Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 12.1, chung kết giải đấu The Moneyverse (Vũ trụ Đồng tiền) lên sóng VTV3 với Top 6 sinh viên xuất sắc nhất gồm Huỳnh Thị Quỳnh Nga (Học viện Hàng không Việt Nam), Lê Văn Minh (Trường đại học FPT Đà Nẵng), Đoàn Quốc Duy (Trường đại học VinUni), Đinh Tuấn Dương (Học viện Tài Chính), Trương Xuân Lộc (Trường Kinh tế, Trường đại học Vinh) và Chan Yee Lun (Trường đại học Quốc tế Miền Đông).Bước vào những vòng đấu được đánh giá "căng thẳng bậc nhất" của Vũ trụ Đồng tiền 2024, Top 6 phải tìm cách giải mật mã, đồng thời đàm phán, trao đổi, mua bán các vật phẩm, trổ tài phản biện để chọn ra Top 2 chung cuộc. Chia sẻ về trận đấu cuối cùng của Lê Văn Minh và Đoàn Quốc Duy, nhà báo - BTV Ngọc Trinh nói: "Đây là cuộc chơi, không phải cuộc thi. Bên cạnh sự bản lĩnh, các bạn cũng cần có may mắn. Nhưng ở vòng này, các bạn cần thêm kỹ năng phản biện, đưa ra quan điểm, lý giải bằng các số liệu cụ thể để thuyết phục chúng tôi".Đặc biệt, chương trình bất ngờ chào đón sự góp mặt của phi công Phạm Tuân - người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông cho hay: "Tôi rất vinh dự khi có mặt trong đêm chung kết hôm nay, rất tự hào và cũng rất hồi hộp. Tất cả các thí sinh đã chiến thắng chính mình và cần được tuyên dương vì tinh thần học tập, trí tuệ vì dù còn đang đi học nhưng các bạn đã hiểu rõ những kiến thức khó về kinh tế, đầu tư, tài chính. Với tôi, Vũ trụ Đồng tiền không chỉ chọn ra những người tiêu biểu mà còn góp phần lan tỏa đến thế hệ trẻ tinh thần học tập, nghiên cứu để nâng cao trí tuệ, trở thành những người bản lĩnh trong xã hội ngày nay. Những tài năng trẻ này sẽ không chỉ trở thành những người thành công mà còn góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Cách đây 45 năm tôi cũng trải qua nhiều cuộc thi tuyển chọn gắt gao, tôi hiểu sự hồi hộp của các bạn. Tôi mong các bạn hãy luôn bình tĩnh, sáng suốt và các bạn sẽ là những người chiến thắng".Sau khi bàn bạc, đánh giá quá trình từ vòng thi và cả quá trình thể hiện của 2 thí sinh tại giải đấu năm nay, ban giám khảo đã đưa ra quyết định cuối cùng: Đoàn Quốc Duy (Trường đại học VinUni) chính thức trở thành "Ngôi sao Vũ trụ Đồng tiền của năm 2024", sở hữu giải thưởng tiền mặt 1 tỉ đồng, 1 học bổng và chiếc xe hơi VinFast VF3.Chia sẻ cảm xúc sau khi vượt qua hơn 25.000 sinh viên đến từ gần 30 trường đại học trên khắp cả nước, Đoàn Quốc Duy cho biết: "Mình tin bản thân đã có một hành trình đầy dấu ấn của mùa giải năm nay. Từ quá trình tiếp cận kiến thức, học tập, trải nghiệm cùng những bạn khác, ban giám khảo, các chuyên gia đều để lại những khoảnh khắc đáng nhớ".Người học bằng lái ô tô kêu cứu: Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai vừa chỉ đạo…
Ngoài Việt Nam, nhiều nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Singapore, Philippines... cũng rộn ràng đón Tết Nguyên đán. Dù truyền thống văn hóa khác nhau, mỗi nơi có thể chào đón năm mới âm lịch theo cách riêng, nhưng đều có điểm chung là hình ảnh gia đình đoàn tụ bên mâm cỗ ngày xuân và cầu chúc những điều may mắn, vạn sự hanh thông.Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc được gọi là Seollal và là một trong những ngày lễ quan trọng tại quốc gia Đông Bắc Á.Tết Seollal là dịp bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và người cao tuổi. Người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống (hanbok), trẻ con cúi lạy tỏ lòng tôn kính với ông bà, cha mẹ, được lì xì và nhận những lời khuyên cho năm mới, trước khi cả nhà ăn các món truyền thống dịp năm mới. Tham gia các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng Seollal ở Hàn Quốc.Được gọi là Xuân Tiết, dịp tết âm lịch tại Trung Quốc tràn ngập sắc đỏ, từ đồ trang trí cho đến những bao lì xì, với mong muốn một năm mới an lành, may mắn. Vào đêm giao thừa, mỗi người thường tặng quà nhau, cùng thức để trải qua khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ và đón giây phút đầu tiên của năm mới. Mỗi người trong gia đình sẽ dành tặng nhau lời chúc và lì xì may mắn cho năm mới. Biểu diễn múa lân cũng là hoạt động phổ biến ở Trung Quốc vào dịp năm mới.Vào những ngày tết năm nay, Singapore tổ chức lễ hội mùa xuân với các sự kiện nổi bật như lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao (từ ngày 27.1 - 5.2), lễ hội đường phố Chingay (từ ngày 7 - 8.2), cùng nhiều hoạt động khác. Người Singapore thường ăn bánh tang yuan (bánh trôi) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình tặng nhau những bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn.Lễ hội đường phố Chingay năm nay sẽ diễn ra tại Singapore với chủ đề Niềm vui, là dịp để mọi người "chiêm nghiệm lại những trải nghiệm chung vượt qua ranh giới sắc tộc, ngôn ngữ và tuổi tác thông qua ẩm thực", theo ban tổ chức.Tại láng giềng của Singapore là Malaysia, lễ hội đường phố Chingay cũng diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán. Các thành phố Johor Bahru và Penang là những nơi tổ chức nhiều sự kiện đa văn hóa quan trọng. Dự kiến năm nay Malaysia và Singapore đều tưng bừng tổ chức lễ hội đường phố này do 2 nước đã lên kế hoạch đề xuất UNESCO công nhận sự kiện là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Cũng như các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần. Cùng với phong tục trang trí, múa rồng và họp mặt gia đình trong dịp tết, một phong tục độc đáo diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội Chap Goh Mei (rằm tháng giêng) là việc những cô gái độc thân ném quả quýt xuống biển để cầu duyên.Từ năm 2012, Philippines chính thức công nhận Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn. Người dân Philippines vào dịp tết thường đi chùa hay nhà thờ để cầu cho một năm hạnh phúc, an lành và thịnh vượng. Nhiều người dân cũng xem đây là dịp đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, khu phố Binondo ở Manila, còn gọi là phố Tàu, là nơi tổ chức nhiều lễ hội sôi nổi với các hoạt động múa lân, múa rồng và đốt pháo để chào mừng năm mới.
Người phụ nữ bị liệt 29 năm kiên cường viết sách kiếm tiền chạy thận
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.
Ngày 31.1, UBND tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh này vừa đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng dự án cầu An Lão với tổng kinh phí 129 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý và các nguồn vốn hợp pháp khác, thời gian thực hiện từ năm 2025 - 2027.Cụ thể, cầu An Lão được xây dựng dài 436 m, rộng 12 m, điểm đầu thuộc xã An Hòa, điểm cuối thuộc xã An Tân (H.An Lão, Bình Định), là công trình giao thông cầu đường bộ cấp 3.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án cầu An Lão.Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án xây dựng khu tái định cư Vĩnh Lợi, H.Phù Mỹ (Bình Định) với tổng kinh phí gần 100 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2027, nguồn vốn từ vốn đầu tư công của tỉnh Bình Định, dự án do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư.Mục tiêu đầu tư dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi; từng bước hoàn thiện hạ tầng, bổ sung quỹ đất ở cho địa phương, kết nối các khu dân cư hiện hữu đã có tạo nên không gian mới, hình thành các khu dân cư có cơ sở hạ tầng đồng bộ. Khu tái định cư Vĩnh Lợi được xây dựng với diện tích xây dựng 6,21 ha (có 226 lô đất ở tái định cư), gồm các hạng mục: San nền mặt bằng, hệ thống giao thông kết nối, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy, hệ thống cây xanh cảnh quan, hệ thống cấp điện và chiếu sáng.Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu UBND H.Phù Mỹ quản lý vận hành công trình sau khi thi công xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.
Metal Slug: Awakening chính thức ra mắt game thủ hôm nay 22.8
Ngày 15.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản phê bình nghiêm túc và yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, do những thiếu sót trong việc ký quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp của ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, Bạc Liêu. Liên quan đến vụ việc, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cũng đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, do tham mưu cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện. Được biết, cán bộ nguyên chuyên viên phòng này, cũng bị kiểm điểm trách nhiệm. Trong cuộc họp kiểm điểm, người này tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì tham mưu ký ban hành quyết định chỉnh sửa thông tin trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Thắng. Như Thanh Niên thông tin, trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định thu hồi và hủy quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp cấp 2 của ông Đỗ Minh Thắng từ năm 1966 thành năm 1964.Cụ thể, thu hồi hủy bỏ Quyết định số 14/SGDĐT-KT ngày 6.7.2020 về việc chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của Sở GD-ĐT Cà Mau đối với ông Đỗ Minh Thắng. Theo Sở GD-ĐT Cà Mau, quyết định chỉnh sửa trước đó không tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT về quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.Liên quan đến vụ việc, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, do thiếu trách nhiệm trong quá trình xác minh và xử lý sai sót bằng cấp của ông Thắng. Trước đó, ông Vũ bị tố cáo thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực thi công vụ, và kết luận từ UBND tỉnh xác định nội dung tố cáo là đúng.Tháng 4.2022, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đề nghị Sở GD-ĐT Cà Mau xác minh tính hợp pháp bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Đỗ Minh Thắng. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau, kỳ thi cấp 2 tổ chức vào tháng 1.1985 tại hội đồng thi Tắc Vân được xác nhận là có diễn ra. Tuy nhiên, hồ sơ gốc của hội đồng thi không còn và việc đối chiếu mẫu phôi, chữ ký, mẫu dấu trên bằng tốt nghiệp chỉ cho thấy sự trùng khớp về hình thức.UBND tỉnh Cà Mau cho rằng cách trả lời như trên là chưa phù hợp, không đủ cơ sở để khẳng định tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp của ông Thắng. Đồng thời, việc ông Tạ Thanh Vũ chậm trễ ký công văn đề nghị xác minh lại bằng cấp sau khi có văn bản trả lời Bạc Liêu bị đánh giá là thiếu trách nhiệm. Yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau tổ chức kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ và rà soát, xử lý các văn bản sai sót theo đúng thẩm quyền và quy định.