào sâu nghiên cứu, cải tiến, tinh chỉnh chi tiết, cập nhật xu hướng rồi từ đó hoàn thiện phom áo dài mang nét riêng.Ngoài phom dáng, điểm đặc biệt nhất trên áo dài xưa của tôi là chất liệu. Tất cả đều do tôi nghiên cứu và chọn lựa. Từ vải thổ cẩm đến tơ lụa, sợi gai, tơ dứa, tơ sen… đều do tôi tuyển chọn từ sợi thô, áp dụng cách dệt thủ công, nhuộm màu tự nhiên theo kỹ thuật của nghệ nhân làng nghề…Trong suốt 9 năm tham gia Vietnam Designers House (mô hình thành lập năm 2010, quy tụ nhiều nhà thiết kế Việt trưng bày và bán các thiết kế mới), trong khi mọi người đều làm áo dài chiết eo truyền thống thì tôi vẫn chọn áo dài xưa. Thời đó giá bán một chiếc áo tương đương 1 tháng lương của nhân viên văn phòng, nhưng tôi vẫn bán được dù chỉ 1 - 2 chiếc mỗi tháng. Tôi xem đó là động lực để bản thân cố gắng hơn nữa.Với số lượng bán ra khiêm tốn như vậy, làm sao anh sống được với nghề thiết kế?Tôi may mắn khi luôn nằm trong top các nhà thiết kế có doanh thu cao nhất nhì Vietnam Designers House. Tôi có đầm dạ hội, váy dạo phố cùng nhiều loại trang phục khác và chúng mang đến kinh tế để tôi nuôi đam mê áo dài.Mãi đến khoảng 6 năm trở lại đây, áo dài suông thập niên 1930 mới trở thành trào lưu được yêu thích. Việc những người đẹp nổi tiếng như Tăng Thanh Hà, nghệ sĩ múa Linh Nga mặc chụp ảnh tết hay đi chơi xuân càng góp phần lan tỏa mạnh hơn. Áo dài xưa đã tìm được chỗ đứng riêng.Hiện tại, tôi đã tự tin hơn với áo dài. Tôi vẫn say sưa nghiên cứu, tìm tòi các chất liệu mới và luôn đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Tôi rất trân trọng công việc này, mỗi bộ sưu tập là một câu chuyện, mỗi chiếc áo dài là một sản phẩm văn hóa truyền thống mang hơi thở cuộc sống.Tháng 6.2024, anh có màn xuất hiện ấn tượng tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam tổ chức tại TP.HCM. Vì sao đến mùa diễn thu đông tổ chức tại thủ đô Hà Nội anh lại vắng mặt?Tôi nhập viện gần 1 tháng sau khi vắt kiệt sức lực để làm cùng lúc 3 - 4 bộ sưu tập diễn ở tuần lễ thời trang, Festival Huế, lễ hội văn hóa…, tôi làm các bộ sưu tập nhỏ, các đơn hàng và thêm công việc giảng dạy. Vốn dĩ là người đam mê thể thao, ngày nào không tập là thấy uể oải không có sức khỏe, thiếu sự phấn chấn, sáng tạo, vậy mà tôi vẫn bị kiệt sức. Tôi nhận ra rằng không có sức khỏe thì không có gì cả, kể cả sức sáng tạo cũng sẽ thui chột.Thêm vào đó, 100% nguyên liệu cho bộ sưu tập mới tôi đặt hàng từ đồng bào vùng Tây Bắc. Đợt bão lũ lớn năm 2024 đã ảnh hưởng đến tiến độ. Hai yếu tố này khiến tôi hiểu rằng mình phải chậm lại. Tôi dừng kế hoạch ra bộ sưu tập mới ở sự kiện tại Hà Nội nhưng sẽ trở lại mạnh mẽ ở thời điểm gần Tết Nguyên đán và mùa xuân 2025.Anh quan niệm thế nào về sự bay bổng sáng tạo, đặc biệt trong sáng tạo áo dài?Có vô số nhà thiết kế làm áo dài, do đó để tạo dựng được thương hiệu không dễ. Tôi nghĩ để thành công đôi khi phải trả giá, phải đánh đổi bằng sức khỏe, thời gian, tiền bạc và cả sự thiệt thòi về mặt gia đình. Tuy nhiên, nếu kiên trì, đặt cái tâm vào công việc và có một chút may mắn thì thành quả rất xứng đáng.Tôi quan niệm mỗi lần ra mắt, bộ sưu tập mới phải dung hòa được các yếu tố về thẩm mỹ, hiệu ứng thị giác, mang đến cảm xúc và có tính ứng dụng trong cuộc sống. Có những thiết kế của tôi bị nhận xét quá bay bổng, quá nghệ thuật, nhưng thực ra tôi đã tự cân chỉnh giữa sáng tạo và ứng dụng. Thiết kế thời trang không chỉ để thỏa mãn cái tôi mà còn phải mang đến giá trị cho người mặc thực tế.Đâu là chất liệu quý hiếm mà anh tâm đắc khi đưa lên áo dài?Tôi làm áo dài từ thổ cẩm, tơ tằm, tơ dứa, sợi gai, tơ sen…, đều là những chất liệu tự nhiên và quý hiếm. Vải tơ sen được tôi phát hiện trong chuyến đi về làng Phùng Xá, Hà Tây. Từ hơn 11.000 cây sen và hàng trăm công thợ mới làm ra được 1 mét vải.Do quá kỳ công nên tơ sen vô cùng đắt đỏ và chỉ được làm thành khăn choàng. Vải tơ sen có ưu điểm vượt trội về độ co giãn, mặt vải mộc mạc và tỏa mùi sen thơm ngát. Tôi kết hợp tơ sen với tơ tằm và sợi bố để làm nên bộ sưu tập Nối dài - vẫn là các thiết kế áo dài theo phom áo dài cổ thập niên 1930 trong bộ ảnh chụp Linh Nga và mẫu nhí Minh Thảo.Cuộc sống đầy ắp và bộn bề là vậy, nhưng được biết anh vẫn thường xuyên đi dạy?Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội là cái nôi nuôi dưỡng đam mê thời trang của tôi từ thuở sơ khai. Năm 2014, tôi nhận được lời mời từ khoa Mỹ thuật ứng dụng và trở lại trường giảng dạy thiết kế thời trang với lòng biết ơn và tri ân ngôi trường này.Công việc giảng dạy không đơn giản, chiếm nhiều thời gian, nhưng ngược lại, các bạn trẻ cho tôi những bài học mới. Tôi học từ họ sự nhanh nhạy, cập nhật nhanh xu thế mới, có được nhiều ý tưởng mới, và qua đó có thể chuyển hóa được các giá trị cũ mới đan xen.Anh có lời khuyên nào dành cho nhà thiết kế trẻ? Họ cần gì để thành công?Thời tôi đi học hơn 20 năm trước không có mạng xã hội, internet chưa phát triển, nên rất thiếu thông tin về thế giới. Hiện nay, bạn trẻ có nhiều công cụ hỗ trợ, họ vừa nhanh nhạy, vừa nắm bắt xu hướng tốt, nhưng lại hơi vội vàng. Tôi cho rằng bạn trẻ cần chăm chỉ, kiên trì, lao động bền bỉ để có nền móng vững mới mong gặt hái thành công lâu dài.Còn công việc làm mentor cho các cuộc thi trang phục văn hóa dân tộc?Các cuộc thi tôi làm mentor gần đây là Hoa hậu Quốc gia Việt Nam, Vietnam Next-Gen Fashion cũng giống như công việc giảng dạy. Tôi được tiếp xúc với các nhà thiết kế trẻ và đi từ ngạc nhiên đến trầm trồ vì các bạn rất tài năng. Họ mang đến cho tôi sự hứng thú, tôi học hỏi từ các bạn trẻ, do vậy việc này rất xứng đáng để dành thời gian.Tuy bận rộn là vậy nhưng tôi luôn dành ưu tiên cho việc cần thiết nhất. Ngày nào tôi ở Hà Nội thì vẫn sáng đưa con đi học, chiều đón con về. Đó là niềm hạnh phúc mà tôi trân trọng và muốn đóng góp cùng gia đình.Tết của gia đình anh sẽ như thế nào?Khác với xu hướng chung của xã hội khi tết ngày càng bị coi nhẹ thì tôi và gia đình vẫn giữ nét truyền thống tết xưa của người Hà Nội. Ở tuổi này tôi vẫn được phân công rửa lá dong gói bánh chưng. Vài năm gần đây, gia đình tôi có thói quen đi sắm tết vùng cao, cả nhà đi mua gạo nếp nương, thịt gác bếp, hoa đào rừng… về ăn tết.Được sum họp quây quần bên người thân, có mặt bên gia đình mang đến sự đầy đủ về tinh thần và làm nên hạnh phúc của tôi. Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Vũ Việt Hà sinh ra và làm việc tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp năm 2001. Với hơn 2 thập niên làm việc không ngừng, anh ghi dấu ấn với nhiều bộ sưu tập ấn tượng như Ngày trở về, Chuyện tình cao nguyên đá, Mộng xưa, Thiên di, Về quê, Ký gửi người Mông vào tương lai, Cô ấy là ai… Ngoài giới thiệu bộ sưu tập mới tại các tuần lễ thời trang, anh đều đặn tham gia các mùa Festival áo dài, Festival Huế, sự kiện Ngày Việt Nam tổ chức ở nhiều quốc gia. Giải thưởng đầu tiên anh giành được là giải Viện thiết kế Murase tại cuộc thi Vietnam Collection Grand Prix 2004.Tôi có cơ hội hợp tác với anh Vũ Việt Hà từ năm 2017, khi chụp bộ ảnh với người mẫu là Hoa hậu Ngọc Hân. Kể từ đó, tôi nhiều lần từ Nam ra Bắc, theo anh lên Tây Bắc hay sang Dubai (UAE) để chụp những bộ sưu tập mới mà anh giới thiệu tại các sự kiện thời trang, văn hóa và ngoại giao của Việt Nam.Điều tôi ấn tượng nhất, anh là nhà thiết kế hiếm hoi luôn tìm kiếm và phát triển các chất liệu mới. Anh đã kinh qua những chất liệu quý hiếm mang tính độc bản như thổ cẩm, tơ dứa, tơ sen… Và tôi bị áp lực phải thể hiện được sự khác biệt, độc đáo đó qua hình ảnh theo cách đẹp nhất. Mỗi lần chụp là một lần thử thách nhưng tràn đầy cảm hứng vì áo dài của anh có chất riêng, phom dáng hoài cổ, nhưng được làm mới cực kỳ thú vị.Ngoài ra, Vũ Việt Hà là một nhà thiết kế trí thức, có nền tảng kiến thức và văn hóa vững chắc, luôn có thể thăng hoa với sáng tạo. Anh là một trong những nhà thiết kế Việt Nam làm tốt nhất công việc phát triển văn hóa và bản sắc Việt.Nhiếp ảnh gia Kiếng Cận ️