Bom tấn Thiên Dụ Mobile 'chốt hạ' Closed Beta ngay trong tháng 12
"Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của Ukraine đối với hòa bình. Không ai trong chúng tôi mong muốn một cuộc chiến kéo dài vô tận. Ukraine sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ngay khi có thể để đưa hòa bình lâu dài đến gần hơn. Không ai mong muốn hòa bình hơn người dân Ukraine. Đội ngũ của tôi và tôi sẵn sàng làm việc dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Trump để đạt được một nền hòa bình bền vững", Tổng thống Zelensky viết trên mạng xã hội X.Trong tuyên bố đưa ra ngày 4.3, nhà lãnh đạo Ukraine nói sẵn sàng hành động nhanh chóng để chấm dứt chiến sự và những bước đầu tiên có thể bao gồm việc trao đổi tù nhân và một lệnh ngừng bắn trên không – cấm sử dụng tên lửa, máy bay không người lái tầm xa, bom tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự – cùng với một lệnh ngừng bắn trên biển ngay lập tức, nếu Nga cũng làm như vậy. "Sau đó, chúng tôi mong muốn nhanh chóng tiến qua tất cả các giai đoạn tiếp theo và phối hợp với Mỹ để đạt được một thỏa thuận hòa bình mạnh mẽ", ông viết.Tổng thống Zelensky còn khẳng định Ukraine "thật sự trân trọng" những gì nước Mỹ đã làm để giúp Ukraine duy trì chủ quyền và độc lập. "Và chúng tôi không quên thời điểm quan trọng khi Tổng thống Trump cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine. Chúng tôi biết ơn vì điều đó", nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định.Nói về cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2, ông Zelensky thừa nhận nó không diễn ra theo cách nên diễn ra và ông cảm thấy đáng tiếc. Về thỏa thuận liên quan đến khoáng sản và an ninh, ông Zelensky nói Ukraine sẵn sàng ký kết bất cứ lúc nào và dưới bất kỳ hình thức nào phù hợp. "Chúng tôi coi đây là một bước tiến hướng đến sự an toàn lớn hơn và những cam kết bảo đảm an ninh vững chắc, và tôi thực sự hy vọng thỏa thuận này sẽ mang lại hiệu quả", ông viết.Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu ở London (Anh). Trước đó, hôm 28.2, ông tới Mỹ gặp trực tiếp ông Trump và có cuộc thảo luận về giải pháp cuộc xung đột đã diễn ra hơn 3 năm giữa Nga và Ukraine cũng như thỏa thuận khoáng sản dự kiến ký với Mỹ.Tuy nhiên, cuộc gặp không có kết quả tốt đẹp khi hai bên tranh cãi và trở nên căng thẳng. Không có thỏa thuận nào được ký kết. Ông Zelensky rời Nhà Trắng với những lời chỉ trích từ phía lãnh đạo Mỹ sau đó. Trả lời truyền thông tối 2.3, ông Zelensky nói thỏa thuận sẽ được ký kết nếu các bên sẵn sàng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm mối quan hệ giữa Ukraine và Mỹ có thể được cứu vãn. Ông cũng đề nghị các cuộc đàm phán nên diễn ra theo hình thức họp kín thay vì có mặt giới truyền thông.Cũng liên quan tình hình Ukraine, sáng 4.3, các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn lời quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền Tổng thống Trump quyết định đình chỉ mọi viện trợ đối với Ukraine. Điện Kremlin cùng ngày cho rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục tiêu hòa bình, nhưng nhấn mạnh Nga cần làm rõ các chi tiết về động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters.Trong khi đó, bài đăng nói trên của ông Zelensky không đề cập đến thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra.Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 27: An Nhiên đưa con trai đến gặp tình cũ
Thông qua trang cá nhân, ca sĩ Hồng Nhung gây chú ý khi chia sẻ thông tin đã hoàn thành xong đợt điều trị căn bệnh ung thư vú. Giọng ca Nhớ mùa thu Hà Nội cho biết cô đã sẵn sàng đối mặt và cố gắng vượt qua biến cố sức khỏe này. Nói về tình hình hiện tại, ca sĩ Hồng Nhung cho hay: “Tôi vẫn ổn, vẫn có thể hát và cống hiến hết sức mình. Mong bạn đừng xem những dòng chia sẻ này với góc nhìn tiêu cực, bởi tôi đang sống cùng với tất cả tình yêu thương và hy vọng rằng mọi thử thách sẽ qua đi và những điều tích cực nhất sẽ đến nếu chúng ta tin vào bản thân mình”. Đối diện với biến cố sức khỏe, giọng ca 7X vẫn giữ tinh thần lạc quan. Cô nhắn nhủ thêm với khán giả: “Năm hết tết đến, chúng ta hãy cùng khép lại những điều không may và chờ đón những điều tích cực nhất. Bước sang năm 2025, cùng với nhận biết về căn bệnh này có thể đến với bất kỳ ai, tôi mong rằng chúng ta, nhất là các chị em phụ nữ hãy sớm tầm soát ung thư, bản lĩnh và trao yêu thương để cùng nhau vượt qua nó”. Kèm theo dòng chia sẻ, Hồng Nhung đăng tải đoạn clip trên giường bệnh, song động viên tinh thần mọi người vì sức khỏe cô vẫn ổn sau ca mổ. Trước đó, khi nhận chẩn đoán bị ung thư, nữ nghệ sĩ từng muốn giấu bệnh tình vì không muốn đồng nghiệp lo lắng. Song sau ca phẫu thuật, giọng ca 7X thay đổi suy nghĩ, quyết định chia sẻ thông tin này vì muốn thể hiện sự đồng cảm đối với những phụ nữ có hoàn cảnh như mình. “Hơn tất cả là chia sẻ với nhau niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp để cùng nhau chiến thắng căn bệnh này”, Hồng Nhung nhắn nhủ.Thông tin ca sĩ Hồng Nhung chia sẻ khiến nhiều người bất ngờ. Các đồng nghiệp, người hâm mộ gửi lời động viên, mong giọng ca Ngẫu hứng sông Hồng giữ tinh thần lạc quan vượt qua biến cố sức khỏe. NSND Thanh Lam nhắn nhủ: “Chúc Nhung luôn vững vàng như vốn là. Vượt qua căn bệnh, sớm hồi phục sức khỏe nhé”. Nhạc sĩ Dương Cầm bày tỏ: “Chúc chị mau bình phục và hẹn gặp lại chị trên sân khấu ngày gần nhất. Em hân hạnh được phục vụ chị”.Trước khi gây chú ý khi chia sẻ về căn bệnh ung thư vú, ca sĩ Hồng Nhung từng hoạt động nghệ thuật sôi nổi, gây ấn tượng bởi tinh thần không ngại thử thách khi tham gia Chị đẹp đạp gió rẽ sóng. Ngoài ra, cô còn có những dự án cá nhân, nổi bật là Hồng Nhung Stories - Thong dong với Bống. Đây là những thước phim tài liệu thực tế phác họa những câu chuyện đẹp, ý nghĩa, được giọng ca 7X kể lại qua những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ.
Chuyện 'thâm cung bí sử' trong nhà máy tên lửa của ông Elon Musk?
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Viết trên mạng xã hội Truth Social ngày 22.1, ông Trump nói rằng: “Tôi không muốn làm tổn thương nước Nga. Tôi yêu người dân Nga và luôn có mối quan hệ rất tốt với Tổng thống Vladimir Putin. Chúng tôi không bao giờ quên Nga đã góp công vào chiến thắng trong Thế chiến 2”. Nhà lãnh đạo Mỹ sau đó nhấn mạnh yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine. “Nếu không có một thỏa thuận, tôi không còn cách nào khác ngoài việc áp thuế và các lệnh cấm vận với hàng hóa Nga bán cho Mỹ, đồng thời sẽ áp dụng với nhiều nước tham gia khác”, ông nói.Ông Trump không nêu chi tiết những nước khác “tham gia” vào xung đột mà Mỹ có thể cấm vận là nước nào. Trước khi ông Trump nắm quyền, cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp nhiều lệnh cấm vận với hàng ngàn thực thể Nga trong nhiều ngành, kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.Phó Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy nói Moscow đang chờ xem ông Trump nghĩ một "thỏa thuận" chấm dứt xung đột ở Ukraine có ý nghĩa là gì, và nhiều khả năng sẽ chờ Mỹ đưa ra lập trường cụ thể về các điều khoản trong thỏa thuận Ukraine. “Đây không chỉ là vấn đề chấm dứt cuộc chiến, mà trước hết là vấn đề giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine”, ông Polyanskiy nói với Reuters.Ông Trump khi tranh cử nhiều lần tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ. Tuy nhiên, các cố vấn của tân tổng thống Mỹ thừa nhận việc đạt được thỏa thuận có thể mất nhiều tháng.Kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, giá trị hàng hóa Mỹ nhập từ Nga đã giảm xuống còn 2,9 tỉ USD trong 11 tháng năm 2024, so với 29,6 tỉ USD vào năm 2021. Mỹ cũng không còn nhập khẩu dầu từ Nga sau các lệnh cấm vận. Mặt hàng mà Mỹ còn nhập đáng kể là phân bón dùng trong nông nghiệp, trị giá khoảng 1,4 tỉ USD vào năm 2023, và nhập hơn 1 tỉ USD uranium dùng cho năng lượng hạt nhân, 1 tỉ USD mỗi loại palladium và rhodium dùng trong sản xuất ô tô.
5 điều nên làm để kéo dài tuổi thọ pin laptop
Trong cuộc trò chuyện được The Sun đăng tải hôm 13.2, Katie Price chia sẻ rằng kể từ khi chuyển đến ngôi nhà mới ở West Sussex (Anh), cô từ chối đặt bất kỳ chiếc gương nào trong nhà, ngay cả trong phòng vệ sinh. Ngôi sao 46 tuổi giải thích: "Tôi không thích nhìn chính mình. Tôi không nghĩ mình xinh đẹp và chắc chắn không thấy mình đẹp". Cô thừa nhận bản thân có cảm giác khó tả khi nhìn lại những bức ảnh cũ của bản thân."Có lẽ điều đó giải thích lý do tôi thực hiện mọi cuộc phẫu thuật. Trong mọi liệu pháp mà tôi đã trải qua, có một điều tôi không thể lý giải được là: 'Tại sao tôi cảm thấy mình cần phẫu thuật thẩm mỹ?'. Phải có điều gì đó đã xảy ra khiến tôi không thích vẻ ngoài của mình", người mẫu 7X nói thêm. Việc không hài lòng với ngoại hình thôi thúc Katie Price liên tục thực hiện hàng loạt cuộc phẫu thuật thẩm mỹ từ thập niên 1990 đến nay: từ hút mỡ, nâng ngực, độn mông, sửa mũi… Theo Daily Mail, người mẫu 7X đã sửa ngực ít nhất 17 lần. Việc lạm dụng "dao kéo" suốt thời gian dài biến Katie Price từ biểu tượng gợi cảm đình đám nước Anh trở thành "thảm họa thẩm mỹ" với gương mặt biến dạng, đơ cứng, biểu cảm gượng gạo, mất đi sức sống. Những năm qua, bà mẹ 5 con liên tục gây quan ngại khi nhiều lần xuất hiện trong tình trạng mặt sưng húp, chằng chịt vết khâu, băng bó.Bất chấp hậu quả, Katie Price vẫn không ngừng "dao kéo". Chỉ mới tháng trước, ngôi sao My Crazy Life đã sang Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số chỉnh sửa trên cơ thể cho cuộc phẫu thuật thẩm mỹ mới tiêu tốn khoảng 10.000 bảng Anh. Một nguồn tin thân cận chia sẻ với OK!: "Katie đã trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nên cô ấy có xu hướng xem nhẹ chúng. Nhưng không phải tất cả những ca phẫu thuật ấy đều nhỏ. Cô ấy phải trải qua nhiều loại gây mê khác nhau và đang làm điều đó ở một đất nước xa lạ". Tuy nhiên, người mẫu đình đám một thời không cảm thấy quan ngại trước chứng "cuồng thẩm mỹ" của mình trái lại còn thoải mái cập nhật quá trình "dao kéo" trên trang cá nhân. Katie Price sinh năm 1978, cô là "bom sex" nổi đình đám tại Anh từ cuối thập niên 1990, đầu 2000. Người đẹp từng nhiều lần xuất hiện trên tạp chí Playboy và thường xuyên "phủ sóng" trên Page 3 của The Sun cùng nhiều ấn phẩm nổi tiếng khác. Thời đỉnh cao nhan sắc, cô là niềm khao khát của biết bao đàn ông nhờ nhan sắc cuốn hút cùng thân hình bốc lửa. Tuy nhiên, người mẫu không hài lòng với sắc vóc của bản thân, thực hiện vô số cuộc phẫu thuật thẩm mỹ khiến nhan sắc ngày một "thảm họa". Đời tư của cựu "bom sex" Anh cũng gặp nhiều trắc trở khi trải qua 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhiều cuộc tình dang dở và có 5 người con. Những năm qua, danh tiếng Katie Price trượt dốc, lâm cảnh nợ nần, phá sản.