Ghé 'Hội An thu nhỏ' giữa trung tâm TP.HCM, khách thích thú ăn cơm gà, mì Quảng...
Trong một video mới đây được đăng tải trên kênh YouTube Ted Trần TV, Hendrio – tiền vệ gốc Brazil đang thi đấu tại V-League – đã mang đến cho người hâm mộ cái nhìn thú vị về cuộc sống đời thường của mình thông qua việc giới thiệu tổ ấm tại Nam Định. Ngôi nhà khang trang, hiện đại không chỉ phản ánh gu thẩm mỹ tinh tế của chàng cầu thủ mà còn thể hiện rõ niềm đam mê với thời trang và game của anh.Hendrio chia sẻ rằng anh rất thích chơi game PlayStation, đặc biệt là khi được chơi cùng người yêu. Đây là một trong những cách giúp anh thư giãn sau những giờ tập luyện và thi đấu căng thẳng. Ngoài ra, anh cũng không giấu được niềm vui khi nhắc đến những món quà ý nghĩa mà người hâm mộ dành tặng. Trong ngôi nhà của mình, Hendrio dành một vị trí trang trọng để treo bộ lịch tường do fan tự làm, in hình những khoảnh khắc đáng nhớ trong sự nghiệp của anh.Một trong những điểm nhấn đặc biệt trong tổ ấm của Hendrio chính là căn phòng thời trang riêng biệt. Là một người yêu thích thời trang, anh dành hẳn một phòng để trưng bày và lưu trữ quần áo, giày dép, mũ, kính và đồng hồ. Hendrio tiết lộ rằng anh và Nghiêm Xuân Tú có chung niềm đam mê với thời trang. Anh còn không ngần ngại bình chọn Xuân Tú là "cầu thủ fashionista số 1 Việt Nam".Hendrio, cầu thủ người Brazil, hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho CLB Nam Định. Anh không chỉ gây ấn tượng bằng kỹ năng chơi bóng, mà còn bởi nền tảng bóng đá đáng ngưỡng mộ. Hendrio từng có thời gian tập luyện tại lò đào tạo La Masia danh tiếng của CLB Barcelona, nơi đã sản sinh ra những ngôi sao hàng đầu thế giới như Lionel Messi hay Xavi Hernandez. Sau đó, anh thi đấu cho một số CLB tại Bồ Đào Nha và Georgia trước khi chuyển đến Việt Nam vào năm 2021 trong màu áo CLB Bình Định.Hendrio cũng là một người bạn thân thiết với Nguyễn Xuân Son – tiền đạo đồng hương đã nhập tịch Việt Nam và tỏa sáng tại AFF Cup 2024. Xuân Son, Hendrio cùng với hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant đang là hai cái tên được người hâm mộ kỳ vọng sẽ tiếp bước, trở thành cầu thủ nhập tịch và đóng góp cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, để đạt đủ điều kiện xin quốc tịch, Hendrio cần hoàn thành quy định cư trú liên tục 5 năm tại Việt Nam. Hiện tại, anh chỉ còn một năm nữa để đủ điều kiện này.Mặc dù vậy, Hendrio đã thể hiện khát khao mãnh liệt được cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Trên trang cá nhân và trong các cuộc phỏng vấn, anh thường xuyên chia sẻ tình yêu với đất nước và văn hóa nơi đây. Trong một video quay cùng VĐV tâng bóng nghệ thuật Đỗ Kim Phúc, Hendrio cho biết anh đã thuộc quốc ca Việt Nam và dự định sẽ lấy tên tiếng Việt là "Hên," mang ý nghĩa may mắn tương tự như cái tên "Son" của người bạn thân Xuân Son. Hendrio muốn tên mình nếu nhập tịch thành công, là Nguyễn Xuân Hên.Không chỉ thể hiện được khả năng chơi bóng, Hendrio còn chinh phục người hâm mộ bằng sự gần gũi, hòa đồng và tinh thần học hỏi. Tết Nguyên đán năm nay, không chỉ thể hiện tình yêu với bóng đá, Hendrio còn hòa mình vào không khí đón Tết truyền thống của người Việt, khiến anh càng trở nên được yêu mến hơn.
Khai mạc cuộc thi Robocon 2015 khu vực phía Nam
Giáo dục là nền tảng thành công của mỗi con người, xã hội và đất nước. Thế nhưng hành trình gieo chữ cho các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, là một chặng đường dài đầy gian nan. Thấu hiểu điều này, Dai-ichi Life Việt Nam đã lan tỏa yêu thương trên hành trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Tình thương cho Em" trên khắp mọi miền đất nước. Những suất học bổng và dụng cụ học tập, những chiếc xe đạp nâng bước các em đến trường, những chiếc áo ấm khi trời vào đông đã mang đến niềm vui, sự ấm áp cho hơn 50.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền đóng góp gần 30 tỉ đồng trong 18 năm qua.Với mong muốn thúc đẩy môi trường sống khỏe mạnh cho trẻ em, Dai-ichi Việt Nam tự hào là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên khởi xướng dự án "Nước sạch học đường" kể từ năm 2012. Đến nay, dự án đã hoàn thành bàn giao 155 hệ thống máy lọc nước uống sạch và 13 công trình nước uống sạch với tổng trị giá hơn 8,5 tỉ đồng, cung cấp nước uống sạch cho hơn 45.000 học sinh, giáo viên tại gần 140 trường học vùng nông thôn.Kể từ khi đặt nền móng đầu tiên tại thị trường Việt Nam, với phương châm hoạt động xã hội phải bằng cả tấm lòng và tâm huyết nhằm mang đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng địa phương, Dai-ichi Life Việt Nam tự hào đã tiên phong khởi xướng nhiều hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa. Một trong những hoạt động thiện nguyện thường niên mang đậm nét văn hóa truyền thống được Dai-ichi Life Việt Nam triển khai xuyên suốt nhiều năm qua chính là chương trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hiến máu nhân đạo", với gần 7.400 đơn vị máu được hiến tặng, chia sẻ gánh nặng cho ngành y tế, mang đến niềm tin, hy vọng cho hàng chục ngàn bệnh nhân trên toàn quốc.Song song, mang lại ánh sáng cho những bệnh nhân nghèo là một trong những điều kỳ diệu mà Dai-ichi Life Việt Nam đã chung tay sẻ chia cùng người dân Việt Nam. Dai-ichi Life Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM, giúp phục hồi thị lực, mang đến niềm tin, hy vọng, hướng đến cuộc sống mới và tương lai tốt đẹp cho hơn 10.000 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong 18 năm qua.Hiểu được rằng sự bền vững của gia đình là nền tảng phát triển của xã hội, Dai-ichi Life Việt Nam luôn nỗ lực hỗ trợ những gia đình khó khăn trên mọi miền đất nước, đặc biệt những gia đình thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và mưa lũ. Dai-ichi Life Việt Nam thật sự hạnh phúc khi được đến thăm từng hộ dân, trao tận tay những phần quà sẻ chia yêu thương để tiếp thêm nghị lực cho người dân vượt qua gian khó, vững tin hướng đến cuộc sống và tương lai tốt đẹp phía trước.Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tháng 9.2024, chương trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hướng về đồng bào miền Bắc" - tài trợ từ nguồn ngân sách của công ty và kêu gọi tất cả các thành viên cùng chung tay đóng góp, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng, hỗ trợ hơn 4.000 người dân hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Yagi và mưa lũ để sớm ổn định cuộc sống; hỗ trợ chăm sóc y tế, khuyến học tạo điều kiện cho trẻ em sớm đến trường tại 22 tỉnh thành bị thiệt hại nặng nề.Song hành cùng chiến lược tăng trưởng bền vững, Dai-ichi Life Việt Nam đã không ngừng lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp thông qua nhiều dự án và sáng kiến hỗ trợ cộng đồng tại 63 tỉnh thành với tổng số tiền đóng góp lên đến trên 76 tỉ đồng, xuyên suốt bốn lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội.Với sứ mệnh trở thành người bạn đồng hành "Gắn bó dài lâu", Dai-ichi Life Việt Nam luôn đặt con người, sức khỏe và môi trường là trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững. Hướng đến tương lai, Dai-ichi Life Việt Nam cam kết "Vì một tương lai an tâm hạnh phúc" cho khách hàng, gia đình, đối tác và cộng đồng, thông qua các giải pháp bảo vệ tài chính, chăm sóc sức khỏe ưu việt và hoạt động hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường thiết thực.Dai-ichi Life Việt Nam đã khép lại hành trình đầy thử thách của năm 2024 với kết quả kinh doanh khả quan: tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt gần 19.200 tỉ đồng, thị phần đạt 13,1%, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới quy năm ước tính 3.550 tỉ đồng, dẫn đầu trong các công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 2.100 tỉ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng. Công ty đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hơn 370.000 trường hợp, với tổng số tiền lên đến 4.800 tỉ đồng, nâng tổng số tiền chi trả hơn 24.300 tỉ đồng cho hơn 2 triệu trường hợp trong 17 năm và trích lập khoản dự phòng nghiệp vụ gần 50.000 tỉ đồng nhằm đảm bảo quyền lợi tương lai của khách hàng.
Trò chơi chiến đấu Mortal Kombat sắp có mặt trên thiết bị di động
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Nguyễn Nhật Thanh (25 tuổi), ngụ tại xã Vĩnh Hòa, cảm thấy phấn khích khi biết rằng sẽ thấy được những con diều khổng lồ trong thời gian tới tại địa phương.
'Đại gia' vàng nghỉ lễ, giá sẽ thế nào?
Vì không gian khu vườn đã được che chắn rất kỹ nên các loại côn trùng gần như là không thể xâm nhập để gây hại. Vì vậy, trong suốt quá trình trồng anh Toàn đều không cần phải dùng đến thuốc trừ sâu.

Song Tử Tây, 46 năm sau ngày giải phóng
Sau 'cơn mưa vàng' trời vẫn nóng hầm hập: Người Tây Đô đếm từng ngày chờ mưa
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Camera H6c Pro tích hợp nút gọi điện thông minh
Nghe tiếng củi cháy nổ lách tách, nhưng ngày hôm qua phải giúp ông Sáu Đạt, người trong xóm thu hoạch đám gỗ keo trên Hòn Nghệ, tay chân uể oải nên Đức muốn nằm thêm. Tuy vậy, chỉ được một lát, con Lam đã bước đến bên giường, khẽ gọi:- Anh Hai, anh Hai, dậy đi! - Anh Hai là tên của Đức, nhưng nó là con đầu, từ nhỏ cha mẹ bắt gọi vậy nên con bé quen rồi. - Dậy ăn sáng để ra sông thôi!- Anh dậy rồi! - Đức đáp - Nhưng còn sớm mà?- Không sớm đâu, dậy ăn sáng thôi! Em đã hấp cho xôi nóng rồi!Đức hít một hơi thật sâu, co người, ngồi bật dậy, bước ra cái ảng lớn đặt dưới gốc cây mít ở cuối sân, múc nước rửa mặt. Hai anh em ăn qua quýt mỗi đứa một đĩa xôi nhỏ, sau đó Đức ra hàng hiên, một tay cầm cây dằm gỗ, tay còn lại ôm tấm lưới đã cuộn sẵn treo trên cây sào tre. Thấy Lam cầm chiếc giỏ mây, Đức bảo:- Lấy thêm cái túi nữa! Đang đầu mùa, chắc sẽ có cá nhiều!Nghe anh trai nói, Lam chạy vội vào nhà lấy thêm cái túi cói, gấp đôi lại cho gọn rồi bước theo anh ra ngõ. Hai anh em lặng lẽ bước trên con đường nhỏ khi bóng đêm còn đang mờ mờ. Mùi hương của cây hoa ngọc lan ở nhà bên cạnh tỏa hương thơm dìu dịu, nhưng con Lam không để ý mấy. Tối qua, khi nghe anh trai đồng ý cho đi cùng để đánh cá mòi, nó thích lắm, đêm nằm ngủ không yên, thức giấc mấy lần, chỉ trông trời mau sáng. Bây giờ cũng vậy, tâm trí nó chỉ nghĩ tới chuyện giăng lưới bắt cá mòi sông.Dòng sông Cái lúc sáng sớm còn phủ một lớp sương mù màu lam nhẹ như khói, mênh mang, bảng lảng. Gió thổi rười rượi. Phía bờ bên kia một vài tiếng gà gáy thưa thớt vọng qua lanh lảnh. Hai anh em đi xuống cái dốc thoai thoải rồi bước tới bên chiếc thuyền nhỏ được cột vào một chiếc cọc gỗ nằm bên mép nước nơi có mấy đám lách mọc choài ra cong cong tựa như một con rùa khổng lồ đang nằm ngủ.Đó là chiếc thuyền nhôm được cha mẹ hai đứa mua từ lúc chúng còn rất bé. Tuy là dân sống trên bờ, làm ruộng, làm vườn, nhưng nhà nằm ven sông nên cha Lam thích sắm thêm chiếc thuyền này để thỉnh thoảng đánh cá. Nhiều bữa, cha Lam đánh được khá nhiều, không chỉ để dành cho cả nhà ăn mà mẹ Lam còn mang sang cái chợ bên kia sông để bán, kiếm thêm tiền trang trải việc này, việc nọ. Sáu năm trước, phá lùm cây đủng đỉnh bên hàng rào, bất ngờ một quả mìn còn sót lại từ thời chiến tranh nằm sâu trong lòng đất nổ tung làm cả cha lẫn mẹ Lam bị thương nặng, sau đó qua đời ở bệnh viện. Khóc than, khổ đau, song chẳng có cách nào khác, hai anh em chỉ còn biết dựa nhau mà sống. Lúc ấy, mới mười bảy tuổi, chỉ còn hơn một năm học nữa là kết thúc bậc trung học phổ thông nhưng Đức, anh trai Lam đành nghỉ học, gánh vác mọi việc mà cha mẹ để lại. Dù nhỏ hơn anh năm tuổi, nhưng Lam cũng muốn nghỉ ở nhà giúp anh, song anh Hai nó kiên quyết không cho. Việc lớn, việc nhỏ trong gia đình thằng anh giành làm hết. Ước mơ của Đức là bằng mọi giá, dù khổ đến mấy cũng thay cha mẹ cho em gái học xong đại học. Thoạt đầu Lam còn ham chơi, lơ là nhưng dần dà nhận ra tình thương anh trai dồn cho mình nên nó quyết tâm học. Năm nay đã qua học kỳ một của lớp mười hai, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp, sau đó sẽ thi vào đại học nên Lam học ngày học đêm. Nhưng học hoài cũng ngán nên chiều hôm qua, vào lúc chạng vạng, nghe anh trai bảo, cá mòi đã về, mai sẽ đi đánh, vậy là Lam xin theo. Mới nghe, anh nó đã nạt:- Lo học đi, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp đó! Đánh cá là việc của anh, mày chỉ ở nhà và học cho anh!- Cho em nghỉ một buổi đi, mai là chủ nhật mà! Cho em đi đánh lưới với anh một buổi thôi, coi như giải lao mà!Nhìn điệu bộ nũng nịu với khuôn mặt nhăn nhó đáng yêu của em gái, Đức thấy tội tội, nghĩ bắt nó học hoài cũng không hay nên đáp:- Thôi cũng được, nhưng một buổi thôi đó!Giờ thì chiếc thuyền nhỏ mà cha mẹ Lam để lại đã được đẩy ra khỏi bờ. Nó ngồi ở đầu mũi, anh trai nó ở phía sau cầm lái. Chiếc dằm nhỏ cọ vào thành thuyền tạo nên những âm thanh lạch cạch, lạch cạch đều đều. Đến khúc sông sâu nằm dưới chân bờ tre rậm rạp, Đức đổi chỗ, để cho Lam cầm chèo, giữ cho con thuyền tiến chầm chậm, còn mình bắt đầu thả lưới. Những đoạn lưới đan bằng cước nhỏ, trong veo từ tay Đức lần lượt chìm xuống đáy nước nhẹ nhàng theo một đường vòng cung mà con thuyền đi qua.Ở khúc sông này, ngày xưa, khi còn sống, cha Lam thường đánh cá mòi. Tuy không lớn, con to nhất cũng chỉ hơn ba lạng, lại có nhiều xương, nhưng cá mòi trên sông Cái là món ngon nổi tiếng vì thịt thơm lại nhiều dầu. Đây là giống cá có đời sống rất lạ. Từ hồi còn nhỏ xíu, cả Đức và Lam đã được nghe cha mình kể, cá mòi sông chủ yếu sống ở những chỗ nước lợ, nơi cửa sông đổ ra biển. Hằng năm, cứ vào tháng mười một đến tháng mười hai âm lịch, sau khi các trận lụt đi qua, những con cá mòi mẹ bụng mang đầy trứng, vượt sông, bơi lên phía thượng nguồn sinh sản, để rồi đàn con tiếp nhận bao nhiêu loại tảo và các loài sinh vật li ti trong dòng nước đầy phù sa mà lớn dần. Sau tết, chừng cuối tháng giêng tới đầu tháng ba âm lịch, đàn cá con bấy giờ đã lớn nên lần lượt từng đàn, từng đàn vừa tìm mồi, vừa xuôi theo con nước tìm về nơi cha mẹ chúng đã ra đi, và lúc này chính là mùa đánh cá mòi bắt đầu…Thả lưới xong, Đức cho chiếc thuyền nhỏ chạy vòng ra xa, thỉnh thoảng lại đưa cây dằm lên cao, đập mạnh xuống mặt nước, tạo ra những âm thanh "bầm", "bầm" như tiếng pháo nổ để đánh động đàn cá. Đập một lát đến mỏi cả tay, Đức liền quay lại bắt đầu kéo lưới. Nhưng mặt thằng con trai buồn thiu vì tấm lưới kéo lên đến đoạn gần cuối mà vẫn trống trơn, chỉ duy nhất có một chú cá mương bằng ngón tay bị dính đang cong mình, vùng vẫy khi đưa lên khỏi mặt nước.- Kỳ quá há, sao chẳng có con mòi nào hết vậy ta? - Đức lẩm bẩm khi gỡ con cá mương ra khỏi lưới bỏ vào lòng thuyền.Trời đã sáng hẳn. Mặt con Lam cũng đượm buồn nhưng nó lặng im nhìn dòng sông đang lượn lờ, một lát mới lên tiếng:- Hay là cá mòi chưa về, anh Hai?- Không biết nữa! Để từ từ xem!Đức trả lời rồi đảo mắt nhìn chung quanh. Cách đó không xa, một con chim bói cá đi ăn sớm, đậu trên lùm tre, bay vụt ra, cắm đầu xuống mặt sông rồi lại vút lên, vỗ cánh trở về phía bờ. Đức nhìn theo cánh chim và kinh nghiệm cho nó biết, khoảng sông mà con bói cá vừa lao xuống chắc chắn sẽ có nhiều cá mòi. Cẩn thận đặt tấm lưới xuống cho khỏi rối, Đức chèo vội con thuyền về phía trước, sau đó trao cây dằm cho em, còn mình bắt đầu thả lưới ở khu vực mới, nơi cuối một dòng nước đang chảy nhẹ.Màn sương mỏng trên mặt sông lúc này cũng dần tan hết, để lộ dòng nước trong xanh. Đức vừa buông lưới vừa nhìn xuống, xem có đàn cá nào bơi lượn bên dưới không, nhưng nó hơi thất vọng vì ngoài mấy cái bong bóng nổi lên do mái chèo của con Lam đẩy vào lòng sông tạo ra, nó chẳng phát hiện thêm thứ gì cả. Có thể cá mòi chưa về! Đức nghĩ. Nhưng thật bất ngờ, sau khi cho thuyền quay đi một vòng, trở lại cầm một đầu lưới, kéo lên, nó vô cùng ngạc nhiên. Không chỉ có một, hai, mà rất nhiều con cá mòi trắng phau, con nghiêng, con ngửa dính đầu vào lưới, lấp lánh.- Trời ơi, nhiều quá, hình như trúng cá đàn anh Hai à! - Lam reo lên và để tránh cho chiếc thuyền khỏi bị tròng trành, con bé khom người, bò về gần chỗ anh trai xem Đức gỡ từng con cá bỏ vào giỏ.- Hình như trúng cả đàn…Một mẻ, hai mẻ… Rồi mấy mẻ liên tiếp sau đó, mẻ nào cá cũng dính đầy. Đức và Lam chưa bao giờ gặp lúc có nhiều cá mòi như thế này, kể cả những lần chúng theo cha đi đánh lưới. Giỏ dần dần đã đầy và Lam phải bỏ bớt cá vào chiếc túi cói.Hai anh em tiếp tục quần tới quần lui cùng chiếc thuyền nhỏ cho đến khi mặt trời lên, bắt đầu trải đầy ánh nắng trên mặt sông. Lúc này, biết có cố cũng không bắt được thêm nên Đức quyết định dừng lại.- Thôi, không đánh nữa hả anh Hai? - Con Lam hỏi khi thấy anh trai cuộn lưới lại, thả xuống lòng thuyền.- Ừ, thôi! Mai đánh tiếp! Nắng lên chúng nó chui vào các hang hốc trong bờ để trốn, không bắt được nữa đâu!- A, em nhớ rồi, hồi xưa có lần cha nói điều đó mà em quên! - Lam đáp, rồi vừa săm se giỏ cá vừa hỏi thêm - Nhiều thế này, giờ mình mang đi bán hay sao anh Hai?- Ừ, mang qua chợ bán, chỉ để một ít ăn thôi!Dưới tay chèo của Đức, con thuyền quay đầu hướng về phía bờ sông bên kia, nơi có chợ Phú Thuận đông đúc người mua kẻ bán. Đến giữa dòng, Lam ngoái đầu ra sau hỏi:- Anh Hai, lát nữa, bán cá xong, em sẽ mua cho anh Hai một chiếc áo sơ mi nhen!- Ồ, không cần đâu! Áo anh còn đủ mặc mà! Nếu bán được thì để dành tiền, sắp đến em còn đi thi nữa!- Đi thi thì từ từ mình lo sau! Em thấy áo anh Hai cũ hết rồi, phải mua một cái mới để có đi đâu thì mặc cho đẹp với người ta!Đức tỏ ra ngần ngừ, mấy giây sau mới đáp:- Ừ, thôi cũng được!Thấy anh trai đồng ý, con bé tỏ ra vui hẳn:- Lát nữa bán cá xong, em sẽ mua một số thứ để chiều nay làm món gỏi cá mòi cúng cha mẹ! Hồi xưa cha mẹ mình rất thích món này! Anh chịu khó ngồi ở bến đợi em nghen!- Ừ…- Em sẽ mua cả bánh tráng nướng nữa!- Ừ…- Sao anh chẳng nói gì mà chỉ ừ ừ không vậy? - Lần nữa, Lam quay đầu lại hỏi. Thấy mắt anh mình chớp chớp như thể đang muốn khóc, con bé ngạc nhiên: - Ủa, mà anh Hai làm sao vậy? Có chuyện gì hả?- Đâu có… chắc do nắng nó chói á! - Đức cố cười, tỏ ra tự nhiên - Nhớ mua rau răm, thiếu mấy thứ đó gỏi không có ngon đâu!- Dạ, em biết!Đức quay mặt đi. Thực ra, vừa rồi nó đã không giấu được xúc động trước những điều Lam vừa nói. Nó chợt nhận ra em gái mình đã bắt đầu khôn lớn, đã biết nghĩ về người khác rồi. Nó nhớ mới ngày nào khi cha mẹ mất, con bé còn nhỏ khờ lắm, cứ ham chơi, nhảy dây, nhảy cò, lúc nào cũng long nhong, chưa biết một thứ gì. Nhiều lúc nhìn em, Đức không khỏi lo lắng, không hiểu rồi đây hai anh em sẽ sống ra sao. Vậy mà, giờ đây… Với những mẻ lưới vừa kéo lên, Đức biết, cá mòi đang về rất nhiều. Mai nó sẽ đi đánh tiếp. Lòng nó rộn lên niềm vui khi hình dung một ngày con bé sẽ vào đại học. Hồi cha mẹ mất, một mình lặn lội bươn chải lúc trong vườn, khi ngoài đồng để lo cuộc sống hằng ngày, chưa bao giờ nó dám nghĩ tới chuyện gì xa xôi. Cuối cùng em nó cũng lớn rồi, chỉ còn vài tháng nữa là con bé sẽ kết thúc năm học và bước vào các kỳ thi.Lam không hề biết tâm trạng của anh trai. Nó nghĩ, tại anh mình không đội nón nên mắt bị nắng chói làm cho khó chịu. Lam đang vui vì hai anh em đã đánh được nhiều cá mòi. Với lại, xưa nay nó rất thích nhìn cảnh nắng sớm tràn ngập trên mặt sông như thế này. Trước mắt cô bé, nắng còn nhẹ nhưng cả dòng sông rộng chỗ nào cũng lấp lánh, lấp lánh, cứ như những con sóng nhỏ nghiêng nghiêng, nhấp nhô kia là những mảng thủy tinh đang hút ánh mặt trời. Các nương dâu, nương bắp trên bờ giờ đây trong nắng mai trong trẻo, tất cả cũng hiện lên xanh mượt, rạng rỡ.Ở cái bến dẫn lên chợ, nhiều người chờ đi chuyến đò ngang đang tụ lại, cười nói rộn rã. Hình như trong đám đông ấy có cả mấy người đàn bà buôn cá đang đứng đợi. Khi chiếc thuyền nhỏ của Đức sắp vào gần, một chị đã tiến ra gần mép nước, vẫy vẫy chiếc nón lá, cất tiếng hỏi thật to:- Này, có đánh được cá mòi không? Để cho chị nghen! Chị hỏi trước rồi đó!
sổ xô miên nam
Báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo dự án điện hạt nhân sáng 4.2, Bộ Công thương cho biết đang thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Trong đó, bổ sung dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu, quy hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới. Bộ KH-CN đang đề xuất sửa luật Năng lượng nguyên tử; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về công nghệ và an toàn hạt nhân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ KH-CN chủ trì khẩn trương hoàn thiện sửa đổi, bổ sung luật Năng lượng nguyên tử để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về cơ chế, chính sách đặc thù như về mặt bằng, tái định cư, sinh kế cho người dân, tổng diện tích đất sử dụng, chỉ định thầu, rút ngắn thời gian…, các bộ, ngành đề xuất trước ngày 15.2. Bộ Công thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ để đề xuất cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về tiến độ, Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31.12.2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31.12.2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng tiến độ theo mục tiêu này.Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. EVN, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, việc xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định trên cơ sở đàm phán với các đối tác và cập nhật phù hợp với tình hình mới, từ đó cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Các bộ, ngành khẩn trương rà soát, tập hợp những người đã được đào tạo trong lĩnh vực điện hạt nhân và các lĩnh vực liên quan, đào tạo bổ sung và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án. Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bộ Tài chính cấp đủ ngân sách để trong năm 2025 phải hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Đồng thời, kêu gọi hợp tác công tư, thu hút đầu tư… để khai thác dân dụng sân bay Thành Sơn.Bộ Công thương khẩn trương trình dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh liên quan điện hạt nhân trước ngày 28.2. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư