Bộ đội biên phòng Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình xuân biên cương
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đề xuất ban đầu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, thì vấn đề Kyiv duy trì tiếp cận internet vệ tinh Starlink đã được đưa ra thảo luận giữa các quan chức hai nước, theo Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin ngày 22.2. Hiện Starlink là nhà cung cấp kết nối internet quan trọng cho người dân và quân đội Ukraine. Vấn đề trên đã được nêu ra một lần nữa trong cuộc họp giữa Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg và Tổng thống Zelensky hôm 20.2. Nguồn tin của Reuters cho biết trong cuộc họp, Ukraine được thông báo rằng họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngừng cung cấp dịch vụ nếu không đạt được thỏa thuận về các khoáng sản quan trọng. "Ukraine họat động dựa trên Starlink. Họ coi đó là 'ngôi sao định hướng' của họ. Do đó, mất Starlink sẽ là một đòn giáng mạnh", theo nguồn tin.Tổng thống Zelensky hôm 19.2 bác bỏ yêu cầu của Mỹ về 500 tỉ USD tài nguyên khoáng sản từ Ukraine để trả nợ cho viện trợ thời chiến từ Washington. Ông nhấn mạnh, Mỹ chưa hề cung cấp số tiền lớn như vậy và thỏa thuận được đề xuất cũng không đưa ra bất kỳ đảm bảo an ninh cụ thể nào.Tuy nhiên, đến hôm 21.2, Tổng thống Zelensky cho biết các nhóm của Mỹ và Ukraine đang làm việc để đạt được một thỏa thuận, đồng thời nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng thỏa thuận sẽ sớm được ký kết. Phía Mỹ, Ukraine và SpaceX chưa bình luận về các thông tin mới trên. Bà Melinda Haring, thành viên tại Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), đánh giá Starlink rất cần thiết cho hoạt động máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, một trụ cột quan trọng trong chiến lược quân sự của nước này. Do vậy, việc mất Starlink sẽ là một bước ngoặt quyết định cục diện xung đột".Trước đó, tỉ phú Elon Musk - ông chủ SpaceX đã chuyển hàng nghìn thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine để thay thế các dịch vụ truyền thông bị phá hủy sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2.2022. Tỉ phú Elon đã từng hạn chế quyền truy cập vào dịch vụ internet vệ tinh ít nhất một lần với Ukraine vào mùa thu năm 2022 khi ông chỉ trích cách Kyiv xử lý cuộc xung đột.Vùng thuần nông làm 'nông nghiệp du lịch'
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.
Người hùng giúp Indonesia gây sốc từng 'dâng' chức vô địch cho U.23 Việt Nam
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng.
Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) thông báo chiếc máy bay Boeing 737-800, chuyến bay 1006, của American Airlines đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Denver (bang Colorado) không lâu sau khi cất cánh ngày 13.3 do trục trặc động cơ, theo Reuters.Chiếc máy bay chở 172 hành khách và phi hành đoàn 6 người khi đó đang trên đường từ thành phố Colorado Springs (bang Colorado) sang thành phố Dallas (bang Texas) thì phi hành đoàn phát hiện rung động trong động cơ.Theo ABC News, máy bay chuyển hướng sau khi cất cánh được 20 phút và đã ở trên không trong khoảng 1 giờ trước khi hạ cánh.Hãng hàng không thông báo sau khi hạ cánh an toàn và di chuyển đến bãi đậu tại sân bay, chuyến bay 1006 gặp vấn đề liên quan động cơ. Vụ việc xảy ra vào khoảng 17 giờ 15, giờ địa phương.Nhiều video được quay lại và đăng trên mạng xã hội cho thấy các hành khách đứng trên cánh máy bay và trượt xuống máng trượt thoát hiểm trong khi động cơ máy bay bốc khói ngùn ngụt.Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn rời khỏi máy bay và được đưa vào nhà ga. Một số người bị thương nhẹ trong quá trình sơ tán. "Chúng tôi cảm ơn thành viên tổ bay, đội tại Denver và lực lượng phản ứng ban đầu vì hành động nhanh chóng và dứt khoát của họ với sự an toàn của toàn bộ người trên máy bay và dưới đất là ưu tiên", hãng bay thông báo.FAA nói sẽ điều tra vụ việc trong khi Boeing từ chối bình luận.Đây là trường hợp mới nhất liên quan các sự cố an toàn hàng không tại Mỹ trong thời gian gần đây. Hôm 29.1, một máy bay chở khách của American Airlines va chạm trên không với trực thăng quân sự khiến 67 người thiệt mạng.
Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Với sự vượt trội về số lượng VĐV (45 VĐV) tham gia và nội dung thi đấu (17/18 nội dung), đơn vị Cao su Chư Prông đã bảo vệ thành công ngôi vị số 1 toàn đoàn lần thứ 2 liên tiếp tại Hội thao CNVC LĐ khu vực I với 103 điểm, bỏ xa đơn vị thứ 2 hơn 50 điểm.