Vì sao cho thuê Dinh 1 không qua đấu giá?
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên chuyên san Food Research International, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chiên, xào tỏi và hành tây trong nhiệt độ cao với dầu thực vật có thể tạo ra a xít béo chuyển hóa (TFA). Đây là loại chất béo không tốt cho sức khỏe tim mạch, theo trang tin sức khỏe Medical Xpress (Mỹ).A xít béo chuyển hóa là loại chất béo có thể tích tụ dọc theo thành động mạch, làm hạn chế lưu thông máu và tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim. Loại chất béo này thường có nhiều trong thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn.Một ví dụ thường thấy là a xít béo không bão hòa (UFA) được coi là loại chất béo lành mạnh, có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt chia, hạt lanh, trái bơ, hạnh nhân, óc chó và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu. Thế nhưng, nếu chế biến với nhiệt độ quá cao thì loại chất béo có lợi này sẽ chuyển đổi thành chất béo có hại là a xít béo chuyển hóa.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học muốn kiểm tra liệu các hợp chất chứa lưu huỳnh như isothiocyanates và polysulfides trong tỏi, hành tây, bắp cải, bông cải xanh và cải ngựa có ảnh hưởng đến a xít béo không bão hòa trong dầu đậu nành và ô liu hay không.Nhóm khoa học phát hiện khi nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trên 140 độ C, thì các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi và hành tây sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình biến đổi đồng phân trans. Đây là quá trình làm biến đổi a xít béo không bão hòa (UFA), một loại chất béo có lợi trong dầu đậu nành và dầu ô liu, thành a xít béo chuyển hóa có hại. Trong khi đó, nếu chế biến ở nhiệt độ vừa phải thì chỉ một lượng nhỏ a xít béo chuyển hóa được tạo ra.Do đó, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo mọi người khi chế biến tỏi và hành tây có thể dùng dầu thực vật nhưng không nên để nóng quá 140 độ C. Nếu cần chế biến ở nhiệt độ cao thì hãy thay thế bằng dầu bơ hoặc dầu dừa. Quá trình biến đổi đồng phân trans của các loại dầu này ít hơn so với dầu đậu nành hay ô liu, nhờ đó ít tạo ra a xít béo chuyển hóa, theo Medical Xpress.Giá USD hôm nay 16.4.2024: Ngân hàng chạm đỉnh mới 25.400 đồng
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Giá heo hơi hôm nay 26.4.2024: Giữ mức giá cao trước kỳ nghỉ lễ
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
Những ngày qua, đoạn clip cô gái hát Cô đôi thượng ngàn được lan truyền trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Được biết đây là màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh trên sân khấu đêm công diễn 5 của Chị đẹp đạp gió. Theo ghi nhận, đến 13.1, ca khúc đã nhận về hơn 300.000 lượt xem, đứng thứ 7 top trending trên nền tảng YouTube hạng mục âm nhạc. Đây được xem là thành công của Kiều Anh khi mang những yếu tố đậm tính truyền thống lên sân khấu để lan tỏa đến người trẻ. Nguyễn Kiều Anh sinh năm 1994, tại Hà Nội. Cô là thế hệ thứ 7 trong gia đình có truyền thống về ca trù. Ngay từ nhỏ, “chị đẹp” đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, từng tham gia Vietnam Got Talent 2012, Giọng hát Việt 2015…Nguyễn Kiều Anh chia sẻ đây là lần thứ 3 hóa thân thành Cô đôi thượng ngàn trên sân khấu. Khi nhận được thử thách tại Chị đẹp đạp gió, người đẹp đã đặt quyết tâm mang văn hóa truyền thống đến giới trẻ. Từ mục tiêu đó, giọng ca 9X “chơi lớn”, nhờ nhạc sĩ Hồ Hoài Anh viết thêm một ca khúc mới là Phong nữ để kết hợp cùng Cô đôi thượng ngàn, mang đến màu sắc trẻ trung nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng. Kiều Anh còn chứng tỏ sự đa tài của mình khi trổ tài đánh trống, múa mồi, chơi đàn nguyệt… trên sân khấu. Chia sẻ về tiết mục này, Nguyễn Kiều Anh cho biết cô đã có một quãng thời gian thử thách nhớ đời, vì phần khai triển ý tưởng có quá nhiều điều mới mẻ. Cô từng trăn trở không biết liệu rằng có an toàn khi mang quá nhiều thứ vào một tiết mục 6 phút trong khi thời gian chuẩn bị chỉ có hơn 10 ngày. Từ việc đặt sáng tác mới, muốn bản phối điện tử cho tiết mục có yếu tố dân gian, chơi đàn nguyệt, múa mồi, đánh trống, hát chầu văn… đòi hỏi sự tập trung cao. Tuy nhiên, chị đẹp 31 tuổi vẫn đặt quyết tâm “đã làm thì cho tới nơi tới chốn”. Màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh nhận nhiều lời khen từ các nghệ sĩ. Mỹ Linh nói đây không thể coi là một tiết mục đi thi, mà trở thành một bữa tiệc đàn em chiêu đãi khán giả. Trong khi đó, Thu Phương nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng đàn em tại Giọng hát Việt 2015. Thời điểm đó, ca sĩ Chưa bao giờ đã khẳng định giọng hát của ca nương không phải để mang đi thi mà “vốn đã là nghệ sĩ từ lâu rồi”. Sau khi tiết mục gây sốt, Nguyễn Kiều Anh cảm thấy trân trọng và tự hào khi được gọi với danh xưng “ca nương”. Cô cảm thấy hạnh phúc vì thời gian gần đây khán giả ngày càng thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống. “Sinh ra từ cái nôi dân gian, đây không chỉ là ước mơ của tôi, mà còn là giấc mơ của rất nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang cần mẫn gìn giữ các giá trị văn hóa tưởng chừng như có những thời điểm đã mai một”, người đẹp bộc bạch. Nguyễn Kiều Anh tin rằng “giới trẻ bây giờ rất ý thức về tình yêu nước” và “tình yêu nước sẽ lan tỏa sang tình yêu văn hóa nguồn cội”. Người đẹp cũng tự hào khi các nghệ sĩ giải trí khai thác tốt chất liệu dân gian để đưa vào tác phẩm. “Họ khiến khán giả không chỉ ủng hộ tiết mục vì tình yêu dân tộc và còn vì khán giả thấy tác phẩm hay thật sự”, cô nói. Nguyễn Kiều Anh cảm thấy may mắn khi những yếu tố văn hóa truyền thống được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là qua các chương trình truyền hình như Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió. Là một người sinh ra và lớn lên với những làn điệu dân gian, người đẹp cũng mong muốn được góp một chút sức nhỏ vào việc đưa văn hóa Việt đến gần hơn với tệp khán giả trẻ qua những sản phẩm như thế.
Da bị thâm, sẹo mụn phải làm sao để hết?
ManpowerGroup (đơn vị cung ứng giải pháp nhân sự) mới đây đã công bố Báo cáo Thiếu hụt nhân tài 2025 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo, có tới 77% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài có kỹ năng phù hợp, tăng mạnh so với mức 45% vào năm 2014 và vượt mức trung bình toàn cầu là 74%. Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng khiến các doanh nghiệp lo ngại.Báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát 10.095 nhà tuyển dụng trong khu vực. Kết quả cho thấy các kỹ năng chuyên môn khó tìm nhất ở người lao động hiện nay là công nghệ thông tin và dữ liệu, kỹ thuật, marketing và bán hàng.Trước đó, ManpowerGroup cũng khảo sát xu hướng tuyển dụng tại khu vực và dự báo rằng trong quý 1.2025, các doanh nghiệp sẽ duy trì mức tuyển dụng ổn định.Những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất bao gồm tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống.Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc thương hiệu Manpower, ManpowerGroup Việt Nam, nhận định tại Việt Nam, tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt trong ngắn hạn, thể hiện rõ nhất ở các ngành sản xuất, chế biến và chế tạo.Tại TP.HCM - thị trường lao động lớn nhất nước với quy mô hơn 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, thống kê cho thấy nhu cầu lao động phổ thông trong tháng 1.2025 vẫn đang ở mức cao. Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1, có 8.652 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người) được đăng tải trên cổng thông tin của đơn vị. Trong số đó, lao động phổ thông chiếm tới 56,97%, tiếp theo là các ngành thực phẩm - đồ uống (16,44%) và da giày - may mặc (10,81%).Về trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,31%. Tiếp theo là lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng (14,48%), sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng (7,88%), trung cấp (19,59%), cao đẳng (8,48%) và đại học (12,25%).Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu nhân lực ước tính dao động từ 50.400 đến 55.500 vị trí việc làm, trong đó tập trung chủ yếu vào các khu vực như thương mại - dịch vụ (67,57%), công nghiệp - xây dựng (31,92%), nông lâm thủy sản (0,51%).Đối với các ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu tuyển dụng chiếm 17,18%, trong đó cơ khí chiếm 6,12%, hóa dược chiếm 5,96%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 2,84% và sản xuất hàng điện tử chiếm 2,26%.Các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau tết có thể kể đến là may mặc, da giày, kinh doanh thương mại, hành chính - văn phòng - biên tập và phiên dịch, cơ khí - tự động hóa, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kế toán - kiểm toán, marketing... Trong đó, nhu cầu tuyển chủ yếu tập trung ở nhóm lao động từ 27 - 35 tuổi (48,77%), dưới 26 tuổi (28,77%).Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau tết là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng nhằm bù đắp lực lượng lao động đã nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. So với năm 2024, nhu cầu lao động sau Tết năm 2025 tăng nhẹ, khoảng 7%.Trong tháng 1, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp nhận 5.463 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 4.351 hồ sơ (tương ứng giảm 44%) so với cùng kỳ năm 2024 (9.814 hồ sơ).