Những người trong bức hình lên tiếng chỉ sau 2 giờ: Phép màu khó tin cho cô gái Pháp
Ngày 22.2, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Q.12 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Huy Hoàng (17 tuổi, ở H.Hóc Môn) về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo điều tra, thời điểm xảy ra vụ việc, nạn nhân là bé gái chỉ mới 12 tuổi.Trước đó, sáng 15.11.2024, ông T. (cha của bé gái) đến Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12) tố giác tội phạm, trình báo vụ việc con gái 12 tuổi bị hiếp dâm. Trình báo của ông T. cho biết khoảng tháng 11.2024, con gái ông có những dấu hiệu bất thường. Đỉnh điểm là ngày 14.11.2024, con ông tung cửa phòng chạy ra ngoài, la hét trong hoảng loạn, cầu cứu cha mẹ.Bé gái kể thông qua mạng xã hội có quen biết với Hoàng. Khoảng đầu tháng 11.2024, Hoàng nhiều lần ép bé gái vào khách sạn V.T 2 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12). Khi vào khách sạn, Hoàng dùng vũ lực đe dọa bé gái cởi đồ rồi Hoàng dùng điện thoại chụp ảnh và dùng tay sờ mò, xoa bóp các vùng nhạy cảm của bé gái. Những ngày sau đó, Hoàng dùng hình ảnh, clip nhạy cảm đe dọa, ép nạn nhân vào khách sạn quan hệ tình dục hoặc ép chụp ảnh khỏa thân gửi cho Hoàng.Nếu bé gái không nghe lời, Hoàng sẽ tung những hình ảnh, clip nhạy cảm của bé gái lên mạng xã hội.Đến khi hành vi bị phát hiện, Hoàng đã 3 - 4 lần đưa bé gái vào khách sạn nói trên để quan hệ tình dục. Hoàng còn đe dọa, khủng bố tinh thần làm nạn nhân khiếp sợ, có dấu hiệu bị trầm cảm, không dám đi học.Tiếp nhận tin báo, Công an Q.12 vào cuộc điều tra, truy xét Hoàng. Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.12 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Huy Hoàng về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.Mẹo Copy/Paste văn bản giữa iPhone và PC
Thực tế, xung quanh câu chuyện chuyển nhượng tín chỉ carbon, thời gian gần đây có những ý kiến cho rằng mức giá 5 USD/tấn carbon của Việt Nam là khá thấp. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng bán tín chỉ carbon nhưng giá cao hơn gấp nhiều lần. Ví dụ, ở châu Âu có thể được bán tới từ 120 - 150 USD/tấn carbon, các thị trường khác có thể bán từ 70 -100 USD/tấn carbon.
Cây cam 'hồi sinh' vùng đất cằn
Từ nhỏ, ông Đệ đã đam mê chế tạo mô hình tàu, thuyền. Vì vậy, ông không ngừng mày mò nghiên cứu, học hỏi từ sách báo, phim ảnh và cả những con tàu ngoài đời thực.Năm 2018, ông bắt đầu làm mô hình tàu. Ban đầu, là những mô hình nhỏ bằng tấm xốp; dần dần, sản phẩm được trau chuốt và có độ chính xác cao hơn. "Tôi làm nghề cho thuê âm thanh, ánh sáng. Có dịp đi đây, đi đó nhiều, thấy những mô hình tàu, thuyền trưng bày, đam mê trỗi dậy nên tôi tự học làm", ông Đệ kể.Để hoàn thiện sản phẩm, ông học hỏi từ người quen về nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển, thiết bị thu, nhận sóng, điều khiển tốc độ. Sau đó, ông tự tìm tòi trên mạng xã hội, cải tiến chất liệu thân tàu bằng keo composite để tàu gọn nhẹ, dễ di chuyển. Vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa tìm nguyên vật liệu phù hợp, đến năm 2020, ông mới làm xong chiếc tàu bằng composite đầu tiên và có bộ điều khiển chạy trên mặt nước.Theo ông Đệ, nguyên liệu làm tàu là nhựa composite và nhựa pima. Nhờ đó, tàu làm ra có độ bền trên 7 năm. Khó khăn nhất trong việc làm mô hình tàu sân bay điều khiển từ xa là từng công đoạn phải tự thử nghiệm, lựa chọn vật liệu, linh kiện nhiều lần.Đến nay, ông đã làm hơn 40 chiếc tàu đồ chơi điều khiển từ xa với nhiều kích cỡ và kiểu mẫu khác nhau, như: tàu sân bay, tàu Titanic, tàu du lịch, tàu chở hàng, tuần dương hạm, tàu tuần tra điều khiển từ xa, du thuyền…Những mẫu tàu được ông Đệ làm với nhiều kích thước, tỉ lệ 1/100 so với phiên bản thật. Có những chiếc tàu sân bay được ông làm với kích thước trên 3 m, có thể di chuyển ổn định trên mặt nước.Mỗi chiếc tàu mất khoảng 45 ngày để hoàn thiện. Đặc biệt, một số mô hình tàu chiến có thể điều khiển từ xa, chạy trên mặt nước như thật. Nhờ sự công phu và chất lượng cao, các mô hình tàu của ông Đệ được nhiều người đam mê tìm mua. Mỗi chiếc tàu mô hình có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước và độ chi tiết. Khách hàng của ông không chỉ trong nước mà còn có những người yêu thích mô hình tàu ở nước ngoài đặt mua. Ông Đệ cho biết đang ấp ủ trình làng những sản phẩm mới lạ, độc đáo hơn.
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Hành tím Vĩnh Châu thu hoạch rộ, nông dân mừng vì trúng mùa
Chiều 17.4, một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của LPBank là việc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam. Tên tiếng Anh: Loc Phat Vietnam Joint Stock Commercial Bank. Như vậy, tên viết tắt bằng tiếng Anh: LPBank vẫn được giữ nguyên, không thay đổi.