Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Cảnh giác những khóa học trải nghiệm
Sau Em và Trịnh, Công tử Bạc Liêu, Phạm Nguyễn Lan Thy tiếp tục có một vai diễn ấn tượng trong series Tiệm ăn của quỷ. Đây là dự án kinh dị do Hàm Trần làm đạo diễn, đang gây sốt trên Netflix những ngày qua. Khác với hình ảnh ngọt ngào, nữ tính thường thấy, ở tác phẩm lần này, người đẹp sinh năm 1998 gây chú ý với vẻ ngoài cá tính, nổi loạn. Chính điều đó khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi xem phim. Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy - một bartender cá tính tại quán rượu. Cô xuất hiện với hình tượng cá tính, hình xăm phủ kín người và có những phân đoạn táo bạo với bạn diễn nam. Chia sẻ với chúng tôi, Lan Thy tiết lộ từ lâu, cô đã mong chờ một vai diễn khác biệt với hình ảnh trước đó. Và tác phẩm của đạo diễn Hàm Trần đến như một cơ hội để cô mang đến những điều mới mẻ cho khán giả nên nhận lời casting tham gia. Tuy nhiên, cá tính đặc biệt của nhân vật cũng khiến Lan Thy gặp không ít khó khăn khi nhập vai. Cô tâm sự: “Tôi không nghĩ vai diễn này mạnh mẽ, cá tính đến mức như vậy. Điều đó đòi hỏi tôi phải làm việc kỹ với đạo diễn trong quá trình quay phim”. Tham gia Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy không ngại hình tượng trước đó bị ảnh hưởng. Cô nói: “Hình ảnh “nàng thơ” đã gắn liền với tôi suốt 4 năm trời. Tôi nghĩ đã đến thời điểm bản thân mình trải nghiệm nhiều hơn trong phim ảnh, với nhiều nhân vật khác nhau. May mắn trong hành trình đó tôi đã tìm kiếm được”. Một trong những chi tiết gây chú ý trong phim là phân đoạn tình cảm của Lan Thy và bạn diễn nam. Nhiều người bất ngờ trước độ “táo bạo” của nữ diễn viên. Khi chia sẻ về cảnh quay này, người đẹp 9X cho biết ban đầu, cô có chút ngại ngùng. Lan Thy chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ áp lực cũng là điều tốt để tôi giải quyết vấn đề. Trong quá trình quay cảnh này, áp lực về thời gian rất nhiều nên tôi phải làm tâm lý, dẹp sự ngại ngùng qua một bên. Cảnh đó tôi và bạn diễn thực hiện cũng nhanh lắm vì mọi người đã tạo điều kiện hết mức để hai đứa thoải mái rồi. Lúc đó 2-3 giờ sáng nên áp lực thời gian rất cao”.Người đẹp 9X cho biết gia đình cô chưa xem phim này. Riêng một người cô của nữ diễn viên đã theo dõi và dành lời khen cho màn “lột xác” táo bạo của cháu gái. Trong thời gian tới, Lan Thy dự định tổ chức một buổi xem phim nho nhỏ cho người thân. Cô chia sẻ: “Tôi đoán khi xem xong phim này ba mẹ cũng sẽ hơi sốc”. Về ý kiến của cư dân mạng, hot girl sinh năm 1998 chia sẻ: “Tôi có xem nhận xét của mọi người vì đã lâu rồi bản thân mới có sản phẩm ra mắt khán giả nên cũng tò mò. Tôi đọc hết và xem những lời nhận xét là bài học kinh nghiệm cũng như tiếp thêm động lực trong chặng đường làm nghề. Tôi là diễn viên mới nên cũng hiểu những khuyết điểm của bản thân và ngày một cải thiện hơn để đi đường dài trong công việc này”.Giá USD hôm nay 29.3.2024: Thị trường tự do đi xuống
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt kết quả xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) năm 2024 của các sở ngành, địa phương trên địa bàn.Bảng xếp hạng năm nay được TP.HCM chia theo 4 nhóm: sở ngành cung cấp dịch vụ công, sở ngành không cung cấp dịch vụ công, các đơn vị ngành dọc và UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức.Ở nhóm địa phương, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng. Năm 2023, ở lần đầu tiên TP.HCM công bố xếp hạng chỉ số chuyển đổi số thì Q.Phú Nhuận cũng xếp hạng nhất. Các địa phương còn lại trong top 5 gồm: Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân và Q.10.Ở nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT và Sở Y tế. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu chỉ số chuyển đổi số khối sở ngành.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Ban Dân tộc, Thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý khu Nam.Nhóm các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội.Việc xếp hạng chuyển đổi số dựa trên 6 chỉ số: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số. Riêng nhóm địa phương, ngoài 5 chỉ số đầu còn có thêm chỉ số về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
TP.HCM: 'Nổ' là con nuôi của lãnh đạo cao cấp để lừa đảo
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Việt Trinh lên tiếng khi bị nhắc nhở chuyện ôm, hôn con trai nơi công cộng
một cái cây sống