Cấm vẫn cứ đậu
Mới đây, một công ty tại TP.HCM đã dành phần quà là "biên bản cảnh cáo vi phạm" đến nhân viên nữ trong ngày 8.3. Thoạt nhìn, nhiều người không khỏi hoang mang, lo sợ vì "mình phải làm gì lỗi lầm lắm mới nhận biên bản", nhưng thực chất đây là thiệp chúc mừng được thiết kế với hình thức văn bản hành chính.Du học sinh Việt ‘dạy’ bạn bè quốc tế... chơi tết
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Nhân hậu và quyết liệt!
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 24.1 sân bay Tân Sơn Nhất đông người về quê ăn tết. Nhiều người xếp hàng chờ đến lượt làm thủ tục check – in, ai nấy đều mang theo nhiều hành lý về quê trong kỳ nghỉ kéo dài nhiều ngày. Mọi người ngước nhìn lên bảng điện tử để theo dõi tình trạng chuyến bay của mình Họ hy vọng mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chuyến bay không bị hoãn để sớm về với gia đình. Nhân viên an ninh sân bay túc trực thường xuyên để giám sát và hướng dẫn người dân di chuyển đúng vị trí, tránh tình trạng ùn ứ.Chị Nguyễn Thị Hoài Thu (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) có chuyến bay về Vinh lúc 14 giờ 30 ngày 24.1 (25 tháng chạp). 9 giờ sáng cùng ngày, chị bắt taxi từ H.Trảng Bom (Đồng Nai) và có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ. Chị sợ kẹt xe, đông người nên phải đi từ sớm cho chủ động, vừa làm thủ tục vừa hy vọng chuyến bay không bị hoãn. Cô gái có hành lý về quê rất gọn nhẹ, chỉ có chiếc balo đựng vài đồ cá nhân nhỏ."Vợ chồng tôi làm việc ở dưới Đồng Nai nhưng nay chỉ có một mình tôi ra sân bay về quê. Lý do là vì vé máy bay năm nay rất đắt, chồng tôi phải đi xe khách để tiết kiệm chi phí, anh ấy sẽ về sau tôi một ngày. Lúc đầu tôi định đi xe khách về theo chồng nhưng sợ bị say xe nên anh ấy đặt vé máy bay cho tôi. Hành lý của tôi chồng sẽ mang về khi đi xe khách, năm ngoái vì mang hành lý xách tay nặng hơn số kg được phép nên tôi bị phạt 400.000 đồng. Năm nay rút kinh nghiệm, nhờ chồng gửi xe khách mang về, tôi cầm balo gọn nhẹ ra sân bay", chị Thu nói. Chị Lê Thị Khánh Linh (26 tuổi, ở Q.10) có chuyến về sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) lúc 15 giờ. Dù vậy vì lo lắng sợ đông người, kẹt xe hay thủ tục check – in có vướng mắc nên chị đến sân bay từ 10 giờ 30. "Dù đông nhưng tôi thấy việc làm thủ tục diễn ra đơn giản, cứ xếp hàng tới lượt là được. Tôi đọc báo, xem trên mạng xã hội thấy sân bay mấy ngày tết đông người nên chủ động đi sớm. Giờ hy vọng máy bay cất cánh đúng giờ để sớm về ăn tết với ba mẹ. Tôi làm giáo viên mầm non, thu nhập không có bao nhiêu nhưng vé máy bay ngày tết rất đắt. Dù vậy, dịp tết là khoảng thời gian quây quần với gia đình nên cố gắng tích góp mua vé để về. Tôi chưa đặt vé vào lại TP.HCM, đang chờ tháng lương cuối năm rồi mới tính đến", chị Linh nói.
Tung tin 'đại bàng chúa làm tổ' để kích giá đất ở Nha Trang
Theo ông Phạm Văn Thiều, năm 2024, trong bối cảnh hết sức khó khăn, song tỉnh Bạc Liêu vẫn thực hiện đạt và vượt 17/21 chỉ tiêu kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.207 tỉ đồng, vượt 7,6% dự toán, tăng 2% so cùng kỳ.Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để giúp Bạc Liêu vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chuyển nguy thành cơ giúp thu hút đầu tư có chọn lọc, đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 9% do Chính phủ giao, Bạc Liêu rất cần sự sự đóng góp quan trọng, đóng vai trò tiên phong, mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp. Có thể nói, chưa khi nào vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội lại quan trọng và bức thiết như hiện nay.Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp đến Bạc Liêu đắn đo suy nghĩ không biết đầu tư được không, đầu tư cái gì, đầu tư vào đâu khi hiện nay Bạc Liêu là "cái bụng của vùng trũng", đến rồi đi thẳng Cà Mau, không ghé Bạc Liêu vì tỉnh không có sân bay, không có cảng biển và không có cao tốc, nên Bạc Liêu rất khó khăn.Vậy Bạc Liêu đi lên bằng gì, theo ông Phạm Văn Thiều, tỉnh đề xuất mở rộng quốc lộ 1A đoạn Sóc Trăng đến Cà Mau và đã được duyệt. Mở rộng tuyến đường ven biển đấu nối với các tỉnh lên đến Cần Thơ bằng vốn ODA giai đoạn 2025 - 2030, đầu tư cảng nước sâu Trần Đề. Chính phủ chấp thuận đầu tư cao tốc Kiên Giang - Rạch Giá - Hà Tiên - Bạc Liêu đấu nối với các tuyến cao tốc khác để có nhiều đường để đi. Cầu Gành Hào cuối năm hợp long nối với Cà Mau. Khi Cà Mau mở rộng sân bay, từ đây đến Bạc Liêu khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy bế tắc về giao thông sẽ được gỡ.Quan điểm chung của tỉnh thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án có quy mô lớn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Từ đó kêu gọi vào 5 lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế - xã hội gồm: Phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo làm sao đến năm 2030 xuất khẩu tôm lên 3 tỉ USD; phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; phát triển du lịch; phát triển thương mại dịch vụ - giáo dục - y tế chất lượng cao; phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thu hút các dự án phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch để phấn đấu xây dựng Bạc Liêu trở thành một trong những Trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam; Trung tâm ngành công nghiệp tôm của Việt Nam và Trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long."Đến với Bạc Liêu, chúng tôi cam kết sẽ hợp tác tích cực, giải quyết kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng nhất và sẽ được hỗ trợ, ưu đãi tốt nhất, đồng hành phát triển lâu dài với quý doanh nghiệp, nhà đầu tư, với phương châm: thuận lợi, nhanh chóng và thân thiện. Đặc biệt cam kết của tỉnh là nói không với các chi phí không chính thức và nhất quán phương châm việc gì dễ dành cho doanh nghiệp, việc gì khó các cơ quan nhà nước phải làm. Sự thành công của quý doanh nghiệp chính là sự phát triển của Bạc Liêu", ông Thiều cam kết.Thu hút đầu tư vào 224 dự ánHiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang thu hút mời gọi đầu tư 224 dự án quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó lĩnh vực công nghiệp có 27 dự án; lĩnh vực nông nghiệp có 41 dự án; lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhà ở có 96 dự án; lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có 25 dự án; lĩnh vực kết cấu hạ tầng có 25 dự án; lĩnh vực y tế - giáo dục và môi trường có 10 dự án.