Giá USD hôm nay 29.4.2024: Thị trường tự do tiếp tục giảm
Nhận phục chế vài cuốn đầu tiên, được khách hàng khen khéo và giới thiệu cho nhiều nhà sưu tầm khác. Cùng với đó, các nhà xuất bản cũng tìm tới anh để đặt làm những ấn phẩm đặc biệt. Nhận thấy nhiều người có nhu cầu phục hồi sách, anh thôi hoạt động nghệ thuật, tập trung toàn thời gian làm sách. Từ năm 2009, phục chế sách cũ trở thành nghề chính thức của anh.Messi trở lại lập tức ghi siêu phẩm, Inter Miami bị cầm hòa phút chót
Ngày 10.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ này vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP từ 18 - 20 triệu đồng.Theo hình ảnh trong clip, dòng phương tiện ô tô, xe tải, xe khách, container nối đuôi nhau xếp hàng dài trên đường. Nhiều tài xế xuống xe đứng chờ vì kẹt xe không thể di chuyển.Trong khi đó, trên làn xe máy nhiều người xuống xe dẫn bộ phương tiện để di chuyển qua giao lộ.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại giao lộ quốc lộ 22 - Giáp Hải (trước cổng Bến xe Củ Chi, H.Củ Chi) vào khoảng 9 giờ 30 cùng ngày.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, một tài xế tên T. cho biết, hơn 9 giờ cùng ngày, anh lái ô tô đến giao lộ trên, phát hiện trụ đèn tín hiệu giao thông không hiển thị đèn. Anh và nhiều tài xế khác không dám vượt qua giao lộ. Các phương tiện sau đó ùn ứ lại, gây kẹt xe nghiêm trọng nhiều km trên quốc lộ 22.Anh T. cho hay đã gọi điện phản ánh với tổng đài 1022 tình trạng trên và dùng điện thoại quay clip lại làm bằng chứng trước khi lái xe rời đi.Cũng theo anh T., do mức phạt hiện nay là khá cao nên chỉ một vài tài xế như anh khi quay clip lại làm bằng chứng rồi lái xe qua giao lộ, nhưng nhiều tài xế khác dừng đậu phía sau xe anh không dám di chuyển, tiếp tục dừng xe trên đường.Cũng theo anh T., anh dừng xe gần 10 phút tại giao lộ này nhưng không thấy CSGT đến điều tiết phân luồng, khiến nhiều người tham gia giao thông bức xúc.Liên quan vụ việc này, trao đổi với Báo Thanh Niên, một cán bộ Trạm CSGT Tây Bắc cho biết, đèn giao thông sáng nay trước cổng Bến xe Củ Chi bị hư (mất điện) nên xảy ra vụ việc. Đơn vị đã phối hợp các bên liên quan khắc phục sự cố, phân luồng giao thông ngay sau đó. Đến thời điểm hiện tại giao thông đã trở lại bình thường.
Lý do Úc ngày càng ưu ái học sinh Việt
Trong tập mới nhất chương trình Bạn muốn hẹn hò, Quyền Linh và Ngọc Lan đã đồng hành cùng Nguyễn Văn Thành (34 tuổi, quê Hậu Giang) trong hành trình tìm kiếm bạn gái để kết hôn. Xuất hiện trên sân khấu, anh vác 3 bao gạo cùng bó hoa to khiến hai MC trầm trồ thích thú. Trò chuyện cùng Quyền Linh, Văn Thành cho biết anh kinh doanh lương thực thực phẩm ở TP.HCM. Đàng trai tự nhận mình là người siêng năng, nhiệt tình và biết lắng nghe, thấu hiểu. Anh không thích giao tiếp nhiều, không uống rượu bia hay tham gia tụ tập.Về chuyện tình cảm, Văn Thành chia sẻ anh từng "say nắng" một cô bạn thời sinh viên, nhưng mối quan hệ đó không đi đến đâu. Mối tình thứ hai diễn ra trong thời gian anh mở công ty thiết kế website. Mỗi lần giận dỗi, bạn gái thường chặn liên lạc với Văn Thành. Khi ấy, anh thường đứng dưới nhà, năn nỉ làm lành. Nhưng do dịch Covid-19, Văn Thành không thể ra ngoài nên mối tình dần kết thúc.Khi đến chương trình, Văn Thành thể hiện mong muốn sớm lấy vợ, hy vọng tìm được cô gái gọn gàng, sạch sẽ, biết kính trên nhường dưới và yêu thương gia đình. Vì đã có công việc ổn định, anh không muốn người kia phải vất vả kiếm tiền.Ghép đôi với đàng trai là Nguyễn Thị Trúc Kiều (27 tuổi, quê Đồng Tháp), chuyên viên tư vấn bất động sản ở TP.HCM. Cô là người vui vẻ, hòa đồng, luôn suy nghĩ tích cực và nấu ăn ngon. Đàng gái đã trải qua hai mối tình nghiêm túc, mỗi mối kéo dài 3 năm. Cô cho biết, mối tình đầu chia tay vì công việc của bạn trai không thể dành nhiều thời gian cho gia đình. Còn mối tình thứ hai của Trúc Kiều xảy ra nhiều vấn đề, không thể giải quyết nên dừng lại. Trúc Kiều bày tỏ rằng nếu tìm được người phù hợp, cô sẵn sàng kết hôn trong vòng 3 - 6 tháng. Khi được hỏi về những tiêu chí của bạn trai, cô chia sẻ bản thân thích người phải cao trên 1,7 m, có nụ cười đẹp, sống có trách nhiệm, thông minh và biết yêu thương cô.Khi mở rào gặp gỡ, Văn Thành tặng Trúc Kiều bó hoa với lời chúc "xinh đẹp như hoa", kèm theo bao gạo với ý nghĩa "cơm no, áo ấm và bình an". Còn Trúc Kiều tặng đàng trai nến thơm, mong anh có thể thư giãn, ngủ ngon. Trong cuộc trò chuyện, Văn Thành thể hiện có cảm tình với cô gái đối diện. Ngược lại, Trúc Kiều nhận xét rằng anh có vẻ "hơi quậy". Văn Thành liền giải thích rằng do kiểu tóc anh mới cắt trước buổi ghi hình, còn mọi người quanh xóm đều nhận xét anh rất hiền lành.Tiếp đó, Văn Thành thể hiện mong muốn sớm lập gia đình. Anh nói: "Mục tiêu của anh là kiếm cơm trước, giờ ổn định rồi anh muốn kiếm vợ. Em mong muốn chừng nào mình đến được với nhau?". Trúc Kiều chia sẻ cô sẵn sàng kết hôn trong năm nếu tìm thấy người phù hợp. Qua cuộc trò chuyện, cô cũng cảm nhận sự hiền lành từ nhà trai, nhưng chia sẻ: "Em thấy anh hơi dê, nhìn mê gái". Nghe vậy, MC Quyền Linh nói giúp cho Văn Thành, cho rằng đây là một chàng trai hiền lành, tình cảm, có tâm tốt. Anh mong cả hai mở lòng cho nhau cơ hội. Tuy nhiên, sau cuộc trò chuyện, Trúc Kiều vẫn quyết định từ chối hẹn hò. Điều này khiến Quyền Linh và Ngọc Lan vô cùng tiếc nuối. Dù vậy, nam MC vẫn tôn trọng quyết định của đàng gái và mong cả hai sớm tìm được người phù hợp.
Chiều 31.12, Ban Nội chính T.Ư tổ chức thông báo kết quả phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).Thông tin về kết quả công tác phòng, chống lãng phí, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Đặng Văn Dũng cho biết, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo, song phải thừa nhận thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu phải coi công tác phòng, chống lãng phí đúng bản chất là ngang hàng với tham nhũng, tiêu cực.Ông Dũng thông tin, ngay sau bài viết của Tổng Bí thư, vào cuối tháng 10 vừa qua, Ban Chỉ đạo T.Ư đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí. Tới nay, cơ bản các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh cũng đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí theo quy định của Ban Bí thư.Phó trưởng ban Nội chính T.Ư cũng thông tin, các địa phương đã tiến hành rà soát các dự án, vụ việc có dấu hiệu thất thoát, lãng phí. Trong đó, Hà Nội rà soát hơn 800 dự án và mới tập trung xử lý 3 vụ án đã thu hồi hơn 42.000 tỉ đồng.Theo ông Dũng, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo hồi tháng 11 vừa qua đã đề ra các chủ trương cấp bách để tiến hành công tác chống lãng phí. Trong đó nêu rõ rà soát phát hiện các sai phạm liên quan lãng phí theo tinh thần xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng. Cùng đó, khẩn trương rà soát thể chế liên quan phòng, chống lãng phí, tạo chuyển biến mới trong công tác phòng, chống lãng phí.Ông Dũng thông tin, tại phiên họp 27 sáng 31.12, Tổng Bí thư lưu ý tập trung 3 lĩnh vực chống lãng phí, gồm: lĩnh vực đất đai; môi trường, tài nguyên khoáng sản và tài chính, ngân sách, đầu tư công, đầu tư nước ngoài...Theo ông Dũng, tại phiên họp, Tổng Bí thư cũng yêu cầu tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đối với 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, kết luận thanh tra trước 31.3.2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.Thông tin thêm về vấn đề này, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết năm 2024, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng với nhiều kết quả quan trọng (từ ngày 15.12.2023 - 14.12.2024), cơ quan điều tra công an đã phát hiện gần 5.700 vụ với hơn 10.200 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Riêng với công tác phòng chống lãng phí, lực lượng công an đã chủ động nhận diện, phát hiện các nguy cơ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, đã khởi tố, điều tra một số vụ án gây thất thoát, lãng phí trong quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng... Ông Tuyên cho biết, tới nay, các cơ quan công an đã khởi tố 2 vụ án điển hình, gây thất thoát, lãng phí gồm: vụ án thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh; vụ án dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An). "Đây là 2 vụ án không lớn lắm nhưng là 2 vụ án đầu tiên trong phòng, chống lãng phí, tiêu cực", tướng Tuyên nêu. Thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí cũng sẽ được Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp nhận diện các hành vi gây thất thoát, lãng phí tài sản, tài nguyên của Nhà nước, nhân dân. Từ đó, đã tham mưu đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục các sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. "Bộ Công an cũng sẽ tập trung xác minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, điều tra làm rõ bản chất, ngăn chặn kịp thời các vụ án, vụ việc gây thất thoát, lãng phí, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước", ông Tuyên nhấn mạnh.
Vàng, bất động sản hay gửi tiết kiệm?
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.