Ghi trên đường số 1, từ Sài Gòn tháng 5.1975
Hiện nay, cuộc sống của người Bana đã có nhiều thay đổi. Trước đây, đến lễ ăn cốm lúa mới, bà con thường tổ chức từng nhà, cùng đàn hát, đánh cồng, đánh chiêng suốt 2 ngày 2 đêm thì nay ở nhiều làng việc tổ chức lễ ăn cốm lúa mới thường diễn ra trong ngày, ở cùng một địa điểm để cả làng chung vui. Lễ ăn cốm lúa mới dù tổ chức ở quy mô lớn hay nhỏ thì cốm để dâng lên cúng Giàng phải là những hạt lúa mới lấy về từ nương rẫy và được bà con chọn riêng trước đó.Muốn đeo trang sức đẹp sang, nàng hãy nhớ những nguyên tắc này
VIDEO: Xe máy bất ngờ hút khách nửa đầu năm 2021: ‘Phút huy hoàng rồi chợt tắt’?
Bà chủ đứng sau 8 quán sủi cảo trứ danh ở Phố ẩm thực Hà Tôn Quyền là ai?
Reuters ngày 17.1 dẫn nguồn tin cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy lông chim và máu trong cả hai động cơ của máy bay Hàn Quốc Jeju Air, không chỉ một động cơ như thông tin được công bố trước đó.Chiếc Boeing 737-800 chở 181 người từ Bangkok (Thái Lan) về Muan (Hàn Quốc) ngày 29.12.2024 gặp sự cố và phải tiếp đất bằng bụng. Máy bay đâm vào mô đất ở cuối đường băng và nổ tung làm 179 người thiệt mạng. Hai tiếp viên ngồi ở đuôi máy bay sống sót.Khoảng 4 phút trước tai nạn, một phi công thông báo máy bay tông phải chim và kích hoạt tình trạng khẩn cấp. Máy bay không thể hạ cánh ngay lần đầu và phải bay vòng và hạ cánh ở chiều ngược lại của đường băng.Hai phút trước cuộc gọi khẩn cấp, đài kiểm soát không lưu kêu gọi phi công cẩn thận do các bầy chim hoạt động tại khu vực.Các nhà điều tra trong tháng này thông báo đã tìm thấy lông chim trong một động cơ của chiếc máy bay Jeju Air xấu số. Họ cũng nói rằng đoạn phim được ghi lại cho thấy chim đã bay vào trong một động cơ nhưng theo nguồn tin của Reuters thì cả hai động cơ đều có lông chim và máu.Bộ Giao thông Hàn Quốc chưa bình luận về thông tin của Reuters. Cả hai hộp đen của máy bay đều ngừng hoạt động trước tai nạn khoảng 4 phút, khiến cho việc xác định nguyên nhân trở nên khó khăn hơn.Trường hợp chim rơi vào cả hai động cơ máy bay là điều hiếm xảy ra trong hoạt động hàng không toàn cầu. Năm 2009, một máy bay chở khách gặp tình huống tương tự tại New York (Mỹ) nhưng hạ cánh thành công xuống sông Hudson và không có ai thiệt mạng. Một trường hợp hy hữu tương tự xảy ra tại Nga năm 2019 khi chiếc máy bay hạ cánh xuống ruộng bắp.
Theo đó, tối qua 14.3 nhiều trang mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh mặt trăng có màu đỏ thẫm như máu cùng dòng trạng thái khẳng định: "Bầu trời ngay lúc này được chụp tại Tà Xùa, Sơn La".Chưa rõ độ thực hư của hình ảnh, thông tin trên, tuy nhiên các bài đăng nhanh chóng nhận về lượt tương tác "khủng". Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngạc nhiên, khẳng định đây là hiện tượng nguyệt thực ở Việt Nam hay còn gọi là "trăng máu". Mặt khác nhiều ý kiến phản bác, cho rằng tối qua Việt Nam không có hiện tượng nguyệt thực, đây có thể là một hiện tượng khác hoặc hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Tài khoản Mai Thế Biển bình luận sau khi quan sát hình ảnh: "Trăng máu!"."Nhìn giống AI vẽ hơn", Dương Yumi Nguyễn nhận xét. Nickname Anh Piano cho biết: "Chỗ mình trăng vẫn sáng vằng vặc". Tài khoản Ngọc Ngà nói: "Mình ở Hà Giang, nãy trăng vừa lên mình thấy trăng đỏ lắm mà giờ hết đỏ rồi!".Cũng trong hôm qua 14.3, nhiều nơi khác trên thế giới như ở Mỹ, Canada và các nước còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không thể quan sát được ở Việt Nam.Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Quan sát những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, một chuyên gia cho biết những ý kiến khẳng định tối qua Việt Nam có nguyệt thực là hoàn toàn không chính xác. Theo đó, trong lần nguyệt thực ngày 13 - 14.3, Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được.Trong năm 2025 này, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần nhưng phải chờ đến tháng 9.2025 tới đây. Nguyệt thực này diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Về hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tối qua, chưa thể khẳng định được thực hư và độ chính xác, tuy nhiên chuyên gia này cho rằng không loại trừ khả năng ảnh đã qua chỉnh sửa để mặt trăng trở nên đỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người cũng đã từng chứng kiến mặt trăng có màu đỏ như máu ở đường chân trời dù không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết khi ánh sáng từ mặt trăng, mặt trời đến mắt chúng ta sẽ phải đi qua bầu khí quyển của trái đất, và có hiện tượng tán xạ của các hạt phân tử khí, hạt bụt, hạt hơi nước trong bầu khí quyển với ánh sáng này.Các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh da trời dễ bị tán xạ hơn các ánh sáng bước sóng dài như màu đỏ. Khi mặt trăng, mặt trời ở thấp dưới chân trời lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng từ các thiên thể này sẽ đi qua lớp khí quyển dày hơn và hiện tượng tán xạ xảy ra càng mạnh vì thế sẽ có màu đậm hơn với khi nó ở trên cao.Đặc biệt nếu trong khí quyển có nhiều hơi nước, hoặc ô nhiễm khói bụi thì hầu hết ánh sáng bước sóng ngắn đều bị tán xạ chỉ có bước sóng dài, màu đỏ là đến được mắt ta."Vì thế đôi lúc ta thấy mặt trăng đỏ như máu, hay mặt trời đỏ ở phía chân trời, đó là dấu hiệu của bầu trời bị ô nhiễm không khí nặng hoặc do hơi ẩm nhiều. Như vậy, ô nhiễm không khí càng nhiều hoặc hơi ẩm càng cao thì màu sắc mặt trăng càng đỏ", Cựu chủ nhiệm HAAC lý giải.
Tuyển sinh ĐH 2024: Khi nào chốt xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm và xét tuyển chung?
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.