Lý Hương: Từ nhỏ đã được dạy 'biết sống yêu thương, có tình có nghĩa...'
Trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Đà Lạt đang được nhiều khán giả, cổ động viên mong đợi vì đây là trận đấu "duyên nợ" có diễn biến kịch tính. Ở lượt trận giành tấm vé play-off ở mùa giải trước, đội bóng Trường ĐH Nha Trang đã để thua với tỷ số 0-1 trước Trường ĐH Đà Lạt trên sân nhà. Năm nay, đội bóng Trường ĐH Nha Trang do HLV Nguyễn Anh Tú dẫn dắt đã mang đến giải các gương mặt trẻ là sinh viên năm nhất, năm hai. Đáng chú ý, trong danh sách có những cái tên đã từng tham gia U.17, U.19 Khánh Hòa, như: Minh Hy, Minh Tuấn, Quốc Khánh… Đây là những cầu thủ có thể gây đột biến trong lượt đầu ra quân chạm trán với kình địch Trường ĐH Đà Lạt. Với lực lượng pha trộn giữa trẻ và kinh nghiệm, đội bóng Trường ĐH Nha Trang sẽ mang đến một màu sắc mới với lối chơi thiên về kỹ thuật. Cùng với đội cổ động viên hùng hậu và lợi thế sân nhà, thầy trò HLV Nguyễn Anh Tú có điểm tựa vững chắc về tinh thần, ra sân với tâm trí thoải mái sẽ khiến lối cho lối chơi có phần mạch lạc và quyết tâm dành chiến thắng trước đội bóng cao nguyên Trường ĐH Đà Lạt.Đến với giải năm nay, HLV Nguyễn Văn Luận và BHL đội bóng Trường ĐH Đà Lạt đã cho các cầu thủ tập luyện với các bài sút xa, rèn luyện thể lực. Với những bài tập tăng khả năng dứt điểm cầu môn, các cầu thủ đội bóng cao nguyên sẽ gây đột biến khi thực hiện với những quả sút xa ngoài vòng cấm. Bài đánh "thực dụng" có nền tảng thể lực tốt cùng những pha dứt điểm sắc bén, Trường ĐH Đà Lạt sẽ gây nhiều bất ngờ cho đội bóng thành phố biển Nha Trang. Với tinh thần quyết tâm dành tấm vé vào vòng chung kết, vượt qua kỷ niệm buồn ở mùa giải trước, đội bóng cao nguyên hứa hẹn sẽ lập siêu phẩm dành chiến thắng ở "cuộc gặp duyên nợ" với Trường ĐH Nha Trang.Hôm nay, thời tiết tại thành phố biển Nha Trang khá mát mẻ, nhiều gió, đây là điều kiện thuận lợi dành cho đội bóng "phố núi" Trường ĐH Đà Lạt trong lượt trận ra quân. "cuộc gặp duyên nợ" giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Đà Lạt sẽ mang lại nhiều pha đi bóng và dứt điểm đẹp mắt, khuấy động bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang.Khởi nghiệp với bánh lá dừa, chàng trai đạt doanh thu 130 triệu đồng/tháng
Chiều 31.12, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vẫn đang dùng nhiều biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi (H.Đăk Glei, Kon Tum).Trong sáng 31.12, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể công nhân trong vụ tai nạn lao động này. Hiện cơ quan chức năng đang tổ chức khám nghiệm tử thi và chờ người nhà từ tỉnh Nghệ An vào để bàn giao. Trong vụ sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi 1 vẫn còn 2 nạn nhân bị rơi xuống hố nước sâu khoảng 5 m. Các đơn vị chức năng đang mở đường đưa máy bơm đến hút nước tại hố sâu này để tìm kiếm nạn nhân. Đến 15 giờ 30 ngày 31.12, máy bơm nước phải tạm dừng để lực lượng cứu nạn cứu hộ lặn tìm 2 nạn nhân mất tích.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, UBND H.Đăk Glei cùng chủ đầu tư đã đến động viên, hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi nạn nhân. Theo Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, trong quá trình đổ bê-tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu và 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12, khi đang thi công đập ngăn dòng thủy điện Đăk Mi 1 thì xảy ra vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo. Ca thi công là ca đêm (thời gian từ 22 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau).Trong số các nạn nhân có 4 người là công nhân Công ty Dũng Phúc Lộc (địa chỉ tại xã Cát Văn, H.Thanh Chương, Nghệ An), gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An). Người còn lại là công nhân của Công ty Nguyên Dược (địa chỉ tại TT.Ia Kha, H.Ia Grai, Gia Lai) là A Tuất (34 tuổi, ở xã Đăk Choong).Hiện nguyên nhân vụ tai nạn lao động chết người vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Khi chủ tịch Hội phụ nữ liên kết chị em… 'biến rác thải' thành tiền
Dương Cẩm Lynh vừa đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng với một bộ ảnh mới, khoe trọn vẻ đẹp mặn mà và thần thái rạng rỡ. Bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Huỳnh Trí Nghĩa, stylist Nhật Thiện, chuyên gia trang điểm Quí Đoàn và làm tóc Eric.Nữ diễn viên 8X biến hóa đa dạng với nhiều phong cách khác nhau, từ thanh lịch, quyến rũ đến cá tính, mạnh mẽ. Mỗi bức ảnh đều toát lên vẻ đẹp trưởng thành và sự tự tin của người phụ nữ đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục
Giáo hoàng Francis được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 14.2 sau khi bị khó thở nhiều ngày. Ngài được chẩn đoán bị viêm cả hai lá phổi.Reuters đưa tin Tòa thánh Vatican ngày 22.2 lần đầu tiên dùng từ "nguy kịch" để miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis. Trong thông báo vào tối 22.2 (giờ địa phương), Giáo hội Công giáo cho biết người đứng đầu Tòa thánh đã trải qua "một cơn khủng hoảng hô hấp kéo dài như hen suyễn" vào sáng cùng ngày nên phải truyền ô xy lưu lượng cao."Tình hình của Đức Thánh Cha vẫn nguy kịch. Giáo hoàng vẫn chưa qua khỏi nguy hiểm", Vatican thông báo và bổ sung rằng Giáo hoàng vẫn tỉnh táo và ngồi ghế cả ngày dù tình trạng "nặng hơn hôm qua". "Vào thời điểm hiện tại, tiên lượng vẫn được đảm bảo", Tòa Thánh cho hay.Ngoài việc thở ô xy, Giáo hoàng Francis cũng được truyền máu vì kết quả xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu thấp, liên quan chứng thiếu máu.Trước đó, cùng ngày, Vatican thông báo rằng Giáo hoàng Francis sẽ không chủ trì buổi lễ ngày chủ nhật, lần thứ hai liên tiếp ngài bỏ qua sự kiện này.Viêm hai lá phổi là tình trạng nghiêm trọng có thể gây viêm và để lại sẹo trên phổi, gây khó thở. Vatican miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis là "phức tạp" do hai hoặc nhiều vi sinh vật.Hôm 20.2, hai trong số các bác sĩ của Giáo hoàng nói rằng người đứng đầu Giáo hội Công giáo có nguy cơ cao do tuổi tác và sức khỏe yếu. Bác sĩ Sergio Alfieri thuộc đội ngũ điều trị tại Bệnh viện Gemelli cho hay có nguy cơ nhiễm trùng phổi lan sang đường mạch máu và phát triển thành nhiễm trùng huyết, khi đó "có thể rất khó vượt qua".