Bể cá mini từ ly, bát thủy tinh - hồ nước nhỏ trong không gian sống
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.Dress trouser - quần tây thời trang nam và những kết hợp lý tưởng
"Rời công việc bận rộn tại văn phòng mình dành thời gian nhiều cho gia đình và tận hưởng vẻ đẹp quê hương. Và chủ đề không khí mùa xuân của miền quê luôn là niềm cảm hứng sáng tác trong lĩnh vực nhiếp ảnh của mình", Tiến cho hay.
Khối ngành xã hội nhân văn có những ngành học nào 'hot'?
Ngày 3.1, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, chống xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh.Theo đó, ông Tuấn yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý và yêu cầu chủ đầu tư phải tự phá dỡ hoặc tổ chức cưỡng chế phá dỡ phần sai phạm. Cụ thể, các cán bộ, công chức cấp xã phải tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng, học tập do các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan hướng dẫn về nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực quản lý để nâng cao kiến thức và thực thi công vụ đạt hiệu quả. Xây dựng mô hình giao cho cán bộ khu phố, thôn, xóm khi phát hiện công trình vi phạm trên địa bàn quản lý phải thông báo cho công chức cấp xã để kiểm tra, xử lý kịp thời… UBND cấp xã có trách nhiệm triển khai các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu. Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Kiên quyết cưỡng chế phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm pháp luật về đất đai.UBND cấp huyện thực hiện quản lý trật tự xây dựng theo phân cấp quy định. Theo dõi việc xử lý các công trình vi phạm, cương quyết xử lý đối với các công trình xây dựng vi phạm không chấp hành các nội dung trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức cưỡng chế theo quy định.Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát các trường hợp công trình vi phạm còn tồn tại trên địa bàn, chỉ đạo kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm. Đồng thời ngăn chặn, xử lý kịp thời để không phát sinh vi phạm mới. Xử lý nghiêm cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng thiếu trách nhiệm, không phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc không đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn được phân công phụ trách.UBND cấp huyện còn có trách nhiệm chỉ đạo ban xử lý, chống lấn, chiếm đất đai và tổ công tác cấp xã tiến hành kiểm tra về quản lý, sử dụng đất trên từng địa bàn cấp xã; chỉ đạo UBND cấp xã rà soát thống kê, phân loại từng trường hợp vi phạm và đề xuất hướng xử lý phù hợp theo quy định… Đặc biệt, xem xét, xử lý trách nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã; lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và công chức được giao nhiệm vụ quản lý trên địa bàn do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.Sở TN-MT tỉnh Bình Định theo dõi việc thực hiện kế hoạch xử lý lấn, chiếm đất đai trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm chưa được xử lý từ trước đến nay, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý đất đai.Sở Xây dựng tỉnh Bình Định có trách nhiệm đôn đốc việc khắc phục hậu quả, xử lý dứt điểm các trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng nhằm hạn chế trường hợp có công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn nhưng không xử lý, không lập hoặc chậm lập hồ sơ xử lý theo quy định.
Trong bối cảnh thị trường ô tô vẫn ảm đạm từ sau Tết Nguyên đán 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Ngoại trừ Toyota Hilux, các mẫu mã còn lại đều bán ít hơn so với tháng "chạy đà" doanh số cho năm 2025, dù vậy cục diện cạnh tranh vẫn không có nhiều thay đổi.Tương tự kịch bản đã diễn ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam, dù doanh số bán hàng giảm hay tăng, Ford Ranger vẫn áp đảo các đối thủ còn lại. Cụ thể, doanh số bán Ford Ranger đạt 1.111 xe, giảm 4 xe so với tháng đầu năm nhưng kết quả này vẫn giúp Ranger dẫn đầu doanh số đồng thời chiếm gần 73% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 2.2025.Ford Ranger cũng là cái tên duy nhất ở phân khúc xe bán tải góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam. Nếu không tính Nissan Navara, doanh số bán Ford Ranger đạt được gấp gần 2,7 lần tổng lượng tiêu thụ của các mẫu xe còn lại trong phân khúc này cộng lại. Điều này cho thấy, sức hút của mẫu xe bán tải mang thương hiệu Mỹ nhưng cũng phơi bày một thực tế, các đối thủ còn lại vẫn chưa đủ sức thách thức Ford Ranger.Ở phần còn lại, Toyota Hilux là cái tên duy nhất ở phân khúc này có được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số. Cụ thể, mẫu bán tải của Toyota tại Việt Nam đạt doanh số 179 xe, tăng 13 xe so với tháng trước đó. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đủ để Toyota Hilux giữ vị trí thứ 3. Bởi Mitsubishi Triton dù bán ít hơn tháng 1.2025 tới 30 xe nhưng vẫn đạt doanh số gần 220 xe bán ra trong tháng 2.2025 qua đó tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2. Isuzu D-Max xếp cuối bảng với 24 xe bán ra, giảm 33 xe. Kết quả này khiến Isuzu D-Max trở lại top 10 ô tô bán ít nhất tháng tại thị trường Việt Nam. Tương tự nhiều phân khúc khác, doanh số bán xe bán tải vẫn đang chững lại trong tháng bán hàng vốn được xem là "nốt trầm" của thị trường ô tô Việt Nam.Số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.530 xe, giảm 54 xe tương đương 3,5% so với tháng 1.2025. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán xe bán tải trong tháng 1.2025 lại tăng 569 xe tương đương 37,2%.Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với tháng 2 được xem là một trong những thời điểm trầm lắng nhất trong năm của thị trường ô tô Việt Nam khiến không chỉ phân khúc xe bán tải mà ngay cả những dòng xe hút khách như SUV đô thị, sedan hạng B… cũng không giữ được nhịp tăng trưởng doanh số. Hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn sự góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này, ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại thị trường Việt Nam đạt 3.114 xe, tăng 838 xe tương đương 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lái xe máy chạy ẩu tạt đầu ô tô, nam thanh niên còn… giở trò ăn vạ
Công ty cổ phần thép Vicasa - VNSteel (mã chứng khoán VCA) thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Xuân Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Thép Vicasa nhiệm kỳ 2023 - 2028 vì nghỉ hưu theo chế độ. Song song đó, doanh nghiệp này còn nhận đơn từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát của ông Nguyễn Phước Hải vì lý do sức khỏe suy giảm. Hai đơn từ nhiệm này sẽ được trình cổ đông tại Đại hội thường niên dự kiến tổ chức ngày 9.4. Năm vừa qua, công ty đạt doanh thu gần 1.362 tỉ đồng, giảm 21% so với năm 2023 do sản lượng tiêu thụ giảm 17,9% và giá bán cũng giảm 4,84% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 86%, chỉ còn hơn 1 tỉ đồng.Hay một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) cũng vừa công bố miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc với ông Chaowalit Treejak theo đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ngày bắt đầu có hiệu lực từ 1.6. Ông Chaowalit Treejak sinh năm 1966, quốc tịch Thái Lan và làm việc tại Nhựa Bình Minh từ năm 2021 với vị trí Phó tổng giám đốc, sau đó làm Tổng giám đốc từ tháng 8.2022 đến nay. Thay vào đó, công ty bổ nhiệm ông Niwat Athiwattananont (quốc tịch Thái Lan) giữ chức Tổng giám đốc Nhựa Bình Minh kể từ ngày 1.6.2025 - 31.5.2030. Ông Niwat hiện đang là Giám đốc nghiên cứu và Công nghệ chất của Công ty SCG Chemicals Public Company Limited (Thái Lan). Tại Công ty cổ phần Vimeco (mã chứng khoán VMC), ông Dương Văn Mậu cũng nộp đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT để thực hiện một số nhiệm vụ công tác theo phân công của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Bên cạnh đó, ông Nguyễn Khắc Hải cũng xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT để thực hiện công tác khác của Vinaconex. Riêng ông Nguyễn Tiến Khánh cũng có đơn từ nhiệm vị trí thành viên Ban kiểm soát Vimeco vì lý do cá nhân. Đáng chú ý, Chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT xin từ nhiệm sau khi Vinaconex đã bán thành công toàn bộ 12,1 triệu cổ phiếu VMC, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Vimeco từ 51,41% (tương ứng 13,4 triệu cổ phiếu) xuống còn 5% (tương ứng 1,3 triệu cổ phiếu) và không còn là công ty mẹ của Vimeco.Gây chú ý nhất với các nhà đầu tư trong những ngày vừa qua là toàn bộ 5 thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) đồng loạt xin từ nhiệm. Trong đó có ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT. Đây là doanh nghiệp được thành lập từ những năm 1960, nổi tiếng với thương hiệu Nhựa Rạng Đông nhưng liên tục rơi vào tình trạng thua lỗ. Hiện tại toàn bộ hệ thống công ty gần như dừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc gần hết và cổ phiếu RDP cũng bị ngừng giao dịch. Đầu tháng 1 vừa qua, Rạng Đông còn bị công ty con là Công ty cổ phần Rạng Đông Films nộp đơn yêu cầu phá sản.Một loạt lãnh đạo của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 40 (mã chứng khoán L40) cũng nộp đơn xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân bao gồm Chủ tịch HĐQT Lê Đình Hiển; hai thành viên HĐQT là ông Trần Bắc Việt và ông Hà Huy Khánh cùng Tổng giám đốc Nguyễn Văn Sơn...