Những 'bật mí' về loại cá vàng Hạc đỉnh hồng (vương miện) phổ biến ở Việt Nam
Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP.Siêu mẫu Bella Hadid ăn bánh mỳ bơ, trứng và nước ép xanh để bảo vệ da
Theo tin trình báo của anh D. (SN 2001, trú Q.Đống Đa, Hà Nội), anh nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an. Đối tượng nói anh D. có liên quan đến vụ án mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền. Đối tượng yêu cầu anh D. phải kê khai tài sản để chứng minh mình không liên quan. Do lo sợ nên anh D. đã chuyển 150 triệu đồng vào tài khoản của các đối tượng. Sau khi biết mình bị lừa, anh D. tới cơ quan công an trình báo.
Ký túc xá cúp điện, sinh viên chật vật vì nắng nóng
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương những thành tựu mà tập thể cán bộ, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã đạt được, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của ngành y tế. Tổng Bí thư cũng ghi nhận sự quyết tâm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng trong việc tập trung xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ đề ra các dự án Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm.Tổng Bí thư đề nghị, với vai trò là bệnh viện chiến lược, tuyến cuối của quân đội và cả nước, trong những năm tới, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đổi mới quản lý.Trong đó, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tạo sự đột phá quan trọng về chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc phục vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong khám chữa bệnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn giỏi, y đức trong sáng, quan điểm phục vụ bệnh nhân tận tụy và chấp hành tốt các chế độ chuyên môn; xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, tiên tiến.Để giữ vững uy tín và tiếp tục phát triển bền vững, Tổng Bí thư đề nghị Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện, các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học và tập thể cán bộ thầy thuốc bệnh viện tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.Tổng Bí thư lưu ý, bệnh viện cần không ngừng giữ vững và nâng cao toàn diện chất lượng chuyên môn về mọi mặt, lấy người bệnh làm trung tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, điều trị; kết hợp chặt chẽ giữa điều trị với nghiên cứu khoa học, huấn luyện đào tạo và chuyển giao kỹ thuật.Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ, đầu tư, mở rộng thêm các chuyên ngành đào tạo về y khoa, tạo điều kiện thu hút đội ngũ y, bác sĩ tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học y học hiện đại, đưa nền y tế nước nhà tiến xa hơn nữa.Đối với công trình Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Tổng Bí thư yêu cầu, lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện cần quan tâm làm tốt công tác kỹ thuật để vận hành công trình đảm bảo an toàn, đúng quy định, khai thác hiệu quả các trang thiết bị hiện đại, tránh lãng phí, thất thoát.Đồng thời, giáo dục cán bộ nhân viên có ý thức tốt trong bảo quản, vận hành, sử dụng có hiệu quả, hiệu năng, an toàn và chất lượng công trình để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của bộ đội và nhân dân.Các cơ quan của Chính phủ và Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ bệnh viện tiếp tục được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để ngày càng phát triển, sớm đạt tầm đẳng cấp quốc tế.Tòa nhà Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư có quy mô gồm 1 tầng hầm, 7 tầng nổi, diện tích sàn 19.684m2, bố trí 23 buồng bệnh (4 buồng bệnh VIP-A, 11 buồng bệnh VIP-B, 8 buồng bệnh VIP-C). Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm có quy mô 1 tầng hầm kết nối với đường hầm cụm công trình trung tâm và 7 tầng nổi với tổng diện tích sàn 15.379 m2 trên diện tích đất xây dựng 2.079 m2, bố trí 145 giường bệnh (có thể tăng lên 200 - 300% khi có dịch bùng phát), trong đó có 3 - 5 giường điều trị cách ly cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội khi cần. Hai tòa nhà còn có hệ thống kỹ thuật đồng bộ.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận, đến nay đã cơ bản hoàn thành dự thảo phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đã gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải xin ý kiến góp ý để hoàn chỉnh báo cáo trước khi chuyển cho Sở Công thương tổng hợp, gửi Bộ Công thương, EVN, PVN cập nhật điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định.Theo đó, khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 1 đóng tại thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, H.Thuận Nam có tổng diện tích 64,84 ha (tăng 21,17 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 605 lô, diện tích mỗi lô 300 m2.Khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 2 đóng tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải có tổng diện tích 45,49 ha (tăng 1,84 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 629 lô, trong đó, 449 lô có diện tích mỗi lô 200 m2, 100 lô có diện tích mỗi lô 250 m2 và 80 lô có diện tích mỗi lô 300 m2.Trên cơ sở số liệu tính toán về chi phí giải phóng mặt bằng của H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cung cấp và đã cập nhật chi phí xây dựng các dự án thành phần của 2 dự án nhà máy điện hạt nhân theo chế độ, chính sách hiện hành đã xác định sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 12.391 tỉ đồng. UBND tỉnh đã báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính để bố trí vốn khoảng 12.000 tỉ đồng để triển khai thực hiện.Ngoài diện tích đất ở, khu tái định cư được quy hoạch các khu dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công viên... để nâng cao đời sống người dân.Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cho biết, người dân trong vùng dự án đồng thuận với chủ trương của nhà nước về việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Người dân mong muốn trong quá trình thu hồi đất cần có chính sách đền bù thỏa đáng trước khi bàn giao đất để đến khu định cư mới.Phát biểu chỉ đạo, ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh: "Đây là một dự án ưu tiên với một thời gian rất ngắn để thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, di dân tái định canh, tái định cư, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trong năm 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ".Theo ông Nam, "việc chăm lo cho người dân trong vùng dự án là một quá trình xuyên suốt không chỉ trong thời gian xây dựng nhà máy mà sau khi nhà máy đi vào hoạt động, chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống cho người dân". "Đây mới chỉ giai đoạn đầu để di dân, tái định canh, tái định cư, bước đầu ổn định đời sống người dân; còn lại chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống người dân bằng những cơ chế chính sách đặc thù mà các cơ quan chức năng đang nghiên cứu để nâng cao đời sống người dân ngày càng tốt đẹp hơn", Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết và đề nghị các ngành liên quan, địa phương phối hợp thực hiện một cách nhịp nhàng đồng bộ để đạt được mục tiêu giải phóng mặt bằng đạt 100% trong năm 2025 như đã cam kết với Chính phủ, Quốc hội.
Chuyên gia Mỹ bày cách trúng tuyển đại học danh giá
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...