Người dân kêu cứu vì nước thải gây hôi thối
Đây là hoạt động thuộc dự án Today's Voice nhằm mang lại cho sinh viên một góc nhìn mới về các kỹ năng mềm cốt lõi giúp các bạn trẻ Việt "biến nỗi lo thành động lực", tự tin chinh phục các nhà tuyển dụng trong tương lai. Dự án giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm bộ kỹ năng 4Cs quan trọng trong thời đại 4.0 bao gồm: tư duy sáng tạo, phản biện, giao tiếp, hợp tác.Chốn quê thanh bình
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Nhộn nhịp ngày hội đua thuyền trên cao nguyên đất đỏ M’Nông
Theo The Verge, trong bối cảnh tương lai của TikTok tại thị trường Mỹ còn nhiều bất ổn, Instagram được cho là đang ấp ủ một kế hoạch táo bạo khi biến tính năng Reels thành một ứng dụng độc lập.Theo nguồn tin từ The Information, Giám đốc Adam Mosseri của Instagram đã thảo luận về dự án tách biệt Reels với các nhân viên. Động thái này được cho là một phần trong 'Project Ray' của Meta, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Instagram với đối thủ TikTok.Việc tách Reels thành ứng dụng riêng cho thấy tham vọng của Meta trong việc chiếm lĩnh thị trường video ngắn đang phát triển mạnh mẽ. Ứng dụng độc lập sẽ cho phép Instagram tập trung vào trải nghiệm người dùng, tương tự như cách TikTok đã thành công.Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Meta thử sức với mô hình này. Năm 2018, công ty từng ra mắt ứng dụng video ngắn Lasso, nhưng sau đó đã phải đóng cửa vào năm 2020 để tập trung vào Reels. Bài học từ Lasso cho thấy việc cạnh tranh với TikTok không hề dễ dàng.Ngoài việc tách ứng dụng, Project Ray còn có các kế hoạch cải thiện thuật toán đề xuất nội dung và mở rộng thời lượng video trên Reels lên đến 3 phút tại Mỹ. Điều này cho thấy Instagram đang nỗ lực tối đa để thu hút và giữ chân người dùng.Thời điểm này có thể được xem là cơ hội vàng cho Instagram. Với 170 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok vẫn đang đối mặt với nguy cơ bị cấm. Instagram được cho là đã tận dụng tình hình này để 'lôi kéo' các nhà sáng tạo nội dung từ TikTok bằng các khoản tiền thưởng và ra mắt Edits, một công cụ chỉnh sửa video tương tự CapCut của ByteDance.Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu Reels có còn được tích hợp vào ứng dụng Instagram chính hay không nếu ứng dụng độc lập được ra mắt. Tuy nhiên, việc tách ứng dụng cho thấy Meta đang đặt cược lớn vào tương lai của Reels trong cuộc chiến video ngắn đầy khốc liệt.
Ít nhất 3 đội kỳ cựu là Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM không thể bước vào vòng play-off. Trong đó, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và Trường ĐH Văn Lang có nhiều lý do để tiếc nuối, khi 2 mùa trước việc vào vòng play-off luôn trong tầm tay họ. "Phải thừa nhận, phần lớn các đội trường ĐH, CĐ và học viện ở khu vực TP.HCM hiện nay đều tập trung đầu tư lớn để thi đấu tại TNSV. Do đó, tính cạnh tranh qua mỗi mùa đều tăng cao. Việc tranh chấp các suất đi tiếp là vô cùng khó, chỉ cần một trận sẩy chân mọi thứ sẽ được định đoạt", HLV Nguyễn Võ Hoàng Phú của đội Trường ĐH Văn Lang bày tỏ. Đây là điều HLV Phan Hoàng Vũ của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đã lường trước: "Các đội đều có sự chuẩn bị rất kỹ. Các đội được xem là mạnh và có truyền thống, nay rất khó nói trước được điều gì, cần phải thể hiện được năng lực của mình trên sân cỏ. Tôi nhận thấy đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hay Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM qua mỗi mùa đều trở nên mạnh hơn. Giải TNSV vì thế tính cạnh tranh mỗi lúc một cao".Trong 8 đội ở khu vực TP.HCM vào vòng play-off giải TNSV THACO cup 2025, có 4 đội từng góp mặt tại vòng này ở mùa trước là Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Trong khi 4 đội còn lại là các gương mặt mới, đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM. Tỷ lệ này chiếm đến phân nửa số đội so với mùa lần II - 2024, khi chỉ có 2 đội mới vào vòng play-off so với lần I - 2023. Qua đó đã tạo nên nhiều sự thú vị, bởi không còn sự thống trị của những tên tuổi quen thuộc. Các gương mặt mới cũng mang đến nhiều sự đổi mới đáng kể và đa dạng cho giải TNSV.Trong 4 gương mặt mới vào vòng play-off khu vực TP.HCM, có sự trở lại đáng chú ý của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), đội đã vào vòng play-off lần I - 2023 và chơi cực hay, nhưng thua đội kỳ cựu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sau loạt sút luân lưu. Sau mùa giải lần II - 2024 thi đấu không thành công, HUTECH đã trở lại với diện mạo mới, thi đấu chắc chắn và hiệu quả hơn để đứng đầu nhóm 5 một cách thuyết phục lấy vé vào vòng play-off. Cùng với HUTECH, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM được đánh giá là các đội có tiềm lực có thể gây bất ngờ cho các đội kỳ cựu ở vòngplay-off tranh vé vào VCK. Ngay cả đội ĐKVĐ Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM hay Trường ĐH Văn Hiến qua mỗi mùa càng tiến bộ, đều phải e dè trước các đối thủ mới này. Ẩn số là đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn hứa hẹn sẽ gây sốc.Trong khi đó, hai đội có sự tiến bộ một cách chắc chắn và đáng gờm nhất là Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, được đánh giá là những ứng viên sáng giá sẽ lấy vé dự VCK giải TNSV THACO cup 2025. Đây là hai đội ở mùa trước để mất vé đáng tiếc khi thua ở vòng play-off. Năm nay, họ quyết tâm lấy tấm vé quý giá dự VCK.Tại vòng play-off khu vực TP.HCM, 8 đội có mặt sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên với mỗi đội một mã số, cụ thể từ số 1 - 8. Sau đó, bốc thăm với đội có mã số 1 gặp đội mã số 2; đội mã số 3 gặp 4; đội mã số 5 gặp 6; và đội mã số 7 gặp 8. Các trận đấu vòng play-off khu vực TP.HCM diễn ra ngày 14 và 15.1 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đội thắng trong 4 cặp đấu sẽ giành quyền vào VCK. Lễ bốc thăm diễn ra lúc 9 giờ hôm nay 13.1 tại Tòa soạn Báo Thanh Niên.
Bí quyết ăn kiêng bằng bánh mì của phụ nữ Pháp
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.