Thời tiết TP.HCM, Nam bộ hầm hập gần 40 độ C, nắng nóng còn kéo dài
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.Nhóm thiện nguyện Trường Sa chăm lo cho đồng bào biên giới Quảng Trị
Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT được khai mạc tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2. Ngay sau đó sẽ tiếp tục diễn ra tại hơn 10 tỉnh, thành trên cả nước.Tại mỗi địa điểm đều có hoạt động tư vấn được truyền hình trực tuyến trên các nền tảng của Báo Thanh Niên, tư vấn tại gian hàng và các hoạt động tham quan giảng đường, phòng thực hành, giao lưu văn nghệ, thực hành nghề nghiệp...Đặc biệt, tại hầu hết các điểm diễn ra chương trình tư vấn, Báo Thanh Niên đếu tổ chức khu vực gian hàng triển lãm để các trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trung tâm đào tạo, trung tâm du học... quảng bá tuyển sinh và tư vấn trực tiếp cho học sinh (HS).Để chuẩn bị tư vấn cho HS tại gian hàng, các giảng viên, cán bộ tuyển sinh đã được tập huấn kỹ càng để có thể giải đáp mọi thắc mắc về ngành nghề, chương trình đào tạo, xu hướng tuyển dụng, cách chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích, nhu cầu nhân lực…Có thể nói, những hoạt động sôi động và hấp dẫn chỉ có thể tổ chức tại gian hàng đã được các trường đầu tư để thu hút HS, như trình diễn robot, pha chế, vẽ chân dung, in quà tặng bằng máy in 3D, giao lưu văn nghệ, tổ chức trò chơi, tặng quà và học bổng... Đây cũng là lợi thế lớn nếu như trường ĐH huy động lực lượng giảng viên, cựu sinh viên cùng tham gia tư vấn, hoạt náo.Trong nhiều năm qua, các gian hàng triển lãm được đánh giá là nơi kết nối với học sinh một cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhận định tư vấn tại gian hàng là hình thức hiệu quả bậc nhất. "Chúng tôi được gặp gỡ trực tiếp những HS muốn đăng ký xét tuyển vào trường. Sau khi nghe các em chia sẻ băn khoăn và đặt câu hỏi về ngành nghề, chỉ tiêu, phương thức xét tuyển..., chúng tôi đã tư vấn, giải đáp để các em có được thông tin chính xác nhất".Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, thay vì HS phải đến tận trường gặp gỡ cán bộ tuyển sinh để tìm hiểu, thì tại ngày hội, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn các em đã có thể đến gian hàng của các trường ĐH mà mình quan tâm, rất thuận lợi để có được đầy đủ thông tin mà các em cần.Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng gian hàng trong ngày hội Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên giúp các trường có thể tiếp cận hàng ngàn lượt HS một cách nhanh chóng. "Đặc biệt là tiếp cận được đúng đối tượng. Các em muốn tìm hiểu trường nào thì sẽ đến gian hàng tư vấn của trường đó. Thầy cô nhờ vậy có cơ hội gần gũi với HS hơn, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em để kết nối và tư vấn một cách hiệu quả", thạc sĩ Tư cho hay.Nhiều trường ĐH nhiều năm liền đều đăng ký 2-3-4 gian hàng liền kề nhau để có không gian rộng rãi và ấn tượng dành cho HS tới tìm hiểu, như Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, Trường ĐH FPT, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Mở TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang...Ban tổ chức Chương trình Tư vấn mùa thi đang tiếp tục tiếp nhận đăng ký gian hàng từ các trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trung tâm tư vấn du học, ngoại ngữ, tin học. Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ:- Khu vực Đông Nam bộ (tổ chức tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu): Chị Mỹ Quyên, email: myquyentn@gmail.com, ĐT: 0904.111.176.- Khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình): Chị Quỳnh Lê, email: quynhlebtn@gmail.com, ĐT: 0905.604.007; anh Trần Ngọc Đức: email: tranngocducgs@gmail.com, ĐT: 0905.541.164.- Bình Định và Phú Yên: Chị Trần Thị Tịnh, email: tinhbtn@gmail.com, ĐT: 0935.782.948.- Khánh Hòa: Anh Ngọc Phúc, email: nphuctn@gmail.com, ĐT: 0905.118.885.- Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng): Anh Gia Bình, email: giabinhbtn@gmail.com, ĐT: 0919.550.441.
Nhiếp ảnh gia chụp ảnh kiểu 'đơn giản thôi'
Giá sầu riêng ngày 4.5 cũng tiếp tục đứng ở mức thấp. Cụ thể, giá sầu riêng riêng Ri6 xô ở Tây Nam bộ 70.000 - 88.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp 85.000 - 88.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp 113.000 - 115.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 93.000 - 95.000 đồng/kg. Nhiều trường hợp thương lái không thỏa thuận được giá với chủ vườn đã bỏ cọc và để mặc cho sầu riêng chín rụng.
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
F-16 sắp tới Ukraine 'cứu' chiến thuật của Kyiv
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.