Sữa Metacare Opti - Bí quyết giúp trẻ tiêu hóa khỏe, tăng cân cao lớn
Chiều 28.1 (29 tết), Công an Q.1 (TP.HCM) phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ làm mát hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy dãy nhà trong hẻm ở đường Trần Đình Xu (P.Cô Giang).Thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, đám cháy bùng phát tại một căn nhà trong hẻm thuộc đường Trần Đình Xu, P.Cô Giang. Phát hiện vụ việc, người dân hô hoán nhau tìm cách dập lửa nhưng bất thành, ngọn lửa lan sang một số căn nhà liền kề.Thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, bên trong các căn nhà có rất nhiều người.Tại hiện trường, cột khói đen bốc cao, bao trùm khu vực, sức nóng tỏa ra con hẻm, nhiều người dân khu vực nhanh chóng sơ tán.Lúc 13 giờ 17 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 nhận tin báo cháy tại khu vực nói trên. Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM cũng điều nhiều xe chuyên dụng cùng nhiều chiến sĩ đến hiện trường tiếp ứng. Lực lượng Cảnh sát PCCC đặc biệt tinh nhuệ cũng được điều động đến hiện trường.Khu vực xảy ra hỏa hoạn thuộc diện chờ giải tỏa, chỉ có một lối vào rất hẹp nên lực lượng chức năng gặp khó trong công tác tiếp cận hiện trường.Tại đây, lực lượng cảnh sát giải cứu được nhiều người đồng thời hướng dẫn những người khác thoát nạn an toàn.Đến khoảng 14 giờ 15 phút, đám cháy được khống chế. Cảnh sát đang tích cực làm mát hiện trường, phục vụ công tác điều tra vụ cháy. Thiệt hại từ vụ cháy dãy nhà nói trên chưa được thống kê.Dưới đây là hình ảnh lực lượng chức năng xử lý hiện trường vụ cháy:Mới đây, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM có khuyến cáo, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, người đứng đầu cần tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên và người lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy định PCCC. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tăng cường tự kiểm tra, kịp thời khắc phục những thiếu sót có thể phát sinh cháy, nổ; sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. Đồng thời đảm bảo lực lượng chữa cháy tại chỗ hoạt động hiệu quả.Đối với các khu dân cư, UBND địa phương xây dựng, duy trì hoạt động mô hình tổ liên gia, điểm chữa cháy công cộng và có phương án cụ thể.Đối với hộ gia đình, người dân cần kiểm tra hệ thống điện, thiết bị phát sinh nguồn nhiệt, cẩn trọng trong đốt hương, vàng mã. Các phương tiện khi đậu trong nhà phải cách xa nguồn nhiệt, bếp gas. Chủ động trang bị bình chữa cháy xách tay, kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ. Khi xảy ra hỏa hoạn, người dân lập tức báo tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 (sử dụng ứng dụng Help 114) và tích cực tham gia chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.Độc lạ mô hình ô tô, tàu thủy năng lượng mặt trời do sinh viên thiết kế
Yêu cầu tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối TP.HCM được nêu ra tại thông báo kết luận sau các cuộc kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ của Thủ tướng.Cuối tháng 9.2024, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công xây dựng vòng xoay A1 tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một với tổng mức đầu tư lên tới 2.400 tỉ đồng. Đây là khu phức hợp đa chức năng văn hóa, thương mại dịch vụ, có diện tích xây dựng lên tới 7,1 ha và sẽ là nhà ga trung tâm hiện đại rộng 5.800 m2 thuộc tuyến metro số 1 kết nối TP.HCM.Theo UBND tỉnh Bình Dương, nhà ga tại vòng xoay sẽ đồng bộ với kế hoạch nối dài tuyến metro từ TP.HCM về Bình Dương. Tuyến này đang được các cơ quan chức năng Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng, về cơ bản điểm cuối sẽ kết nối với nhà ga tại vòng xoay 7,1 ha.Tương lai sau khi nối tuyến, thời gian di chuyển đoạn TP.HCM đi thành phố mới Bình Dương sẽ rút ngắn chỉ còn 10 - 20 phút cho khoảng 30 km. Bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động, nhà ga sẽ phục vụ khoảng 14.700 lượt khách và 1.630 người làm việc mỗi ngày.Về nút giao Tân Vạn thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương, TP.HCM và các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án đầu tư đồng bộ nút giao Tân Vạn với hệ thống giao thông của cả khu vực. Trong đó, nâng cấp 15,3 km đường Mỹ Phước - Tân Vạn để khai thác đồng bộ với đường Vành đai 3 TP.HCM.Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương rà soát, tính toán tiến độ, tăng tốc triển khai, phấn đấu khánh thành cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành vào ngày 2.9.2026.Cũng theo văn bản kết luận, Thủ tướng giao tỉnh Bình Phước đẩy nhanh tiến độ triển khai đoạn 7,1 km trên địa bàn tỉnh hoàn thành trong năm 2025. Đồng thời, TP.HCM khẩn trương đầu tư ngay đoạn 3 km trên địa bàn, hoàn thành đồng bộ với đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.Các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông khẩn trương triển khai hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trong quý 1/2025, khởi công dịp 30.4. TP.HCM và Tây Ninh hoàn thành thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai trước ngày 30.4.
Trao tiền cho gia đình ngư dân nghèo gặp nạn và nhân viên y tế
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.
Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua Bình Dương có tổng chiều dài 52 km (đoạn qua Bình Phước dài khoảng 6,6 km) vừa được khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Cao tốc có điểm xuất phát từ đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn qua P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương) và kết thúc tại TX.Chơn Thành (Bình Phước).Theo thiết kế, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có các nút giao với đường Vành đai 3 TP.HCM (khu vực ngã sáu An Phú, TP.Thuận An), đường Vành đai 4 TP.HCM và đường ĐT.741 (đoạn qua TT.Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên); nút giao cầu Khánh Vân (TP.Tân Uyên), đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng…Theo đó, người dân ở TP.Thủ Dầu Một muốn đi TX.Chơn Thành có thể nhập làn vào tuyến cao tốc này ở các nút giao cầu Khánh Vân (P.Khánh Bình, TP.Tân Uyên) hoặc nút giao ĐT.741 (TT.Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên).Theo ước tính, từ nút giao cầu Khánh Vân (Km 7) đến điểm cuối cao tốc (Km 52) giáp ranh H.Bàu Bàng (Bình Dương) và TX.Chơn Thành (Bình Phước) có chiều dài khoảng 45 km; thời gian đi theo vận tốc thiết kế (100 km/gờ) mất khoảng 30 phút.Nếu đi từ nút giao ĐT.741 (Km 32) đến điểm cuối của cao tốc (Km 52, trên địa phận Bình Dương) có chiều dài khoảng 20 km, thời gian di chuyển theo vận tốc thiết kế hết khoảng trên 12 phút.Người dân đi từ ngã sáu (P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một) đến nút giao cầu Khánh Vân (dài khoảng 14 km), trong điều kiện thời tiết và giao thông bình thường mất khoảng 28 phút; đến nút giao ĐT.741 (dài khoảng 26 km), đi trong điều kiện bình thường hết khoảng 45 phút.Theo tình hình giao thông thực tế tại Bình Dương, người dân ở các phường Phú Mỹ, Phú Tân, Hòa Phú, Tân An, Hiệp An, Tương Bình Hiệp và Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một) đều có thể đi TX.Chơn Thành từ 2 nút giao kể trên là tiện nhất.Còn lại nếu ở các phường như: Phú Cường, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một) thì đi nút giao cầu Khánh Vân tiện lợi nhất.
VCK futsal châu Á 2024, Việt Nam 1-2 Uzbekistan: Thua ngược đáng tiếc
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Xinh (ngụ số 387 Bà Thiên, tổ 8, ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, H.Củ Chi); Ban Tiếp công dân - Văn phòng UBND TP.HCM trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (số E3/101/1, ấp 5, xã Đa Phước, H.Bình Chánh) và một số người dân khác có tên trong đơn; UBND H.Củ Chi trả lời đơn của ông Võ Văn Tổng (ngụ tổ 8, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi); Công an Q.Phú Nhuận trả lời đơn của bà Phạm Thị Lệ Thùy (ngụ số 136/19A Trần Quang Diệu, P.14, Q.3); Công an Q.Phú Nhuận trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Mai Trâm (ngụ số 150/9 L1 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5); bà Nguyễn Thị Phụng (ngụ số 312 Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh) và bà Đỗ Thị Thủy (ngụ số 359/1/9H1 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3); Công an Q.1 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hợp (ngụ số 89 Cao Thắng, P.17, Q.Phú Nhuận); UBND Q.10 trả lời đơn của ông Lê Dương Hoài Thương (ngụ số 15/1 đường TA05, P.Thới An, Q.12) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Trần Văn Chánh; Hội Cựu Thanh niên xung phong TP.HCM (636 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5) trả lời đơn của ông Đinh Tiến Long (ngụ số 1C6, ấp 25, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn) cùng một số người khác có tên trong đơn.UBND H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai trả lời đơn của ông Trịnh Xuân Toàn (ngụ tổ 4, ấp Suối Lức, xã Xuân Đông, H.Cẩm Mỹ); Ban Tiếp công dân - Văn phòng HĐND - UBND TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trả lời đơn của ông Đinh Long Huệ (HKTT: tổ 2, P.Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi; địa chỉ liên hệ: số 201 Nguyễn Trãi, TP.Quảng Ngãi); Công an H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Thái Văn Duy (ngụ số 133 Phạm Hữu Chí, thị trấn Long Điền, H.Long Điền); UBND tỉnh Long An trả lời đơn của ông Nguyễn Lê Toàn (ngụ ấp Bình Cang, xã Bình Thạnh, H.Thủ Thừa); Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông trả lời đơn của bà Hồ Thị Trĩ (ngụ thôn Xuyên Hải, xã Đức Xuyên, H.Krông Nô)...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác Bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.