Trà sữa thời thương nhớ 7X - 8X ở TP.HCM đóng cửa: Khách kín ngày cuối, quán không nhận thêm
Tiến sĩ Briggs nói: “Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư tuyến tiền liệt. Duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.Nghệ sĩ Phượng Mai tiết lộ kỷ niệm với cố nghệ sĩ Thanh Nga
Tiến sĩ Yamini Ranchod cho biết: “Có thể có mối liên hệ giữa đau lưng và ung thư tuyến tiền liệt, nhưng đau lưng không nhất thiết là dấu hiệu của căn bệnh này.
Trong tháng 9 chỉ mới có 1 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Để thực hiện bộ ảnh, cặp đôi này đã chọn trang phục đơn giản, có màu xanh nhạt và trắng. Với đạo cụ là chiếc xe đạp, bong bóng, lúp đội đầu của cô dâu… anh Khang và Dung đã tạo ra những khoảnh khắc rất thanh xuân. Cặp đôi này đã cùng nhau tạo ra những tấm ảnh đầy cảm xúc và có chất riêng.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (TP.HCM) cho biết thời tiết lạnh, các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và cảm cúm. Theo bác sĩ Thạch, một tháng qua, Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận người bệnh viêm mũi dị ứng nhưng tự điều trị cảm cúm khiến viêm mũi dị ứng không giảm mà còn tiến triển nặng hơn, biến chứng viêm xoang, polyp mũi… Như trường hợp chị M.N.B (38 tuổi, ở TP.HCM), một tháng trước, khi thời tiết thay đổi, chị xuất hiện các triệu chứng hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong. Nghĩ bị cảm cúm thông thường, chị tự mua thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau tại hiệu thuốc để điều trị. Tuy nhiên, sau một tuần, triệu chứng không giảm mà còn trở nặng với cảm giác nghẹt mũi dai dẳng và đau nhức vùng mặt, khó thở, mới đến phòng khám khám.Bác sĩ Thạch nội soi tai mũi họng, chẩn đoán chị B. viêm mũi dị ứng, nhưng do tự điều trị sai cách, bệnh đã biến chứng thành viêm xoang cấp tính. Chị B. được kê toa thuốc điều trị viêm xoang, tái khám theo lịch để theo dõi, tránh để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm xoang mạn tính.Hay như anh N.V.Q (45 tuổi, ở Đồng Nai), là nhân viên văn phòng thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, anh thường xuyên bị nghẹt mũi và hắt hơi vào sáng sớm. Nghĩ triệu chứng cảm cúm thông thường nên tự mua thuốc cảm, xịt mũi có chứa thành phần co mạch để giảm nghẹt mũi. Kéo dài 2 tháng, triệu chứng bệnh không giảm mà nghẹt mũi nhiều hơn, dùng thuốc xịt mũi co mạch vẫn không hết, anh Q. mới đi khám.Sau khi nội soi tai mũi họng, khám lâm sàng, bác sĩ Thạch chẩn đoán anh Q. viêm mũi dị ứng mạn tính kèm theo biến chứng quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi. Việc lạm dụng thuốc xịt co mạch khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, cuốn mũi còn bị giãn nở quá mức, gây quá phát cuốn mũi.Bác sĩ Thạch cho biết, viêm mũi dị ứng và cảm cúm có nhiều triệu chứng ban đầu gần giống nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Viêm mũi dị ứng là do phản ứng quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng, hoặc thay đổi thời tiết.Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngay lập tức kích hoạt để chống lại các tác nhân này và mũi là cơ quan chính tiếp nhận phản ứng phòng vệ. Người bệnh thường hắt hơi liên tục đặc biệt vào buổi sáng, dịch nhầy trong, ngứa mũi, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Viêm mũi dị ứng không gây sốt, không lây nhiễm và không cần sử dụng kháng sinh.Cảm cúm là do nhiễm virus gây ra, diễn tiến chậm từ 1-3 ngày, thường kèm theo sốt, đau họng, mệt mỏi, thỉnh thoảng hắt hơi, dịch nhầy đặc màu xanh hoặc vàng, đau nhức cơ thể. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng.Nhầm lẫn giữa hai bệnh trên là điều rất phổ biến. Tự ý dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi dị ứng không có tác dụng và tiềm ẩn nguy cơ gây kháng kháng sinh và tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Ngoài ra, nếu người bệnh lạm dụng thuốc xịt mũi chứa co mạch không chỉ không hiệu quả mà còn gây tổn thương niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ biến chứng.“Viêm mũi dị ứng không được kiểm soát có thể dẫn đến viêm xoang, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, polyp mũi, hoặc thậm chí viêm đường hô hấp dưới. Đồng thời, người bệnh tốn chi phí, thời gian điều trị biến chứng”, bác sĩ Thạch nói.Bác sĩ Thạch cho biết, nếu có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong và ngứa mũi, người bệnh nên nghĩ đến viêm mũi dị ứng. Nếu kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, và dịch mũi đặc, có thể là dấu hiệu của cảm cúm hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn.“Ngay khi có triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc xịt mũi co mạch nếu không có chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Thạch nói.
NoxPlayerZ: Sự đổi mới đáng chú ý cho việc chơi game di động trên PC
Theo ghi chú phát hành của Apple, iOS 18.2.1 không chỉ mang lại các tính năng mới như Apple Intelligence và thiết kế lại ứng dụng Mail mà còn cung cấp các bản sửa lỗi quan trọng. Người dùng iPhone đủ điều kiện có thể dễ dàng tải xuống iOS 18.2.1.1 bằng cách vào ứng dụng Cài đặt, chọn Cài đặt Chung và nhấn vào Cập nhật phần mềm. Phiên bản mới này có số bản dựng 2A3798.iPadOS 18.2.1 cũng được phát hành đồng thời với iOS 18.2.1. Đây là điều không quá bất ngờ vì iPadOS chủ yếu dựa trên nền tảng iOS 18 với một số tính năng riêng cho máy tính bảng. Tuy nhiên, hiện tại không có bản cập nhật nào dành cho người dùng Apple Watch, Mac, Apple TV, Vision Pro hoặc HomePod.Trong ghi chú phát hành của mình, Apple cho biết bản cập nhật iOS 18.2.1 chủ yếu tập trung vào việc sửa lỗi và được khuyến nghị cho tất cả người dùng. Điều này có nghĩa là không có tính năng mới nổi bật nào được cung cấp mà chỉ là những cải tiến về hiệu suất và độ ổn định.Apple vẫn chưa công bố chi tiết về các lỗi đã được khắc phục trong bản cập nhật lần này. Bên cạnh đó, Apple cũng đang chuẩn bị cho bản cập nhật lớn tiếp theo, iOS 18.3, với bản beta đầu tiên đã ra mắt vào tháng 12 năm ngoái, trong khi các bản beta tiếp theo có thể được phát hành bất kỳ lúc nào. Phiên bản đầy đủ của iOS 18.3 dự kiến ra mắt vào cuối tháng này.