Nhiều hoạt động ý nghĩa trong 'Tình nguyện mùa đông' và 'Xuân tình nguyện' tại Quảng Ninh
Vừa qua, Báo Thanh Niên đã chuyển 30 đơn thư của bạn đọc đến cơ quan chức năng và nhận được công văn trả lời cho các trường hợp sau: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của ông Trương Cả (ngụ số 276, Quốc lộ 55, thị trấn Phước Bửu, H.Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); UBND Q.4, TP.HCM trả lời đơn của ông Hồ Anh Khoa - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo Tín 24/7 (số 01 Trương Đình Hợi, P.18, Q.4); Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM - Chi nhánh Q.Bình Tân (521 Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) trả lời đơn của bà Mã Tuyết Lệ (ngụ số 18, đường số 40A, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân); UBND P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức, TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Mão (ngụ số 1100/8/5, Tỉnh lộ 43, KP.1, P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức); Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Chí Trung (ngụ căn hộ 5B1-11, Sky Garden 2, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7) và một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Thái Thanh Lợi - Trưởng ban quản trị chung cư Phú Thạnh (53 Nguyễn Sơn, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú) và một số người dân khác có tên trong đơn; Tòa án nhân dân TP.HCM trả lời đơn của ông Hồ Văn Hải (ngụ số 27/40/8 Huỳnh Tịnh Của, P.Võ Thị Sáu, Q.3); UBND H.Bình Chánh, TP.HCM trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Thùy Trang (ngụ số C2/25B14 Phạm Hùng, ấp 4, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh) cùng một số hộ dân khác có tên trong đơn; Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc - UBND tỉnh Kiên Giang (17 Nguyễn Chí Thanh, KP.12, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) trả lời đơn của ông Võ Hồng Thức - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Quý Hải Phú Quốc (tổ 1, ấp Dương Tơ, xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc); Công an xã Đắk Ru, H.Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Phương (ngụ thôn 6, xã Đắk Ru, H.Đắk R'Lấp); Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau trả lời đơn của ông Dương Văn Nghiệm (ngụ ấp 4, xã Khánh Tiến, H.U Minh); Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu trả lời đơn của ông Trần Phú Mỹ Thuận (ngụ số 151/9A Trần Hoàng Na, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ); Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh trả lời đơn của bà Nguyễn Thu Hằng (ngụ số 03, KP.Song Tháp, P.Khê Châu, TP.Từ Sơn)...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.Lọc tài khoản ảo, minh bạch thị trường chứng khoán
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực khi giao kết hợp đồng
con chim sâu bé bỏng nhảy nhót
Trưa 24.1, đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (thuộc Cục CSGT) vừa bàn giao hồ sơ liên quan đến vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc sang cơ quan điều tra để làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.Trước đó, trưa 22.1 mạng xã hội xuất hiện thông tin ô tô con mang biển số 30L - 561.XX có hành vi tạt đầu, lạng lách, chèn ép nhiều lần trước đầu xe khách mang biển số 24H - 022.XX với quãng đường gần 1 km trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa bàn H.Sóc Sơn (Hà Nội).Đáng chú ý, làn đường xảy ra sự việc cho phép chạy tối đa 100 km/h nên hành động của lái xe con là rất nguy hiểm.Ngày 23.1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 đã mời 2 lái xe lên làm việc. Trong đó lái xe khách là ông N.V.K (43 tuổi, trú H.Bảo Thắng, Lào Cai) và lái xe con là anh N.H.T (24 tuổi, trú H.Yên Sơn, Tuyên Quang).Tại trụ sở công an, lái xe khách cho biết trước đó không quen biết và không có mâu thuẫn với tài xế ô tô con. Thời điểm xảy ra sự việc trên xe khách này có 33 hành khách. Sự việc xảy ra khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.Trong khi đó, tài xế xe con trình bày trong quá trình đi trên đường cao tốc, xe khách vượt lên và va chạm vào gương xe của mình nhưng lái xe khách không dừng lại mà vẫn tiếp tục di chuyển. Do bức xúc, anh T. đã vượt lên, tạt đầu xe khách nhiều lần trên đoạn đường gần 1 km để yêu cầu ô tô này dừng lại. Đỉnh điểm, anh T. đã lái ô tô con chặn đầu xe khách giữa đường cao tốc.
Người chơi có thể 'đập cả Tam Quốc' trong game mobile Ma Thần Lữ Bố
Tính năng tự động tắt động cơ khi xe dừng ngày càng phổ biến trên các mẫu xe máy đời mới. Khi xe dừng khoảng 3 giây, động cơ sẽ tự ngắt và chỉ cần vặn nhẹ tay ga để xe khởi động lại. Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải ra môi trường.Tuy nhiên, tính năng này cũng có thể gây nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách. Nếu vô tình vặn tay ga khi xe đang ở chế độ tắt máy tạm thời, xe sẽ lao đi ngay lập tức, dễ dẫn đến tai nạn. Đã có nhiều trường hợp trẻ em ngồi phía trước nghịch tay ga, khiến xe bất ngờ di chuyển, làm người lái không kịp phản ứng.Để đảm bảo an toàn, người dùng nên tắt hẳn động cơ khi dừng lâu hoặc không cần sử dụng tính năng này. Sự chủ động trong kiểm soát xe máy sẽ giúp tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.