Phẫn nộ xe khách vượt ẩu, ép ô tô con vào lề đường
Dù đông đúc nhóm hát, nhưng theo chia sẻ, họ không hề cạnh tranh nhau. "Nếu hát hay, biết thể hiện những ca khúc đang lọt top thịnh hành thì sẽ thu hút nhiều người xem, nhất là giới trẻ. Qua đó, có thể tăng cơ hội được ủng hộ. Nếu khán giả nghe nhưng không ủng hộ thì cũng chẳng sao", Tân nói.Á hậu Kim Duyên 'đu trend' 'Khát vọng tuổi trẻ', hút triệu view chỉ sau một đêm
Ngày 26.2, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, chủ trì cuộc họp về xây dựng đề án vị trí việc làm và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhấn mạnh, việc triển khai đánh giá kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức thông qua KPI là bước đột phá trong việc đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Trong tháng 3, tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức 2 đợt tập huấn về việc triển khai đánh giá KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức; triển khai thí điểm tại một số đơn vị thuộc khối Nhà nước và khối Đảng để rút kinh nghiệm. Báo cáo tại cuộc họp, Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo vị trí việc làm tỉnh, phụ trách tham mưu xây dựng đề án cho biết, để thực hiện xây dựng đề án vị trí việc làm và đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có 4 việc cần phải làm: xây dựng danh mục vị trí việc làm; mô tả vị trí việc làm; xây dựng khung năng lực; xây dựng bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Đến nay tỉnh đã ban hành danh mục vị trí việc làm. Cuối tháng 2 sẽ hoàn thành phần mô tả vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành cho biết sẽ giao Tổ giúp việc rà soát, chỉnh sửa lần cuối bản mô tả vị trí việc làm; khung năng lực; bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để triển khai tập huấn. Từ ngày 1.4, tỉnh sẽ triển khai đánh giá KPI đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị của tỉnh.
Muôn kiểu diện chân váy của hội sao Việt
Theo ghi nhận của Thanh Niên, lễ hội phết Hiền Quan năm 2025 xã Hiền Quan chỉ tổ chức phần rước kiệu, tế lễ, không tổ chức phần cướp phết.Việc không tổ chức cướp phết khiến người dân Hiền Quan tiếc nuối. Họ cho rằng lễ hội được tổ chức hàng nghìn năm nay nhưng lại thiếu đi phần "linh hồn".Ông Bùi Phúc Khánh (75 tuổi, người dân xã Hiền Quan) bày tỏ dân làng Hiền Quan luôn náo nức hướng về, trông đợi ngày hội làng đầy ý nghĩa. Thế nhưng 7 năm nay xã chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội (cướp phết) khiến người dân hụt hẫng. Thậm chí, những năm trước, thanh niên trong làng đã tập trung trước sân đền đòi cướp phết ngay tại sân tế lễ của hội.Theo ông Khánh, lễ hội phết Hiền Quan được duy trì hàng nghìn năm qua, dù có những hình ảnh phản cảm do đông người nhưng chưa từng xảy ra sự cố hay có người bị thương. Sau dịch Covd-19, việc dừng cướp phết phải chăng là do địa phương không muốn tổ chức? "7 năm không diễn ra cướp phết, dân làng tâm tư, nhiều người xa quê không về dự lễ hội nữa", ông Khánh nói và khẳng định, nếu cướp phết được tổ chức lại, ông sẽ cùng thôn, chi đoàn thanh niên vận động đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan chức năng.Ông Nguyễn Tiến Nhân (55 tuổi, ở khu 10, xã Hiền Quan), người năm nay được chọn vào vai ông Tiên Chỉ - thực hành phần “khẩn tấu” trong lễ hội, cũng bày tỏ các cơ quan quản lý, chính quyền "trả" lễ hội cướp phết về cho người dân.Liên quan đến việc không tổ chức cướp phết, ông Trần Kim Tuyến, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Quan, cho biết năm nay, tỉnh Phú Thọ và H.Tam Nông đã giao chính quyền xã Hiền Quan lên kịch bản tổ chức, nhưng với quy mô lớn như lễ hội này, cấp cơ sở không tổ chức được.Ông Tuyến lý giải, khi cướp phết có hàng trăm người, ai cũng mong muốn được sờ vào quả phết để lấy may, lấy lộc. Vì vậy, vấn đề an ninh của cơ sở sẽ không đảm bảo, phải có sự hỗ trợ của cấp huyện, tỉnh và T.Ư.Mặt khác, địa phương cũng đang thiếu kinh phí để tạo ra một khuôn viên an toàn và văn hóa. Quy hoạch đã có nhưng phải được người dân ủng hộ. Có thể sẽ phải gieo cấy chậm lại và "phải được sự đồng thuận từ cấp trên"."Khó nhất là kinh phí, xã chúng tôi vẫn còn khó khăn, một năm chỉ được phân bổ 300 triệu đồng tiền ngân sách cho mọi thứ nên rất khó. Tôi ví dụ, nếu như hội phết này có 1 tỉ đồng, chúng tôi tổ chức được luôn", ông Tuyến nói.Ông Tuyến chia sẻ, năm nay không tổ chức cướp phết, bản thân ông cũng rất trăn trở nhưng thời gian vẫn hơi gấp. "Nếu có sự chuẩn bị đồng thuận của nhân dân, năm 2026 hội phết sẽ được phục hồi. Trong trường hợp được phục hồi, tôi cũng sẽ đề xuất không cho thanh niên đã uống rượu tham gia cướp phết bằng cách thử nồng độ cồn để đảm bảo an ninh trật tự", ông Tuyến nói tiếp.Lễ hội cướp phết Hiền Quan được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Hiền Quan. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Lễ hội phết Hiền Quan gồm 4 phần: rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh phết. Theo người dân quan niệm, nếu ai động được vào, cướp được quả phết sẽ mang lại may mắn cả năm nên phần đánh phết hằng năm tại xã Hiền Quan thu hút rất đông người tới tham dự.
Còn Phạm Quốc Hùng (21 tuổi), ngụ tại TP.HCM, bắt đầu biết và tham gia môn chạy bộ vào cuối năm 2021. Hùng đến với chạy bộ để rèn luyện sức khỏe, ý chí. “Chạy bộ giúp mình rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng chịu đựng, sức khỏe cũng cải thiện rất nhiều, dẻo dai, linh hoạt hơn. Mình được kết nối với nhiều anh chị em và có cơ hội để khai thác thế mạnh bản thân. Cuối năm 2023, mình hay tham gia các giải nhỏ, đến năm 2024 thì thường xuyên dự những giải lớn hơn. Thông thường, mỗi tháng mình tham gia 2 giải chạy vào thứ bảy hoặc chủ nhật”, Hùng cho biết.
V-League gay cấn: Văn Thanh thẻ đỏ, HLV Kiatisak và CLB CAHN thua trận thứ hai liên tiếp
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cải thiện giao thông công cộng TP.Hà Nội (Moov'Hanoi)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Hội đồng Vùng Île-de-France (Cộng hòa Pháp).Tổng vốn dự án khoảng 33 tỉ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu euro. Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 32 tỉ đồng do bên tài trợ là Hội đồng Vùng Île-de-France và Cơ quan Phát triển Pháp (bên cung cấp viện trợ) trực tiếp quản lý. Vốn đối ứng khoảng 1 tỉ đồng được huy động từ ngân sách thành phố.Dự án đặt ra 2 mục tiêu chung nhằm nâng cao sức hấp dẫn của giao thông công cộng tại Hà Nội và hỗ trợ thành phố thiết lập mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2025 - 2026.Hà Nội kỳ vọng khi dự án được triển khai sẽ cải thiện "lộ trình di chuyển của hành khách", đặc biệt thông qua cải tiến các điểm ga giao thông công cộng. Đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận bằng tất cả các phương thức, đặc biệt là đi bộ đến các nhà ga để tạo thuận lợi cho việc sử dụng phương thức giao thông công cộng mới này.Cạnh đó, thành phố sẽ có thể tổ chức lại mạng lưới xe buýt hiện có để bổ sung tốt hơn trong cung cấp giao thông công cộng nói chung.Theo Sở GTVT Hà Nội, dự án có nhiều nội dung chính, trong đó nội dung 1 sẽ nghiên cứu thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến giao thông và nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân Hà Nội để phát triển hệ thống giao thông bền vững.Nội dung 2 nhằm hỗ trợ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc mở mới, điều chỉnh dịch vụ các tuyến buýt trên cơ sở kế hoạch tái cấu trúc và hợp lý hóa mạng lưới xe buýt công cộng. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải metro/BRT/bus.Nội dung 3 là các nguyên tắc thiết kế các điểm ga giao thông công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, điểm trung chuyển đa phương thức và triển khai dự án thí điểm làm cơ sở nhân rộng và quản lý kết nối đa phương thức. Điều này nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt đô thị và liên vận.Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có 154 tuyến buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến kế cận và 2 tuyến City tour. Mạng lưới tuyến xe buýt trong 10 năm qua thường xuyên được phát triển, mở rộng, cải thiện, hợp lý hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.Sở GTVT Hà Nội cho rằng việc phát triển, mở mới các tuyến buýt cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi cần phải có các giải pháp để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.