Đông Nam Á sáng cửa có đại diện lọt vào tứ kết U.23 châu Á
Đặc biệt là không gian ở hàng ghế thứ 2. Không chỉ khoảng để chân trở nên thoải mái, hàng ghế này cũng được bố trí với độ ngả lưng lớn, giúp người ngồi phía sau thậm chí có thể “nằm nghỉ” khi di chuyển hành trình dài.Cây sanh 'khổng lồ' 70 năm tuổi thành điểm tránh nắng lý tưởng cho nhiều người
Động cơ trang bị trên City phiên bản RS và Vios phiên bản GR-S cùng có dung tích 1.5 lít nhưng City phiên bản RS cho công suất nhỉnh hơn 12 mã lực và 5 Nm mô-men xoắn. Chênh lệch này có thể khó phân biệt khi vận hành thực tế.
Trương Minh Cường: Tôi xấu hổ, không dám về Việt Nam sau khi thất bại ở Mỹ
Năm 2015, ước tính có 1,8 tỉ người trên toàn cầu bị lão thị và con số này dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức khoảng 2,1 tỉ người vào năm 2030. Lão thị xuất hiện khi cơ chế điều tiết của mắt - khả năng điều chỉnh tiêu cự để nhìn rõ các vật ở gần - suy yếu dần. Điều này xảy ra do sự lão hóa của cơ thể, khiến các cơ mắt kém linh hoạt và thủy tinh thể mất khả năng thay đổi hình dạng để tập trung vào vật ở gần. Chúng ta thường cho rằng lão thị chỉ đến với người trung niên từ 40 tuổi trở lên. Giờ đây, độ tuổi khởi phát lão thị đang dần trẻ hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lão thị sớm tăng đáng kể ở nhóm người làm việc văn phòng hoặc thường xuyên đối diện với màn hình. Nguyên nhân là do thời gian sử dụng thiết bị điện tử kéo dài gây căng thẳng cho hệ thống điều tiết của mắt, đẩy nhanh quá trình khởi phát lão thị.Ánh sáng xanh năng lượng cao (HEV) từ nguồn tự nhiên và thiết bị điện tử có thể tác động tiêu cực đến mắt. Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh từ các thiết bị như điện thoại, máy tính và tivi có thể dẫn đến tổn thương võng mạc, gây thoái hóa điểm vàng (AMD). Những tác động này có tính tích lũy và bắt đầu biểu hiện trong giai đoạn đầu của lão thị. Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị điện tử không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ lão thị.Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lão thị sớm cũng bao gồm dinh dưỡng, thiếu vận động, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thần kinh, bệnh lý về tiểu đường…Lão thị không được điều trị có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và giải pháp thông thường là dùng kính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận sống chung với kính suốt đời. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các phương pháp như phẫu thuật lão thị bằng laser hay thủ thuật cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.Trong rất nhiều những giải pháp điều trị, PresbyMAX nổi lên như một phương pháp phẫu thuật lão thị hiệu quả, an toàn, mang đến hy vọng lấy lại thị lực rõ ràng cho nhiều người mà không phải phụ thuộc vào kính suốt đời.Công nghệ PresbyMAX được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao nhờ khả năng cá nhân hóa, đáp ứng toàn diện các nhu cầu của bệnh nhân lão thị: hiệu quả, an toàn, thời gian phẫu thuật ngắn và hồi phục nhanh chóng.PresbyMAX ứng dụng công nghệ laser Excimer tiên tiến, hoạt động theo nguyên lý bào mòn phi cầu đôi để tạo hình giác mạc thành bề mặt đa tiêu cự. Mỗi vùng đồng tâm trên giác mạc như một thấu kính đa tiêu cự, giúp cải thiện thị lực gần, trung gian và xa với mức độ xâm lấn tối thiểu. Nguyên lý này tương tự như kính tiếp xúc hoặc kính nội nhãn đa tiêu, nhưng được thực hiện trực tiếp trên giác mạc, mang lại hiệu quả tự nhiên và lâu dài hơn.PresbyMAX là một hệ sinh thái gồm ba phương pháp phẫu thuật tùy chỉnh, phù hợp với từng loại thị lực và nhu cầu của bệnh nhân:Điểm khác biệt vượt trội của PresbyMAX là sự kết hợp giữa độ chính xác của laser Excimer và khả năng tùy chỉnh theo từng bệnh nhân. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không chỉ giảm nguy cơ biến chứng mà còn đảm bảo an toàn cho giác mạc. Đặc biệt, PresbyMAX cho phép đảo ngược nếu cần, mang lại sự an tâm tối đa cho bệnh nhân và bác sĩ.Theo các nghiên cứu lâm sàng, hiệu quả phẫu thuật lão thị của PresbyMAX đã được chứng minh rõ ràng: 99% bệnh nhân đạt thị lực xa 20/20 hoặc tốt hơn khi sử dụng kính trước phẫu thuật, và 79% đạt được thị lực tương tự sau 6 tháng phẫu thuật mà không cần kính. Không chỉ cải thiện thị lực, công nghệ này còn giúp giảm quang sai và độ khúc xạ, mang lại trải nghiệm thị giác rõ ràng, tự nhiên và ổn định trong thời gian dài.Tính đến nay, hơn 11.000 ca phẫu thuật PresbyMAX đã được thực hiện thành công trên toàn cầu, khẳng định vị trí hàng đầu của công nghệ này trong phẫu thuật lão thị. PresbyMAX không chỉ là giải pháp điều trị, mà còn mở ra cánh cửa cho một cuộc sống mới, nơi giới hạn của thị lực được phá bỏ.Mặc dù lão thị là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng PresbyMAX chính là minh chứng cho sự giao thoa giữa công nghệ hiện đại và nhu cầu thực tiễn, mang lại hy vọng và chất lượng sống vượt trội cho những ai đang đối mặt với lão thị.
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.
Giá vàng hôm nay 24.4.2024: Vàng miếng SJC đắt đỏ hơn sau đấu thầu
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.