Mẹ trẻ 'gây sốt' vì thân thiết với hai con riêng của chồng
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 24: Vì sao Hân dọn đồ rời khỏi nhà?
Sáng nay (23.2), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27.1.1995-27.1.2025). Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành và địa phương...Ngày 27.1.1995, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 16/CP thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, từ 3 trường ĐH thành viên với 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, đến nay hệ thống ĐHQG TP.HCM đã mở rộng thêm các lĩnh vực như: nông nghiệp, sư phạm, khoa học sức khỏe, nghệ thuật. Từ đó, góp phần hoàn thiện mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng cả về không gian khi có thêm thành viên mới ở vùng ĐBSCL. Cơ chế tự chủ giúp đa dạng hóa nguồn lực tài chính, nổi bật là có 7 trên 8 trường ĐH thành viên đã tự chủ tài chính. Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM - mô hình quỹ ĐH đầu tiên của Việt Nam, đã huy động được gần 400 tỉ đồng tài trợ giúp sinh viên vượt khó.Với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có năng lực lãnh đạo và có tư duy khởi nghiệp, ĐHQG TP.HCM đã đào tạo và cung cấp gần 400.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ. Đơn vị ĐH này là cái nôi đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ cấp chiến lược cho đất nước trong đó nhiều lãnh đạo giữ vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước; nhiều doanh nhân thành đạt, nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong và ngoài nước cũng trưởng thành từ đây.ĐHQG TP.HCM còn là đơn vị tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip-bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng; dẫn đầu cả nước về số chương trình được xếp hạng thế giới. Đến năm 2025, ĐH này đã có 17 ngành, 3 lĩnh vực được xếp hạng, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế. Về nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số bài báo công bố quốc tế với dấu mốc ấn tượng gần 3.200 bài báo trong danh mục Scopus năm 2024 (chiếm 13,6% tổng công bố cả nước). ĐH này còn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ với nhiều bằng sáng chế quốc tế, nhiều sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là tế bào gốc, kỹ thuật y sinh, trí tuệ nhân tạo, chip - bán dẫn, đạt doanh thu trung bình 250-300 tỉ đồng mỗi năm.ĐHQG-HCM đã phát triển Khu đô thị ĐH xanh, thân thiện, hiện đại đầu tiên của cả nước với hệ thống giao thông được kết nối đồng bộ. Đáng chú ý trong đó, khu ký túc xá có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với hơn 50.000 chỗ ở hoàn thành...Với những thành tích xuất sắc đạt được, ĐHQG TP.HCM đã vinh dự được trao tặng các danh hiệu, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng nhất, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, ĐHQG TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.Tầm nhìn của ĐHQG TP.HCM là trở thành hệ thống ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam với 3 giá trị cốt lõi: xuất sắc, tiên phong, chính trực trong đào tạo, nghiên cứu; trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động; gắn kết, phục vụ cộng đồng.Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%; đạt hơn 10 huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế cho các môn toán, tin học, vật lý, hóa học, sinh học; hầu hết sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp; công bố hơn 35.000 bài báo khoa học trong danh mục Scopus; có các chương trình đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học trong nhóm 50 châu Á…
'Rớt tim' cảnh du khách check-in trên đầu rồng khổng lồ tại hồ Thủy Tiên
Ông cũng chia sẻ quan điểm về việc hợp tác với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để tái cấu trúc, đánh giá lại mô hình kinh doanh và tối ưu hóa hoạt động, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh của Viglacera.
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
Oppo Find N3 Flip và Oppo Pad 2 ra mắt toàn cầu
Anh Trịnh Quốc Tuấn, 39 tuổi, cựu sinh viên K26 – ngành thể dục thể thao khóa 1 - Trường ĐH Quy Nhơn, là một trong những cổ động viên nổi bật trên khán đài sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Không chỉ tiếp lửa cho đội nhà bằng những tiếng trống sôi động, anh Tuấn còn hào phóng ủng hộ 5 triệu đồng để động viên tinh thần các cầu thủ ngay sau chiến thắng 3-1 của Trường ĐH Quy Nhơn trước Trường ĐH Trà Vinh vào chiều 4.3.Hiện công tác tại TP.HCM với vai trò giảng viên thể chất tại một số trường đại học, anh Tuấn luôn dõi theo hành trình thi đấu của đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn. Khi hay tin thầy trò từ Quy Nhơn vào TP.HCM tranh tài tại Vòng chung kết giải bóng đáThanh Niên Sinh viên Việt Nam lần thứ III, anh đã không bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào, luôn có mặt trên khán đài để tiếp sức cho đội nhà.