Lan tỏa tình yêu biển, đảo trong giới trẻ
Ngày 10.1, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2024. Theo báo cáo của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, năm 2024 đã kiểm tra 15.769 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý vi phạm 64 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 812 triệu đồng. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong năm 2024 số lượng cơ sở kiểm tra tăng 10% so năm 2023. “Nhìn vào kết quả kiểm tra, số cơ sở vi phạm bị xử phạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 1%. Điều này nhìn theo cách lạc quan thì tình hình an toàn thực phẩm có tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì số lượng này vẫn ít, chưa bao quát hết. Nhìn chung Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chưa có đủ lực lượng, khả năng nhiệm vụ để chặn bắt, phát hiện kịp thời những vi phạm để xử phạt”, bà Lan nói. Năm 2024, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra 5.312 mẫu sản phẩm. Từ kết quả, bà Lan lưu ý các mặt hàng có kết quả không đạt, sẽ tập trung kiểm tra nhiều hơn trong năm 2025 là các loại nước uống đóng chai (10%), nước đá (10% mẫu nhiễm khuẩn), thủy hải sản tươi sống (20% bị nhiễm khuẩn)... Cũng trong năm qua, ở TP.HCM có 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 2 vụ ngộ độc bữa ăn gia đình, 2 vụ ngộ độc hàng rong trước cổng trường, 1 vụ ngộ độc tại công ty. Theo bà Lan, các vụ ngộ độc lớn ở Việt Nam trong năm qua đa số đều là bánh mì. Số ca ngộ độc do nhiễm khuẩn ở trong bánh mì với con số lên đến trăm, ngàn người ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù vậy, bà Lan cho biết TP.HCM vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đơn cử là trong năm TP.HCM đã tổ chức thành công lễ hội bánh mì lần thứ ba. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đặc biệt là dịp tết sắp tới đang được tăng cường tối đa.Ngoài các thực phẩm sống như thịt, rau củ, hải sản, bà Lan lo lắng về các vấn đề an toàn thực phẩm các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong dịp tết.“Không chỉ có những cơ sở nhỏ mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng có thể vi phạm an toàn thực phẩm. Vừa rồi ở Hà Nội đã phát hiện những cơ sở làm bánh rất nổi tiếng có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Ngoài những bất cập về điều kiện sản xuất và nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, chúng tôi sẽ tập trung vào các loại thực phẩm đóng gói sẵn. Ví dụ các loại giỏ quà tết, dễ bị trà trộn hàng hết hạn, hàng giả”, bà Lan cho hay. Về vấn đề kiểm soát thực phẩm ở các siêu thị, đặc biệt là sau vụ giá đỗ ngâm hóa chất được bán ở Bách Hóa Xanh tỉnh Đắk Lắk, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã lập nhiều đoàn kiểm tra các kho, cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM. “Kết quả đều đạt, tôi không quá bất ngờ với điều này khi báo chí đăng tải quá nhiều thông tin thì đương nhiên sẽ không phát hiện được vi phạm nào. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đặc biệt, bất ngờ để không có sự chuẩn bị nào cả”, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh. Cũng theo bà Lan, khi có sự cố thì trách nhiệm phải được chia đều. Không chỉ lỗi ở nhà cung cấp, hệ thống siêu thị mà cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm. Ở TP.HCM nếu sự cố xảy ra thì sẽ không có chuyện ngành này đẩy ngành kia mà đó sẽ do Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chịu trách nhiệm. Hiện các hệ thống siêu thị lớn ở TP.HCM đã cùng nhau cam kết nếu như có một nhà cung cấp nào mà vi phạm với 1 trong các hệ thống siêu thị, thì các hệ thống còn lại cũng sẽ tẩy chay. Với thực trạng các cơ sở vẫn ngang nhiên sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, bà Lan cho biết hiện chỉ mới xử phạt hành chính, số vụ việc chuyển qua xử lý hình sự còn rất là ít và phức tạp. Trong khi đó, xử phạt hành chính với số tiền ít nên nhiều người không sợ vẫn tái diễn vi phạm.Tung tin ‘6 ca dương tính trong đoàn đi tiêm’ bị phạt 5 triệu đồng
Câu chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh, chợp mắt 5 – 10 phút khi quá buồn ngủ, không thể tiếp tục lái xe… nhưng bị CSGT phạt trực tiếp hoặc phạt nguội nhận 2 luồng ý kiến khác nhau.Có tới 90% người tham gia khảo sát trên Thanh Niên cho rằng, dừng xe ở làn khẩn cấp đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết, nhịn vệ sinh lâu cũng có thể gây những ảnh hưởng tới sức khỏe. 8% còn lại cho rằng, dừng xe trên cao tốc đi vệ sinh là không phù hợp. Người lái xe cần chủ động sức khỏe trước khi vào cao tốc. Một số bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm về chủ đề này sôi nổi ở phần bình luận. Bạn đọc có email blacktulp_taton@yahoo.com viết: "Đi vệ sinh dù trong tình huống nào cũng không phải việc khẩn cấp, đó là việc cá nhân". Độc giả Hoa Đoàn bình luận: "Dừng xe trên làn khẩn cấp chỉ để đi vệ sinh có thể phạt về hành vi "tiểu bậy". Hiện nay trẻ nhỏ dưới 12 tháng đều có bán loại tã dùng khi di chuyển xa cho bé tiểu tiện nên lý do dừng xe cho trẻ đi tiểu là không đúng luật". Anh Trần Cử thì viết: "Nếu có ý thức và trách nhiệm an toàn cho gia đình và xã hội, không tài xế nào hỏi kiểu kèo nài như vậy".Ở góc độ khác, bạn đọc Xuân Hoa, Anh Nghi nhận xét, "cực chẳng đã" người lái xe mới phải dừng để đi vệ sinh dọc đường. Hiện các trạm dừng nghỉ trên cao tốc còn cách khá xa, chưa đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao thông. Thực tế, một số trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh hay chợp mắt 5 phút trên cao tốc đã bị CSGT phạt nguội 11 triệu, mới đây nhất là 13 triệu (theo Nghị định 168/2024).Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, trên cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều 11 luật Xử lý vi phạm hành chính nêu 5 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm: thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng và người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hành chính…Theo một chuyên gia nghiên cứu luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thể hiểu, sự việc bất khả kháng là sự việc xảy ra khách quan, không lường trước được, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn.Bất khả kháng trong trường hợp này có thể là: khi mắt bỗng dưng mờ đi không thấy đường, tụt đường huyết, tay chân bủn rủn, đau tim… Xe dừng ở làn khẩn cấp cần bật đèn cảnh báo, thông báo cho lực lượng chức năng qua số điện thoại khẩn cấp trên cao tốc của Cục CSGT: 19008099, đặt biển cảnh báo cách xe tối thiểu 100 m."Trước khi vào cao tốc, người lái xe phải xác định được điểm dừng nghỉ, thời gian di chuyển để chủ động đi vệ sinh, kiểm tra xe, sức khỏe tài xế, người ngồi trên xe. Xe có trẻ nhỏ nên chủ động chuẩn bị vật dụng cho trẻ đi vệ sinh khi cần thiết. Đây là kỹ năng tham gia giao thông", chuyên gia phân tích.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Ý kiến khác. Mời bạn để lại ý kiến ở phần bình luận cuối bài viết"Nếu làn dừng khẩn cấp trên cao tốc mà xe nào cũng có thể tấp vào ngủ, đi vệ sinh thì khó kiểm soát, gây mất an toàn cho xe lưu thông với tốc độ cao trên đường hoặc khi có sự cố khẩn cấp. Buồn ngủ hay đi vệ sinh là 2 việc có thể lường trước được nên không thuộc tình huống bất khả kháng. Do đó, người lái xe cần chủ động chấp hành nghiêm quy định, tránh bị CSGT phạt", chuyên gia nghiên cứu luật đưa ra lời khuyên.Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, có những trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc, CSGT đến hỏi lý do dừng, tài xế nói xe bị hư. Khi CSGT nói sẽ gọi giúp xe cứu hộ hoặc kiểm tra xe hư thế nào, thì bỗng… xe hết hư. Do vậy, khi làm việc trực tiếp, CSGT sẽ xem xét các yếu tố, bằng chứng ghi nhận rồi quyết định có lập biên bản hay không. Trường hợp phạt nguội, người vi phạm cần trình bày nguyên nhân dẫn đến hành vi, nếu cung cấp bằng chứng phù hợp thì có thể được xem xét thuộc hay không thuộc nhóm trường hợp bất khả kháng.Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, camera phạt nguội ngày càng phổ biến. Khi buộc phải dừng xe ở làn khẩn cấp, người lái xe phải có bằng chứng để bảo vệ mình.Bằng chứng ấy có thể là các clip ghi nhận lại sự việc, các chứng cứ liên quan đến việc đưa người đi nhập viện sau đó hoặc nội dung các cuộc gọi điện thoại báo cho cơ quan chức năng khi mình gặp sự cố... Nếu người vi phạm không có chứng cứ chứng minh, thì cơ quan chức năng có thể dựa vào hình ảnh để phạt nguội cho hành vi dừng đỗ xe trên làn đường khẩn cấp.LS Phát nêu ý kiến, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản, hướng dẫn cụ thể cho khái niệm "bất khả kháng khác" là gì, cần có hướng dẫn dừng đỗ xe khi buộc phải đi vệ sinh thì được dừng trong bao lâu."Khi đó, hệ thống camera phạt nguội có thể chỉ ghi lại hình ảnh những xe dừng quá thời gian quy định để làm cơ sở xử phạt. Điều này giúp người dân không phải mất thời gian để đi giải trình. Như vậy, sẽ hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân, trong bối cảnh nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được trạm dừng chân", LS Lê Trung Phát nói.
Midu đăng clip khóa môi chồng sắp cưới, dân mạng đoán thiếu gia Nhựa Duy Tân
Thông tin được ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ phát triển nhà xã hội, chiều 6.3. Đại diện Vingroup khẳng định "quyết tâm thực hiện mục tiêu" xây dựng 500.000 căn nhà xã hội từ nay đến 2030.Tập đoàn này cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song, như cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… Vì nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.Còn theo đại diện Tổng công ty Viglacera, doanh nghiệp đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với số căn hộ là 17.200, đã bàn giao cho Hà Nội 5.500 căn đi vào sử dụng.Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), cho biết cuối năm 2024, UDIC đã khởi công các dự án nhà ở xã hội như Khu đô thị mới Hạ Đình (H.Thanh Trì, Hà Nội) với tiến độ rút ngắn còn 24 tháng thay vì 36 tháng theo kế hoạch. Đáng chú ý, theo UDIC, thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vướng mắc về quỹ đất và thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Bên cạnh đó, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận không quá 10%, không đảm bảo do vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động...Đại diện UDIC kiến nghị sớm ban hành chính sách về thí điểm giao đất không qua đấu thầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có đủ kinh nghiệm đầu tư.Đại điện Công ty CP địa ốc Kim Oanh cho biết, ngoài các dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp này cũng triển khai nhà ở thương mại giá hợp lý (950 triệu - 1,6 tỉ đồng/căn với 1 - 2 phòng ngủ). Với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn từ nay đến năm 2028. Đặc biệt, đại diện công ty cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mở rộng diện tích và phân khúc. Như Singapore xây nhà ở xã hội 3 - 4 phòng ngủ, phù hợp gia đình đa thế hệ, phân loại theo thu nhập."Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu. Tuy nhiên, thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua", đại diện Công ty Kim Oanh kiến nghị.Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho hay đã đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022 đến năm 2030. Tính đến nay, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 căn.Hoàng Quân và nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị cần có Ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. Đặc biệt, chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỉ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.
Nghiên cứu cho thấy ngủ đắp mền riêng có thể giúp ngủ ngon hơn.
Thông tin mới nhất về Trường quốc tế AISVN được Sở GD-ĐT báo cáo với UBND TP.HCM
Ngày 24.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, vừa ký văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát, xác minh, làm rõ những phản ánh của chủ tàu cá liên quan thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS).Theo đó, Sở NN-PTNT (hiện là Sở Nông nghiệp - Môi trường) được giao chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ những nội dung được nêu trong đơn kiến nghị của một số chủ tàu cá trên địa bàn H.Trần Văn Thời (Cà Mau).Các ngư dân phản ánh rằng, họ phải đóng tiền cước phí dịch vụ thiết bị giám sát hành trình cho nhà mạng, trong khi theo quy định của tỉnh, họ được miễn phí trong 5 năm kể từ ngày 6.1.2023. Bên cạnh đó, ngư dân phản ánh tình trạng thiết bị giám sát hành trình thường xuyên bị ngắt kết nối không rõ lý do, gây khó khăn cho việc ra khơi đánh bắt.UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu kiểm tra việc thực hiện của tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Các đơn vị chủ động tham mưu cho UBND tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách liên quan đến thiết bị giám sát hành trình nếu có sai sót.Việc UBND tỉnh Cà Mau nhanh chóng chỉ đạo xử lý vấn đề thể hiện sự quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc của ngư dân, đồng thời đảm bảo việc thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật.