Đội nắng mưu sinh trên cánh đồng mía
Năm 2019, Phạm Tuấn Ngọc lập kỷ lục rọi bức ảnh đen trắng lớn nhất Việt Nam với chất lượng tương đương nhà in ảnh thủ công lớn nhất và hàng đầu ở Mỹ tên là Griffin Editions. Năm 2023, anh giới thiệu với công chúng bộ sưu tập Chloris với những tác phẩm theo chủ đề bất tử và tái sinh được làm bằng kỹ thuật lumen printing đầu tiên tại Việt Nam. Cũng trong năm này, anh giới thiệu các tác phẩm cyanotype trên lụa với kích thước lớn nhất, cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam.
Ấn Độ, Đông Nam Á chạy đua mời gọi tỉ phú Elon Musk
Có chú ngựa đang chạy thi thì… không thích đua nữa, liền tấp vào lề nghỉ mệt. Lạ đời hơn là có chú ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy cho nhanh về đích.
Bị bắt quả tang đang 'yêu' trên máy bay, cặp đôi được cảnh sát đưa đi
Ngày 11.2, liên quan đến vụ chém người tử vong tại H.Bù Đốp vào rạng sáng 10.2, Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.Trước đó, như tin Thanh Niên đã đưa, đêm 9.2, bà Hoàng Thị T. (40 tuổi, ngụ H.Bù Đốp) xảy ra mâu thuẫn với chồng cũ tên Hải (ngụ xã Tân Tiến, H.Bù Đốp). Khi biết được chuyện, khoảng 0 giờ ngày 10.2, ông Phạm Văn N. (39 tuổi, chồng bà T.) cùng một số người kéo đến nhà Hải để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, nhóm của ông Phạm Văn N. bất ngờ xảy ra đánh nhau với nhóm của Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, em trai của Hải). Trong lúc giằng co, Nghĩa cầm dao chém nhiều nhát vào người Phạm Văn N. khiến ông này gục ngã xuống đất.Vào cuộc điều tra, cơ quan công xác định Nghĩa là nghi phạm liên quan vụ án và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với người này, đồng thời tiếp tục triệu tập những người liên quan để xác minh, xử lý.Bước đầu, Nghĩa khai nhận, do thấy Phạm Văn N. cầm nón bảo hiểm đánh em gái của mình, nên tức giận chạy vào nhà lấy dao đuổi theo chém khiến nạn nhân tử vong.Vụ việc chém người tử vong đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.
Ở ngoại ô Altadena của Los Angeles, cư dân lâu năm Alita Johnson đã quay trở lại ngôi nhà mình, đã bị thiêu rụi trong cơn cháy rừng.Bà Johnson nói: “Lãnh đạo cứu hỏa Pasadena cần phải bị sa thải…Tôi sẽ quay lại câu hỏi tại sao lại không có đủ nhân viên tại chỗ".Và trong khi thế giới tập trung chú ý vào những khu dân cư nổi tiếng bị tàn phá gần Malibu, cộng đồng đa dạng về kinh tế và chủng tộc ở các khu lân cận cũng phải chịu thiệt hại nặng nề.Bà Johnson cho rằng khu phố của bà, nơi nhiều thế hệ gia đình da màu và Latinh sinh sống, đã bị chính quyền bỏ mặc.“Tôi ước gì họ thành thật và nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ phải tự lo. Có lẽ tôi đã có thể cứu được ngôi nhà của mình. Có lẽ hàng xóm của tôi, chúng tôi đã có thể hợp tác với nhau. Lẽ ra chúng tôi đã có thể cứu được tất cả ngôi nhà của mình. Tôi biết chuyện đó cũng không chắc, cũng không có cơ sở thực tế. Nhưng lẽ ra chúng tôi đã có thể thử xem sao", bà Johnson chia sẻ.Nhiều cư dân Altadena nói với Reuters rằng họ không hề thấy lính cứu hỏa nào khi họ chạy trốn khỏi khu vực đang cháy.Những người mất nhà ở đây lo lắng rằng khoảng cách thu nhập rất lớn giữa "khu nhà giàu" Malibu với Altadena sẽ quyết định khu vực nào được ưu tiên khi đến lúc bắt đầu công việc xây dựng lại.Họ cũng lo ngại khoản chi trả bảo hiểm sẽ không đủ để xây dựng lại những ngôi nhà mà họ đã mua được với giá rẻ từ nhiều thập niên trước...Có nghĩa là những ngôi nhà này có thể bị mất giá nếu được khôi phục.Giống như nhiều người, ông Jess Willard III đã sống ở đây phần lớn cuộc đời. Ông đang trở lại đống đổ nát của ngôi nhà của mình để cố gắng vớt vát một số tài sản.“Mẹ tôi đã mua căn nhà này. Tôi chuyển đến đây khi tôi đang học lớp 8 - khi tôi 13, 12 hay 13 tuổi gì đó. Và các con tôi, gần đây chúng đều sống ở đây", ông Jess kể lại.Với con số thương vong vẫn tiếp tục tăng, các trận cháy rừng quét qua Los Angeles đã thiêu rụi gần 10.000 công trình kiến trúc.Bà Johnson cho biết: “Không có gì giúp mọi người chuẩn bị để đương đầu mức độ tàn phá này. Không có hướng dẫn. Không có hướng dẫn nào cả".Sở cứu hỏa Quận Los Angeles đã không trả lời yêu cầu bình luận về khiếu nại của cư dân Altadena.
Từ chuyện thi toán ngồi… vẽ tranh: Người trẻ hạnh phúc vì được sống với đam mê
Đây là hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư 01/2025/TT-BNV ban hành ngày 17.1 về cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH 1 lần theo quy định của pháp luật về BHXH quy định tại Nghị định 178; đồng thời được hưởng 3 khoản trợ cấp quy định tại Nghị định 178, cụ thể:1. Trợ cấp thôi việcĐối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,8 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định 178Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,4 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định 1782. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 1,5 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 178.3. Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 3 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 178Đối với viên chức, người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH 1 lần theo quy định của pháp luật về BHXH quy định tại Nghị định 178; đồng thời được hưởng 3 chính sách quy định Nghị định 178 như sau:1. Trợ cấp thôi việcĐối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,8 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy địnhĐối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 0,4 x thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định2. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc:Mức trợ cấp = tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại thông tư này x 1,5 x số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại Nghị định 1783. Được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại tại Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn thực hiện điều 52 luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH).Thông tư số 1/2025/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ 17.1. Chính sách, chế độ quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.

Giải bóng rổ VBA 2023: Lý do khiến thủ quân CLB Saigon Heat phải ngồi dự bị
Anh hùng Điện Biên Phủ: Túi gạo thấm máu nơi trận địa
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Nhân hậu và quyết liệt!
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
kwin
Buổi làm việc của lãnh đạo sở, ngành thể thao của TP.Cần Thơ và đại diện Báo Thanh Niên
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư