Học sinh tiếng Anh tích hợp có bao nhiêu 'con đường' vào lớp 10 công lập?
Rắn lâu nay là loài động vật gây tò mò. Dù nổi tiếng là loài săn mồi đáng sợ, nhiều người có thể không biết rằng rắn cũng có nỗi sợ riêng. Trong khi con người có thể thấy rắn đáng sợ, thì loài bò sát này lại sợ một số loài động vật nhất định hơn là sợ chúng ta. Sau đây là một số động vật có thể khiến rắn sợ hãi, theo trang MSM.Chó, đặc biệt là những loài có bản năng săn mồi, có thể gây ra mối đe dọa cho rắn. Mũi thính và bản tính bảo vệ của chúng thường dẫn đến các cuộc đối đầu với rắn. Dù chó cưng không phải là động vật săn mồi tự nhiên, nhưng sự tò mò và xu hướng điều tra của chúng có thể làm rắn mất cảnh giác.Loài rắnCó thể mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bản thân loài rắn có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chính loài này. Những con rắn lớn hơn thường săn những con rắn nhỏ hơn hoặc yếu hơn, có hành vi ăn thịt đồng loại. Sự cạnh tranh nội bộ này trong cộng đồng rắn tạo ra thêm một lớp sợ hãi khác.Một số loài gặm nhấm lớn được biết đến rất hung hăng trong phòng thủ đối với rắn. Hàm răng sắc nhọn và thói quen đào hang của loài gặm nhấm lớn đôi khi có thể dẫn đến những cuộc đối đầu dữ dội với rắn. Lợn rừng có thể không phải là loài động vật đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nghĩ đến đối thủ của rắn, nhưng loài động vật ăn tạp này thường ăn rắn như một phần trong chế độ ăn uống đa dạng của chúng. Lớp da cứng của lợn rừng bảo vệ chúng khỏi bị rắn cắn, khiến chúng trở thành một mối đe dọa đáng gờm khác đối với rắn.Nhiều loài chim săn mồi, như diều hâu và đại bàng, là những động vật săn rắn chuyên nghiệp. Thị lực tinh tường và móng vuốt khỏe cho phép chúng lao xuống và bắt rắn một cách chính xác. Mối đe dọa trên không này buộc rắn phải luôn cảnh giác và thường tìm nơi trú ẩn từ bầu trời.Cầy mangut là loài săn rắn nổi tiếng, và bản tính không sợ hãi của chúng khi tấn công ngay cả những con rắn độc nhất là điều huyền thoại. Những loài động vật có vú nhanh nhẹn này được trang bị tốc độ và phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với nọc rắn, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm.Để hiểu lý do rắn sợ một số loài động vật nhất định, điều cần thiết trước tiên là phải hiểu hành vi của rắn. Rắn thường sống đơn độc và bí ẩn, dựa vào ngụy trang và ẩn núp để tránh kẻ săn mồi. Phản ứng sợ hãi của chúng được kích hoạt bởi bản năng, được mài giũa qua hàng triệu năm tiến hóa, theo MSM.Đăng ảnh bé 5 tuổi bị sát hại để thu hút quảng cáo, chủ fanpage ‘Tam Kỳ’ bị xử phạt
Là tân binh của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đối thủ không thể bị xem thường. Bởi thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chính là đội đã quật ngã đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi trên chấm luân ở trận play-off vòng loại phía bắc, nhờ vậy tạo ra cú sốc lớn nhất ở giải năm nay tính đến thời điểm này. Trong tay HLV Nguyễn Công Thành là những cầu thủ từng ăn tập chuyên nghiệp. Đơn cử có Ngân Như Dũng, tiền vệ từng ăn tập ở các cấp U.15, U.17 và U.19 Thanh Hóa, là đồng đội của sao trẻ Nguyễn Ngọc Mỹ, người đang khoác áo CLB Thanh Hóa góp mặt tại V-League. Ngoài ra, còn có Hà Lâm Thành, Hà Văn Minh, Ngân Hoàng Phúc đều giàu kinh nghiệm nhờ quãng thời gian ăn tập chuyên nghiệp.Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tinh thần đoàn kết cùng lối chơi tập thể, chứ không phải đẳng cấp riêng lẻ của từng cá nhân. Sự gắn kết nhịp nhàng, đặc biệt trong khâu phòng ngự chính là yếu tố giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa có trận hòa với tỷ số 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến trong ngày ra quân (diễn ra lúc 15 giờ 30 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng). Thậm chí nếu may mắn hơn, đại diện miền Trung đã có thể lấy trọn 3 điểm để dẫn đầu bảng B.Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nhập cuộc thận trọng, với hàng thủ lùi sâu. HLV Nguyễn Công Thành yêu cầu học trò đá chậm, chắc, thăm dò sức mạnh đối thủ, vừa chơi vừa nhận định Trường ĐH Văn Hiến mạnh ở vị trí nào, có xu hướng tấn công vào đâu. HLV đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa khẳng định: "Lần đầu dự giải, chúng tôi chưa biết thực tế khi thi đấu với đối thủ ra sao. Chúng tôi đã nghiên cứu đối thủ, nhưng chỉ vậy là chưa đủ để hiểu Trường ĐH Văn Hiến sẽ đá thế nào. Do đó, cả đội phải đá thận trọng và thăm dò tình hình, rồi tính toán lối chơi dựa trên thực tế. Phòng ngự chắc chắn rồi tận dụng cơ hội tốt nhất có thể"."Khối kim cương" phòng ngự của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa từng khiến hàng công cực mạnh của Trường ĐH Thủy lợi... chào thua. Và kịch bản tương tự diễn ra với Trường ĐH Văn Hiến, khi đại diện TP.HCM tấn công liên tục, dồn lên ép sân tìm bàn thắng nhưng không tìm được đường vào cầu môn của Thatsaphone Xaiyasone. Như Dũng cùng đồng đội bọc lót kín kẽ, lớp lang, không mở ra khe hở dù là nhỏ nhất để đối thủ lọt qua. Tấn công tốt có thể mang về chiến thắng trong một trận, nhưng phòng ngự tốt mới là chìa khóa mở ra thành công cả giải. Tuy nhiên, tìm ra đội phòng ngự hiệu quả ở sân chơi sinh viên, với các cầu thủ không thường xuyên tập luyện cùng nhau không phải chuyện đơn giản.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đội hiếm hoi sở hữu tấm khiên vững chãi này. Càng về cuối trận, trong khi đối thủ Trường ĐH Văn Hiến đuối sức, các học trò HLV Nguyễn Công Thành lại càng khỏe hơn, tấn công mạch lạc và sắc sảo để mở ra cơ hội."Chúng tôi đánh giá rất cao đội Trường ĐH Văn Hiến, nhưng chúng tôi cũng có ưu thế riêng và chuẩn bị tốt. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã lựa chọn thời điểm gây áp lực. Đáng tiếc là trong quãng thời gian tạo ra cơ hội, cầu thủ lại không tận dụng được", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá. "Có những cầu thủ từng ăn tập, sau đó nghỉ chuyên nghiệp để về đi học. Họ là nòng cốt của đội. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những sinh viên dù không ăn tập chuyên nghiệp, nhưng có kinh nghiệm đá sân 7. Song, bóng đá là môn chơi tập thể. Sức mạnh tập thể mới là chìa khóa chiến thắng. Chúng tôi gặp bất lợi về thời tiết, bởi ở miền Bắc lạnh, còn trong TP.HCM lại nóng. Do đó, đội vào từ ngày 26.2 để làm quen. Đến hôm nay, các cầu thủ đã thích nghi được. Dù còn những tình huống hậu vệ đỡ bóng chưa chuẩn, hay cầu thủ tuyến trên xử lý chưa tròn trịa, tuy nhiên khó đòi hỏi hơn ở các cầu thủ sinh viên vốn không có nhiều thời gian tập luyện thường xuyên. Cả đội sẽ nỗ lực chuẩn bị cho những trận tới". Ở lượt đấu thứ hai bảng B diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 3.3, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chạm trán Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM.
Tổng giám đốc Trungnam Group: Dám làm, dám liều thì doanh nghiệp mới lớn mạnh
Nếu tết là dịp để gia đình đoàn viên, sum vầy, ai nấy cũng đều tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên người thân, thì khi hết tết là lúc nhiều người cảm thấy buồn bã vì lại phải tiếp tục tạm xa gia đình.Lúc này, không ít bạn trẻ đi học, đi làm xa quê chỉ ước rằng hôm nay mới 28, 29 tết để họ được ở nhà lâu hơn. Khoảnh khắc chia tay gia đình để quay lại thành phố tiếp tục đi học, đi làm luôn đong đầy cảm xúc.Sau 2 năm đi làm xa quê, năm nay Đỗ Phúc An (26 tuổi), quê ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) được về quê đón tết. Thế nhưng, quay qua quay lại đã hết tết và đến ngày anh chàng phải quay trở lại TP.HCM. An tâm sự rằng tối trước hôm lên xe vào lại thành phố đã thao thức đến mất ngủ. “Thà không về, chứ mỗi lần về là lại không muốn đi nữa. Mấy ngày tết khi con cháu trở về đông đủ, sum vầy khiến ông bà nội ngoại vui lắm. Thế nhưng, hết tết thì ai cũng đi, ngôi nhà chỉ còn mỗi ông bà lủi thủi mình thấy thương vô cùng”, An ngậm ngùi. Chàng trai gen Z cho biết ngày về quê vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi hết tết lại nặng nề và buồn bã bấy nhiêu. Sau 6 năm đi học, đi làm xa nhà thì đây là năm đầu tiên Nguyễn Như Quỳnh (24 tuổi), ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) phải quay lại thành phố vào ngày mùng 5 để chuẩn bị đi làm lại. Quê ở tỉnh Bình Định, mỗi năm chỉ có dịp tết là Quỳnh được ở nhà với gia đình lâu nhất. Vì vậy, khi tết trôi qua cũng là lúc cô nàng cảm thấy đầy tiếc nuối.Quỳnh chia sẻ: “Năm nay mình đi lại sớm nên cảm giác tết trôi qua nhanh hẳn và mọi thứ cũng vội vã nên khá tiếc nuối. Nhất là khi mình chưa có nhiều thời gian quây quần cùng gia đình trong tết. Bố mẹ mình cũng khá buồn vì con gái phải đi sớm. Vì thời gian gấp gáp nên mình tranh thủ cùng bố mẹ đi chúc tết họ hàng, mỗi nơi một chút và gần như tận dụng mọi khoảng thời gian trong tết để được ở bên gia đình”.Quỳnh tâm sự rằng khi rời nhà vào lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, cô nàng cũng như mọi người đều cảm thấy bịn rịn và lại đặt câu hỏi rằng liệu quyết định xa nhà lập nghiệp của mình có đúng không. “Mỗi lần ngồi xếp quần áo, hay nhìn thấy cảnh ba mẹ sửa soạn, chuẩn bị đồ cho mình mang vào thành phố là lại cố kìm nén nước mắt”, Quỳnh nói.Sau 6 năm xa quê, lần nào quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, trong Quỳnh cũng đều chất chứa nhiều cảm xúc. Thế nhưng, dù buồn hay tiếc nuối thì công việc và nhiệm vụ vẫn tiếp tục thực hiện nên cô nàng phải chuẩn bị tâm thế lên đường để tiếp tục “cày cuốc”.“Còn rất nhiều điều mới mẻ cho hành trình mới của năm 2025 nên mình mong bản thân sẽ luôn sẵn sàng đón nhận vì luôn có gia đình làm hậu phương. Khi mình có mục tiêu cần chinh phục ở thành phố đó, mình cũng sẽ có động lực để tiếp tục phấn đấu, tạm đánh đổi những ngày tháng xa nhà để theo đuổi mục tiêu”, Quỳnh chia sẻ.Đã lên xe trở lại TP.HCM vào ngày mùng 4 tết, cảm xúc của Ngô Thị Mỹ Trang (24 tuổi), nhà ở xã Bình Tú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cũng vô cùng ngậm ngùi. “Đang ở nhà vui vẻ tự dưng phải vào lại thành phố khiến mình buồn lắm. Dư âm của mấy ngày nghỉ tết vẫn còn nguyên đó. Năm nay mới mùng 4 tết mình đã phải đi lại nên nỗi buồn càng nhân đôi. Xa nhà nhiều năm rồi, nhưng cứ mỗi lần kéo vali rời đi là mình lại ứa nước mắt. Có lẽ chỉ những ai đi học, đi làm xa quê mới hiểu được cảm giác này”, Trang bồi hồi chia sẻ. Đây là năm đầu tiên phải quay trở lại TP.HCM vào ngày mùng 5 tết, cảm xúc của Võ Phan Hoài Sơn (23 tuổi), ngụ tại đường Mã Lò, Q.Bình Tân (TP.HCM) cũng vô cùng khó tả. “Các năm trước còn là sinh viên nên được nghỉ tết dài ngày, hầu như năm nào cũng qua rằm tháng Giêng mình mới trở lại thành phố. Năm nay thì phải đi rất sớm, cảm giác còn chưa kịp nghỉ tết nữa. Mình chỉ ước gì thời gian quay trở lại ngày đầu tiên nghỉ tết”, Sơn chia sẻ.Dù luôn hoài niệm về những ngày đầu của kỳ nghỉ tết nhưng Sơn cũng ý thức được đã đến lúc phải tiếp tục với công việc. Sơn tâm sự: “Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến xuất hiện từ lúc trước hôm vào lại thành phố và kéo dài cho đến khi lên xe. Thế nhưng, khi đã đến thành phố thì cảm xúc đó dần tan biến. Mình tự nhủ rằng cố gắng làm việc để năm sau lại được đón một cái tết sung túc hơn”.
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.
VGS nắm quyền tổ chức hai giải golf đỉnh cao châu Âu tại Việt Nam
Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo cúp nước tại P.Tân Tạo, Q.Bình Tân. Thời gian cúp nước từ 10 đến 13 giờ, ngày 14.1.Khu vực cúp nước gồm: tuyến đường Tỉnh Lộ 10 (khu vực mặt tiền số chẵn từ Bia truyền thống đến quốc lộ 1A) và các hẻm nhánh số chẵn; tuyến quốc lộ 1A (khu vực mặt tiền số lẻ từ Tỉnh Lộ 10 đến cầu vượt Tân Tạo - Chợ Đệm) và các hẻm nhánh số lẻ; tuyến đường Lê Đình Cẩn (từ quốc lộ 1A đến rạch Ông Búp) và các hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Tân Tạo, Q.Bình Tân.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo cúp nước tại các phường: 9 và 10, Q.6. Tại P.9, thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 15 giờ, ngày 14.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Hoàng Lệ Kha (số chẵn) từ đường Hồng Bàng - Bến Phú Lâm; đường Bến Phú Lâm từ đường Lò Gốm - Minh Phụng; đường Lê Quang Sung (2 bên) từ đường Minh Phụng - Lò Gốm; đường Lò Gốm (số lẻ) từ đường Lê Quang Sung - Hậu Giang; đường Hậu Giang (số chẵn) từ đường Minh Phụng - Lò Gốm; đường Minh Phụng (số lẻ) từ đường Hồng Bàng - Hậu Giang.Tại P.10, thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 15 giờ, ngày 16.1. Khu vực cúp nước gồm: đường số 86, hai bên, từ đường Vành Đai đến đường số 35; đường số 88, hai bên, từ đường Vành Đai đến đường số 35. Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo cúp nước tại khu vực P.14, Q.Tân Bình. Thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 13.1 đến 5 giờ, ngày 14.1. Khu vực cúp nước gồm: các đường Trường Chinh (số lẻ), đường Âu Cơ (số chẵn), đường Trương Công Định (số chẵn), đường Ba Vân và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức thông báo cúp nước tại P.Hiệp Bình Chánh. Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 13.1 đến 5 giờ, ngày 14.1; từ 22 giờ, ngày 14.1 đến 5 giờ, ngày 15.1. Khu vực bị cúp nước ở đường 46 và các hẻm thuộc khu phố 10, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức.Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo cúp nước tại phường: Tân Sơn Nhì, Hòa Thạnh, Tân Quý, Q.Tân Phú. Tại P.Tân Sơn Nhì, thời gian cúp nước từ 14 giờ đến 16 giờ, ngày 13.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Quý Anh và các hẻm nhánh; hẻm số 15 đường Cầu Xéo thuộc P.Tân Sơn Nhì.Tại P.Hòa Thạnh, thời gian cúp nước từ 23 giờ 30 ngày 13.1 đến 5 giờ ngày 14.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Huỳnh Thiện Lộc (số chẵn, từ Lũy Bán Bích đến Kênh Tân Hóa); đường Lũy Bán Bích (số chẵn, từ Trịnh Đình Thảo đến Huỳnh Thiện Lộc) và các hẻm nhánh; đường Trịnh Đình Thảo (số lẻ, từ Lũy Bán Bích đến Kênh Tân Hóa); đường Trịnh Đình Trọng và các hẻm nhánh.Tại P.Tân Quý, thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 14.1 đến 5 giờ, ngày 15.1. Khu vực cúp nước gồm: các đường Gò Dầu, Bình Long (số chẵn), Tân Hương (số chẵn), Tân Quý (số chẵn) và các hẻm nhánh; các đường Đỗ Thừa Tự, Đỗ Thừa Luông, Đô Đốc Lộc, Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Sát, Dương Văn Dương và các hẻm nhánh.