Từ chối hộ nghèo, lão nông miền Tây đổi đời nhờ trồng mít Thái, thanh nhãn
Một sứ mệnh được trông đợi sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng. Nhưng tên lửa khổng lồ mới của NASA đã bị trì hoãn và chi phí ngày càng tăng.Giờ đây, Tổ hợp Phóng Không gian, hay SLS, có thể là mục tiêu của tỉ phú Elon Musk khi ông thay mặt cho Tổng thống Donald Trump tìm cách tiết kiệm chi phí cho chính phủ Mỹ.Ông Musk thường xuyên chỉ trích SLS là lỗi thời. Ông nói cứ nghĩ về tên lửa này là ông “buồn”.SLS chậm tiến độ nhiều năm và đội ngân sách. Hiện tại, ước tính mỗi lần phóng có thể tốn tới 4 tỉ USD, mà tên lửa lại không thể tái sử dụng. Trong khi đó, các đối thủ - bao gồm dự án “Starship” do công ty SpaceX của tỉ phú Musk phát triển - chẳng những rẻ hơn mà còn tái sử dụng được.SLS cuối cùng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022, đưa một tàu vũ trụ không người lái của NASA bay quanh mặt trăng.NASA cho biết SLS đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng vài năm tới.Những người ủng hộ như cựu phi hành gia Bob Cabana cho biết đây là tên lửa duy nhất hiện có đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ.Nếu tỉ phú Musk muốn hủy bỏ SLS, thì đây có thể là bài kiểm tra mức độ quyền lực hiện tại của ông.Chương trình tên lửa SLS đang tạo ra khoảng 28.000 việc làm tại Mỹ, tập trung ở các thành trì của đảng Cộng hòa là Alabama và Texas. SLS là sản phẩm của các công ty lớn Boeing và Northrop Grumman. Chính vì vậy, SLS có “đồng minh” trong quốc hội Mỹ.Việc hủy bỏ cũng sẽ ảnh hưởng cuộc đua lên mặt trăng của NASA, khi Trung Quốc đã đặt mục tiêu bay lên mặt trăng vào năm 2030.Ông Musk cũng có thể phải đối mặt với những cáo buộc về xung đột lợi ích, nếu việc hủy bỏ SLS lại có lợi cho các công ty của chính vị tỉ phú này.Và điều đó có nghĩa là quyết định cuối cùng nằm ở chính Tổng thống Trump. Những người ủng hộ SLS cho rằng chủ nhân Nhà Trắng sẽ không hủy bỏ tên lửa nếu ông vấn muốn là vị tổng thống chứng kiến người Mỹ hạ cánh trên mặt trăng lần tới.Ẩm thực Việt Nam nhiều lần được vinh danh trên tạp chí thế giới nổi tiếng
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Dạng toán hàm số hợp
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản thống nhất với đề xuất của thường trực các tiểu ban và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới; đồng thời lưu ý tiếp tục tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa các dự thảo báo cáo theo hướng ngắn gọn.Trong đó, Tổng Bí thư lưu ý, cần đánh giá khái quát những vấn đề mang tầm chiến lược, nêu bật ý chí quyết tâm, khát vọng phát triển bứt phá vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Tổng Bí thư yêu cầu, các báo cáo phải viết theo hướng hành động và triển khai ngay vào thực tiễn để các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên có niềm tin và thấy rõ mục tiêu đặt ra là có cơ sở và thực hiện được. Tinh thần là ngay khi được thông qua, cả hệ thống chính trị sẽ triển khai ngay.Tổng Bí thư chỉ rõ, cần cập nhật, làm sâu sắc hơn các đánh giá về kết quả đạt được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 40 năm đổi mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Cùng đó là kết quả sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị phản ánh rõ nét hơn kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật trong những năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XIII. Tổng Bí thư yêu cầu việc này cần được thực hiện với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá những tồn tại, hạn chế, những điểm nghẽn, nút thắt nổi cộm trên các lĩnh vực.Tổng Bí thư lưu ý, phải đánh giá thật khách quan để định vị rõ chúng ta đang ở đâu, trình độ phát triển đang ở mức độ nào, có những giải pháp đúng để triển khai, không tô hồng thành tích nhưng cũng không bi quan chỉ thấy được tồn tại, hạn chế mà không đánh giá đúng thành tích kết quả.Bên cạnh đó, tiếp tục cập nhật bổ sung, đánh giá, phân tích dự báo chiến lược về bối cảnh quốc tế, xu hướng, nhất là những vấn đề mới có thể tác động trực tiếp đến nước ta cả trước mắt và lâu dài, để Đảng và Nhà nước có chiến lược, đối sách phù hợp…Tổng Bí thư nêu rõ, xuyên suốt các văn kiện phải bổ sung và nhấn mạnh vai trò then chốt của công tác xây dựng Đảng, khẳng định sự kiên định đường lối đổi mới. Đồng thời, phải thấy rõ Đảng đang gánh vác trọng trách lịch sử lãnh đạo đất nước bước vào kỷ nguyên mới với nhiều khó khăn, thách thức; đòi hỏi Đảng ta không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực đổi mới, từng bước tự hoàn thiện mình để hoàn thành trọng trách lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.Nhấn mạnh thời gian không còn nhiều, Tổng Bí thư đề nghị, thường trực các tiểu ban chỉ đạo tổ biên tập chỉnh sửa, hoàn thiện, dành thời gian thỏa đáng, tập trung công sức, trí tuệ để hoàn thành công việc đạt chất lượng cao nhất và đúng tiến độ đề ra.
VĐV bóng bàn cấp kiện tướng, cấp 1 quốc gia từ năm 2017 trở về trước chỉ được tham gia nội dung thi đấu đồng đội. VĐV bóng bàn cấp kiện tướng, cấp 1 quốc gia từ năm 2017 trở lại đây không được tham gia thi đấu.
Thời tiết lạnh có thể gây xoắn tinh hoàn nguy hiểm
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.