Mỹ lo bị Trung Quốc tiếp cận 'sân sau'
Cường Seven và (S)TRONG Trọng Hiếu gây chú ý khi công bố thành lập nhóm nhạc Sx7, sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Thông tin này được cộng đồng mạng quan tâm. Sự kết hợp giữa hai giọng ca có khả năng trình diễn tốt khiến nhiều khán giả tò mò. Thay vì chọn ra mắt bằng một sản phẩm âm nhạc, Sx7 chọn hướng đi khác là trình diễn trên sân khấu đêm chung kết Chị đẹp đạp gió 2024. Cả hai chọn bản mashup 20 phút và Chất chơi, mang lại cho khán giả không gian âm nhạc sôi động. Sx7 chia sẻ việc lựa chọn 2 ca khúc riêng biệt, vừa có điểm chung trong màu sắc âm nhạc nhưng cũng vừa có màu sắc riêng rất phù hợp với thông điệp của nhóm. Thay vì hát chung một ca khúc, hai "anh tài" chọn cách để mỗi người thỏa thích thể hiện hình ảnh của mình rồi mang hai hình ảnh đó kết hợp lại với nhau, đúng với tinh thần mà hai nghệ sĩ hướng đến: "Chúng tôi là hai mảnh riêng biệt, đối lập nhưng hài hòa”.Mở đầu phần trình diễn là màn solo của (S)TRONG Trọng Hiếu với Chất chơi do chính anh sáng tác. Sau đó, Cường Seven ghi điểm với 20 phút - được làm mới từ ca khúc trước đó của Trọng Hiếu. Trên sân khấu, chồng Vũ Ngọc Anh mang đến hình ảnh một người đàn ông trưởng thành, chín chắn dường như đối lập hoàn toàn với hình ảnh trẻ trung, năng động trước đó của quán quân Vietnam Idol mùa 6.Không chỉ ghi điểm bởi giọng hát, cả Cường Seven và Trọng Hiếu còn khoe vũ đạo ấn tượng trên sân khấu. Vốn là những “anh tài” có thế mạnh trình diễn, hai thành viên của Sx7 không làm khán giả thất vọng với những bước nhảy tự tin, khiến dàn “chị đẹp” không thể ngồi yên khi theo dõi. Trước đó, thông tin nhóm nhạc Sx7 của Cường Seven và Trọng Hiếu được thành lập sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai khiến nhiều người bất ngờ. Chia sẻ về ý tưởng, quán quân Vietnam Idol cho biết ban đầu, anh không có ý định này vì sợ không thể hòa hợp với mọi người. “Tuy nhiên, việc chung nhóm với Cường Seven thì tôi yên tâm”, anh nói. Trong khi đó, Cường Seven nói anh chọn cách làm việc thẳng thắn để mình và Trọng Hiếu thoải mái trong quá trình hợp tác.Bình bát quê nhà
Theo ghi nhận của người viết, trong đêm lễ Tình nhân (14.2), các điểm bán hoa, socola, gấu bông đang giảm giá 50% các sản phẩm cho những cặp tình nhân. Đường sá ở TP.Buôn Ma Thuột trở nên nhộn nhịp, đông đúc khi người dân, giới trẻ dạo chơi, ăn uống trong đêm Valentine.Anh Nguyễn Văn Thành (43 tuổi, trú tại P.Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột) cho biết bản thân đã bán hoa vào các dịp lễ được 10 năm. Vào ngày Valentine, giới trẻ thường mua những món quà, như: hoa tươi, hoa giấy, gấu bông, socola… để tặng cho người yêu của mình. "Năm nay, sinh viên ở Trường ĐH Tây Nguyên khá ít nên doanh thu của tôi giảm sút gần một nửa so với năm trước. Năm nay hoa tươi hết hàng sớm, còn hoa giấy, socola, tôi đều giảm giá 50% cho các bạn trẻ, người dân trước khi hết ngày lễ", anh Thành chia sẻ. Nhiều người bán hàng cho biết giá quà lễ Tình nhân dao động từ 200.000 – 1 triệu đồng/sản phẩm tùy loại vào ngày 13.2. Tuy nhiên, đến ngày 14.2, các sản phẩm đều phải giảm giá 50% để tránh bị lỗ vốn, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, người thu nhập thấp có thể mua tặng người yêu của mình. Dưới đây là một số hình ảnh trong đêm lễ Tình nhân tại TP.Buôn Ma Thuột:
Giải pháp năng lượng cho châu Âu từ thị trấn ở Bỉ
Theo Sammy Fans, tương lai của trình duyệt Google Chrome trên điện thoại Samsung Galaxy đang trở nên lung lay hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh Google đối mặt với sức ép pháp lý tại Mỹ, Samsung có thể sẽ 'chia tay' Chrome và ưu tiên trình duyệt Samsung Internet trên các sản phẩm của mình.Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đang gia tăng áp lực lên Google, yêu cầu hãng này phải thoái vốn trình duyệt Chrome để tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Nếu điều này xảy ra, Chrome sẽ không còn là một phần bắt buộc trong dịch vụ Google Mobile Services (GMS) của Google, mở đường cho các nhà sản xuất điện thoại lựa chọn trình duyệt khác.Trong trường hợp Chrome bị loại bỏ, Samsung Internet sẽ trở thành trình duyệt mặc định trên các thiết bị Galaxy. Đây sẽ là một lợi thế lớn cho Samsung, giúp trình duyệt của hãng này tiếp cận đông đảo người dùng hơn.DOJ gọi Google là 'gã khổng lồ kinh tế' đã tước đoạt quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Ngoài yêu cầu thoái vốn Chrome, DOJ còn đề xuất Google thay đổi mô hình kinh doanh Android hoặc bị buộc bán hệ điều hành này.Phản hồi trước đề xuất này, phát ngôn viên Peter Schottenfels của Google cho rằng DOJ đang đi quá xa so với quyết định của tòa án và hành động này sẽ gây tổn hại đến người tiêu dùng, nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.Cuộc chiến pháp lý giữa Google và DOJ sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường trình duyệt trên điện thoại Android. Liệu Samsung có thực sự 'rời xa' trình duyệt Chrome? Người dùng sẽ lựa chọn trình duyệt nào nếu không còn Chrome? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Thế giới đang làm gì để đối phó đại dịch tiếp theo Covid-19 ?
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).